Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu được cập nhật mới nhất

Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu riêng biệt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể, triệu chứng bệnh, các xét nghiệm y khoa để đưa ra phác đồ phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu.

Chẩn đoán bệnh lý – Cơ sở xây dựng phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh được dựa trên triệu chứng lâm sàng và biện pháp y khoa như sau:

Chẩn đoán triệu chứng lâm sàng

Dựa trên giải phẫu sinh lý đường tiết niệu, bệnh viêm đường tiết niệu được chia thành hai nhóm như sau:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên là tình trạng viêm nhiễm lan rộng từ thận đến miệng niệu quản. Loại viêm nhiễm này chủ yếu xảy ra ở nhu mô thận, thành của đài bể thận. Một số triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bao gồm:

  • Một bên thắt lưng bị đau buốt.
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu bị đục.
  • Mạch đập liên tục, nhanh, dồn dập.
Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu khác nhau
Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu khác nhau
  • Sốt cao từ 39 – 40 độ C, có triệu chứng rét run.
  • Cảm giác nôn hoặc buồn nôn.
  • Mất ngủ, mệt mỏi, người gầy đi trông thấy.
  • Trong trường hợp, bệnh nhân bị chít hẹp niệu quản hoặc sỏi thận thì có cảm giác đau quặn ở thắt lưng. 

Nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu dưới

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới sẽ xảy ra ở bàng quang, niệu đạo, thậm chí là bộ phận sinh dục ở nam giới. Bệnh sẽ gây ra một số biến chứng cụ thể như:

  • Viêm bàng quang, nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm tinh hoàn cấp, viêm mào tinh hoàn cấp tính. 

Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cần dựa vào các triệu chứng như sau:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục có lẫn máu, mủ.
  • Đau tức vùng hạ vị.
  • Tuyến tiền liệt và tinh hoàn bị viêm, sốt cao đến 39 độ C.
  • Bìu dưới bị đau dữ dội do bị viêm mào tinh hoàn. 

Với bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, khi ấn vào hạ vị, bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn. Tuyến tiền liệt bị sưng to, bàng quang ứ nước, tinh hoàn nóng và bị sưng đỏ một hoặc hai bên. Dựa vào những biểu hiện này, bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nam phù hợp. 

Chẩn đoán bệnh qua phương pháp y khoa

Bên cạnh việc chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp y khoa để xác định bệnh. Một số phương pháp y tế được thực hiện khi bị viêm đường tiết niệu như:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp quan trọng để chẩn đoán bệnh. Khi lượng bạch cầu trong nước tiểu lớn hơn 100ml, có nghĩa là bệnh nhân đã bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Trước khi tiến hành lấy mẫu nước tiểu, bệnh nhân sẽ được sát trùng kỹ bộ phận sinh dục. Lần nước tiểu đầu tiên sẽ không được sử dụng bởi chúng có chứa tạp khuẩn và đưa ra kết quả thiếu chính xác.

Chụp CT hệ tiết niệu

Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp CT hệ tiết niệu để kiểm tra xem trong đường tiết niệu có sỏi hay vật cản gì không. Hình thức này được sử dụng để phát hiện ra mọi lọai nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu.

Xét nghiệm máu

Khi bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu, chỉ số trong máu sẽ biến đổi. Do đó, xét nghiệm máu là phương pháp mà bác sĩ chỉ định để biết bạn có mắc bệnh viêm tiết niệu hay không.

Các chỉ số trong máu cho thấy bệnh nhân bị viêm tiết niệu như sau:

  • Hàm lượng bạch cầu tăng lên, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Tốc độ lắng máu VS cao hơn nhiều so với mức bình thường.
  • Định lượng Ure, Creatinin máu biến đổi. Đây là những chỉ số đánh giá chức năng thận.

Siêu âm

Phương pháp siêu âm dùng để chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn đường tiểu do dị vật, khối u gây ra. Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu chính xác, chi phí thực hiện thấp.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu mới nhất

Phác đồ điều trị viêm tiết niệu được chia theo từng nhóm đối tượng mắc bệnh, mức độ viêm nhiễm, loại bệnh.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu chung

Dưới đây là phác đồ chữa bệnh viêm đường tiết niệu chung dành cho người bệnh:

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu trên như sau:

Viêm đường tiết niệu trên như bệnh viêm thận, viêm bể thận sẽ có liệu trình sử dụng thuốc như sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống và gentamicin TB.
  • Gentamicin 80mg: Dùng 3 – 5mg/kg/ngày, uống liên tục trong 7 ngày. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh cần theo dõi tình trạng chức năng thận.
  • Ciprofloxacin 0,5g: DÙng 15 – 20mg/kg/ngày, uống liên tục trong 10 – 14 ngày. 

[pr_middle_post]

Căn cứ vào triệu chứng và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh
Căn cứ vào triệu chứng và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh

Khi kết thúc liệu trình, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm nước tiểu, xem tiến triển của bệnh và có biện pháp xử lý tiếp theo. 

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu dưới như sau:

Để chữa trị viêm đường tiết niệu dưới, người bệnh có liệu trình điều trị cụ thể:

  • Sulfamid: Dùng mỗi ngày 2 viên.
  • Ciprofloxacin 0,5g: Dùng 15 – 20mg/kg/ngày.
  • Nitrofuran: Dùng 150mg/ngày.

Các loại thuốc kháng sinh trên sẽ được chỉ định uống ít nhất 10 ngày để sát khuẩn niệu đạo. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh nên uống nhiều nước hơn ngày thường. Sau khi kết thúc liệu trình, cần phải xét nghiệm nước tiểu lại để xem tiến triển của bệnh.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu cho từng đối tượng cụ thể

Dưới đây là những phác đồ chữa bệnh viêm đường tiết niệu cho từng đối tượng cụ thể:

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nam có biến chứng

Khi nam giới được chẩn đoán viêm đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng, tình trạng bệnh của bệnh nhân để điều trị. 

Một số loại thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolones được sử dụng bao gồm:

  • Ciprofloxacin 500mg sử dụng thuốc 2 lần/ngày.
  • Ofloxacin 200mg sử dụng thuốc 2 lần/ngày.
  • Norfloxacin 400mg uống đều đặn 2 lần/ngày.
  • Levofloxacin 500mg uống mỗi ngày 1 lần.

Nhóm thuốc này được chỉ định uống trong 28 ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với Fluoroquinolones, bác sĩ sẽ đổi sang thuốc khác có tác dụng tương đương. 

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nữ

Căn cứ vào chẩn đoán tình trạng bệnh và thể trạng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc như sau:

  • Liệu trình sử dụng thuốc kéo dài từ 7 – 14 ngày. Hoặc thay đổi tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm nhiễm và khả năng đáp ứng thuốc.
  • Các thuốc kháng sinh sử dụng cho phụ nữ bao gồm Cephalexin, Penicillin, Nitrofurantoin.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần dựa vào độ tuổi và tình trạng bệnh của bé. Phác đồ chữa trị cụ thể cho trẻ nhỏ như sau:

  • Đối với trẻ em bị viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ truyền dịch và cho sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh đầu tiên được sử dụng cho trẻ là Cephalosporin thế hệ III.
  • Khi trẻ nhiễm khuẩn gram dương, bác sĩ sẽ cho dùng phối hợp Aminoside cùng ampicillin hoặc Amoxicillin/Clavulanate. sau khi có kết quả nuôi cấy nước tiểu, bác sĩ sẽ điều chỉnh kháng sinh phù hợp.
  • Khi trẻ không thích ứng với Cephalosporin thế hệ III, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khác thay thế. Một số loại thuốc được sử dụng như Aztreonam hoặc Aminosid.
  • Với những trẻ nhỏ tuổi, bác sĩ sẽ không chỉ định sử dụng các thuốc như Chloramphenicol, Tetracycline, Rifampicin, Amphotericin B, Amphotericin, ceftriaxone và Sulfonamides.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với liệu trình kháng sinh 3 ngày nếu có thể trạng tốt. Nếu thể trạng kém, bệnh nhân sẽ sử dụng liệu trình kháng sinh 7 ngày. Tuy nhiên, liệu trình điều trị này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe của người bệnh.

Người già nên đến bệnh viện thăm khám và chữa viêm đường tiết niệu sớm nhất
Người già nên đến bệnh viện thăm khám và chữa viêm đường tiết niệu sớm nhất

Người lớn tuổi nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm cụ thể. Bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị riêng biệt phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu tái lại sau điều trị

Sau khi điều trị viêm đường tiết niệu thành công, để ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Không được nhịn tiểu: Tuyệt đối không được nhịn tiểu, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Đi tiểu ngay khi có nhu cầu để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục: Thói quen này giúp vệ sinh đường tiết niệu hiệu quả. Đồng thời đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ quan sinh dục và hệ tiết niệu.
  • Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách: Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. 
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh chứa chất kích thích: Người bệnh không nên vệ sinh bộ phận sinh dục có bằng sản phẩm có chất hóa học, chất kích thích. Vì nó sẽ phá vỡ sự cân bằng của lợi khuẩn và hại khuẩn. Các vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội phát triển và gây ra viêm đường tiết niệu. Đồng thời, nguy cơ mắc phải các căn bệnh phụ khoa, nam khoa cũng khá cao. 
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hằng ngày là một thói quen tốt để phòng tránh nhiều bệnh lý. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể và đẩy các vi khuẩn tồn đọng trong đường tiết niệu ra bên ngoài thông qua đường tiểu.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa probiotic. Các thực phẩm này giúp tăng cường sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiết niệu. Từ đó giúp hạn chế và ngăn ngừa viêm nhiễm trong đường tiểu.
  • Bổ sung estrogen cho phụ nữ: Đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ giảm đi khiến môi trường âm đạo mất cân bằng. Việc bổ sung estrogen sẽ giúp phần nào khôi phục lại môi trường âm đạo và giảm viêm nhiễm.
  • Chăm sóc trẻ khoa học, đúng cách: Phụ huynh nên thường xuyên thay bỉm, vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ mỗi ngày. Không nên cho trẻ mặc đồ bó sót, quá chật. 

Trên đây là thông tin về cách chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu mới nhất. Với mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng, chẩn đoán, các yếu tố liên quan để đưa ra phác đồ phù hợp. Do đó, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị ngay khi có triệu chứng.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?