U lạc nội mạc tử cung là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị cụ thể

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến cấn đề u lạc nội mạc tử cung là gì và cách điều trị bệnh ra sao? U lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, gây ra nhiều khó chịu, đau đớn. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư buồng trứng, nguy cơ vô sinh cao.

U lạc nội mạc tử cung là gì?

U lạc nội mạc tử cung tên tiếng anh adenomyosis, là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung không nằm trong tủ cung mà phát triển ở những vị trí khác trong cơ thể.

U lạc nội mạc tử cung là gì? Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Lạc nội mạc tử cung bệnh học chính là hiện tượng các mô trong lòng tử cung phát triển ở bên ngoài buồng tử cung và lây lan ra ống dẫn trứng. Các mô phát triển sai lệch này có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau, vẫn hoạt động giống như các mô trong tử cung, tức là chúng vẫn bị bong ra, chảy máu trong kỳ hành kinh. Tuy nhiên, do chúng phát triển bên ngoài buồng tử cung nên dù bong ra nhưng sẽ không đi ra ngoài theo máu kinh mà tích tụ lại, gây chảy máu bên trong, phù nề, dẫn đến nhiều triệu chứng khác”.

U lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào lạc nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung
U lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào lạc nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung

Đa phần các trường hợp bị u lạc nội mạc tử cung được tìm thấy ở cơ quan vùng chậu như: Buồng trứng, ống dẫn trứng, mặt sau của tử cung, mô nâng đỡ tử cung, đường ruột, bàng quang. Tại đó, các mô nội mạc tử cung dần tích tụ, hình thành nên các nang chứa dịch khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. U lạc nội mạc tử cung có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 50.

Triệu chứng của u lạc nội mạc tử cung là gì?

U lạc nội mạc tử cung thường diễn tiến âm thầm và khó phát hiện. Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Xuất hiện những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng chậu, thắt lưng đặc biệt vào trước, trong và sau chu kỳ hành kinh: Có khoảng 50% trường hợp bị lạc nội mạc tử cung xuất hiện triệu chứng này. Theo thời gian các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của chị em.
  • Âm đạo đau rát, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Khi quan hệ tình dục, dương vật nam giới xâm nhập sâu vào âm đạo, khiến các mô nội mạc bị căng giãn và đè ép lên các dây chằng giữ tử cung. Vì vậy, khiến người bệnh cảm thấy đau rát, chảy máu khi quan hệ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường: Ở nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường lặp lại trong khoảng 28 – 30 ngày, mỗi chu kỳ kết thúc trong 5-7 ngày. Tình trạng lạc nội mạc tử cung khiến cho chu kỳ hành kinh bị chảy máu nhiều hơn, rong kinh. Nhiều chị em có thể thấy các cục máu đông lẫn trong máu kinh.
  • Người mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ: Do các mảng nội mạc đi lạc và gây tổn thương ở các cơ quan mà nó bám vào.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,… nhất là trong những ngày bị hành kinh.
  • Đau rát, có máu trong phân hoặc nước tiểu khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện: Các mảng nội mạc di chuyển đến bàng quang, tiết niệu có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy đau khi đi đại tiểu tiện, nước tiểu lẫn máu, buồn tiểu thường xuyên. Ngoài ra, nếu mô nội mạc tử cung xuất hiện ở ruột có thể gây lạc nội mạc tử cung ở thành bụng.
  • Khó mang thai, vô sinh: Các tế bào nội mạc tử cung đi lạc tích tụ lâu ngày có thể gây viêm tắc dính vòi trứng, sẹo vòi trứng cản trở quá trình thụ thai. Cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng bị tổn thương trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng vô sinh.
U lạc nội mạc tử cung là gì và triệu chứng
U lạc nội mạc tử cung gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội

Nguyên nhân gây u lạc nội mạc tử cung là gì?

Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây u lạc nội mạc tử cung là gì. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra một số những yếu tố có thể gây bệnh là:

  • Trào ngược kinh nguyệt: Thông thường, trong kỳ kinh nguyệt, các tế bào nội mạc tử cung thường theo dòng máu kinh chảy ra ngoài. Nhưng trong nhiều trường hợp, các mô nội mạc tử cung và máu kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng vào trong vùng chậu mà không thoát ra ngoài. Các mô nội mạc này bám dính vào các cơ quan vùng chậu, tiếp tục phát triển, dày lên và tạo thành khối u nang.
  • Chuyển dạng tế bào phôi thai: Các tế bào phôi lót ở vùng bụng và vùng chậu biến đổi, phát triển thành mô nội mạc, dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung. Nếu kinh nguyệt thường xuyên kéo dài hơn thời gian này thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Tiền sử thực hiện các phẫu thuật như cắt bỏ cổ tử cung, u nang buồng trứng, sinh mổ: Những vết sẹo do phẫu thuật có thể khiến cho các mô nội mạc tử cung bám vào và hình thành u lạc nội mạc tử cung.
  • Quá trình vận chuyển các tế bào nội mạc tử cung đến vị trí khác: Các dòng chảy bạch huyết có thể vận chuyển các tế bào nội mạc tử cung tới những bộ phận khác trong cơ thể. Điều này có thể khiến cho tình trạng u lạc nội mạc tử cung trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch bất thường, suy yếu không phá hủy được những mô nội mạc tử cung nằm sai vị trí.
  • Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ có hàm lượng estrogen trong máu cao bất thường hoặc người thường xuyên sử dụng hormone estrogen trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát khối u lạc nội mạc tử cung.
  • Cơ quan sinh dục phát triển bất thường: Dị tật về cấu trúc cơ quan sinh dục nữ như teo âm đạo, dính môi âm hộ, không có âm đạo,… cũng có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng bị bệnh.
  • Tiền sử mắc bệnh phụ khoa: Chị em đã từng mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, tắc vòi trứng,…
  • Yếu tố di truyền: Nữ giới có người thân trong gia đình (bà, mẹ hoặc chị em gái) đã từng bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể mắc bệnh. 

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Thực chất, u lạc nội mạc tử cung là dạng tổn thương không quá nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, ở mỗi người bệnh lại có tình trạng bệnh lý và cơ địa khác nhau, do vậy mức độ ảnh hưởng đối với cơ thể không giống nhau.

Trong nhiều trường hợp các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm hẳn khi phụ nữ mang thai, thậm chí có thể khỏi dứt điểm khi chị em đến thời kỳ mãn kinh. Vì lúc đó, buồng trứng không còn thực hiện chức năng duy trì hoạt động nội tiết tố nữ nữa.

Nhưng có những trường hợp, lạc nội mạc tử cung có thể là nguồn cơn gây ra những biến chứng phụ khoa nghiêm trọng khác như:

  • Đau vùng chậu mãn tính: U lạc nội mạc tử cung lâu ngày có thể gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng giữa rốn và bụng dưới, kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn.
  • Gia tăng nguy cơ bị u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng: Khi lạc nội mạc tử cung xuất hiện ở buồng trứng sẽ gây u nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể biến chứng thành bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ: Các mô nội mạc tử cung bám vào ống dẫn trứng sẽ gây cản trở đến quá trình di chuyển trứng và tinh trùng, khiến người bệnh khó mang thai hoặc vô sinh.
U lạc nội mạc tử cung là gì?
U lạc nội mạc tử cung có thể gây ra biến chứng khó mang thai, vô sinh nếu không được điều trị kịp thời

U lạc nội mạc tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể như: Kinh nguyệt thất thường kéo dài nhiều ngày, đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên đau nhức vùng bụng dưới, người bệnh nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bác sĩ định hướng cho chị em phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh.

Cách phát hiện lạc nội mạc tử cung

Để phát hiện u lạc nội mạc tử cung, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành trao đổi với bệnh nhân về triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình,… Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định chị em thực hiện các bước thăm khám chuyên sâu như:

  • Khám tổng quát vùng chậu: Đây là phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ chỉ định đầu tiên. Bác sĩ sẽ dùng tay ấn xung quanh vùng chậu và dùng kẹp mỏ vịt để kiểm tra tình trạng của âm đạo và cổ tử cung xem có dấu hiệu bất thường gì hay không.
  • Xét nghiệm sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ có thể sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để lấy ra một phần mô làm xét nghiệm. Phần mô này sẽ được đem đi phân tích dưới kính hiển vi để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của tế bào nội mạc tử cung. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ có thể kiểm tra xem nồng độ hormone trong cơ thể chị em có ảnh hưởng đến nội mạc tử cung hay không.
  • Siêu âm ổ bụng: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm các khu vực mà các mảng nội mạc tử cung có thể di chuyển đến, tạo thành khối u nang ở đó. Thông qua các hình ảnh siêu âm bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán bệnh.
  • Nội soi ổ bụng: Trong trường hợp phương pháp xét nghiệm hoặc siêu âm không đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định nội soi ổ bụng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện cắt một vết cắt nhỏ ở gần bụng và đặt dụng cụ nội soi có gắn camera vào. Thông qua các hình ảnh chi tiết về tình trạng âm đạo, tử cung, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác xem liệu bạn có bị u lạc nội mạc tử cung hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp cao cấp hơn, giúp chẩn đoán chính xác tất cả khối u lạc nội mạc cũng như mọi bệnh lý vùng chậu tồn tại trong cơ thể. Có 2 phương pháp chụp MRI có tiêm thuốc cản quang và chụp MRI không tiêm thuốc cản quang. Chị em có thể lựa chọn phương pháp chụp phù hợp cho bản thân.

Biện pháp điều trị u lạc nội mạc tử cung

U lạc nội mạc tử cung thuộc nhóm bệnh phụ khoa mãn tính, phức tạp, dễ tái phát trở lại. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị u lạc nội mạc tử cung như: điều trị tây y, điều trị đông y, kết hợp với biện pháp điều trị tại nhà. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, thích hợp với từng giai đoạn bệnh. Tùy theo mức độ, triệu chứng của bệnh và độ tuổi, quyết định điều trị của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị thích hợp nhất.

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà

  • Chữa u lạc nội mạc tử cung bằng cây trinh nữ hoàng cung: Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung là loại thảo dược chứa các hoạt chất sinh học có khả năng kích thích miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành tế bào lạc nội mạc tử cung. Chuẩn bị lá trinh nữ hoàng cung, nghệ mỗi loại 20g; lá đu đủ khô 50g đem sắc với 3 bát nước nhỏ. Sắc nhỏ lửa cho đến khi cạn còn khoảng 1 bát con nước thuốc. Chia thuốc ra làm 3 lần uống trong ngày và uống sau mỗi bữa ăn.
  • Dùng rễ cây bồ công anh: Dùng 10g rễ cây bồ công anh đun với 1 lít nước sạch. Đun sôi trong khoảng 15-20 phút cho tới khi nước cạn còn khoảng 1/3  thì tắt bếp, để nguội, chia ra 3 lần uống/ngày. Các thành phần có trong rễ cây bồ công anh có thể hỗ trợ đào thải lượng hormone thừa trong cơ thể, giúp cân bằng nội tiết chị em. Kiên trì dùng liên tục trong vòng 3 tháng sẽ thấy hiệu quả.
  • Dùng lá trà xanh chữa u lạc nội mạc tử cung: Dùng 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch, vò nát và đun sôi với 1,5 – 2 lít nước, thêm một chút muối tinh. Đợi cho nước nguội thì thực hiện xông rửa vùng kín hàng ngày. Trong lá trà xanh có chứa lượng lớn epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng kháng viêm, giảm đau rất tốt.
  • Sử dụng lá lốt kết hợp phèn chua: Chuẩn bị lá lốt 50g, củ nghệ tươi 40g hoặc bột nghệ 30g, phèn chua 20g. Lá lốt và nghệ tươi rửa sạch, cho vào nồi cùng nguyên liệu còn lại, đổ nước ngập khoảng 2 lóng tay, đun sôi nhỏ lửa trong 15 – 20 phút. Để nước nguội bớt thì đem hỗn hợp để xông rửa âm đạo, thực hiện đều đặn hàng ngày để thấy hiệu quả.
Sử dụng phèn chua và lá lốt để giảm bớt những triệu chứng của u lạc nội mạc tử cung
Sử dụng phèn chua và lá lốt để giảm bớt những triệu chứng của u lạc nội mạc tử cung

Điều trị u lạc nội mạc tử cung trong tây y

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc uống là ưu tiên hàng đầu trong điều trị u lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, ở trường hợp khối u nang còn nhỏ, mới khởi phát và người bệnh chưa xuất hiện các cơn đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

Các loại thuốc phổ biến gồm: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc nội tiết tố (miếng dán tránh thai, thuốc tránh thai, vòng tránh thai có chứa thuốc). Thuốc chống viêm và giảm đau có tác dụng kiểm soát những cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Người bệnh có thể bắt đầu dùng thuốc từ 1-2 ngày trước khi chu kỳ hành kinh bắt đầu và tiếp tục dùng đến khi sạch kỳ kinh.

Tuy nhiên, các loại thuốc này không điều trị dứt điểm được u lạc nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng thuốc, các triệu chứng bệnh vẫn có thể tái phát lại như trước.

Ngoài ra, nếu người bệnh có dự định mang thai hoặc đang mang thai thì không tự ý sử dụng những loại thuốc này. Vì chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra một tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tăng cân, tức ngực, người bốc hỏa, giảm mật độ xương tự nhiên, giảm ham muốn tình dục. 

Phẫu thuật ngoại khoa

Trường hợp người bệnh có khối u lạc nội mạc tử cung kích thước lớn có thể bị vỡ gây đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng hoặc người bệnh đáp ứng kém với thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mổ để loại bỏ khối u lạc nội mạc tử cung.

Một số phương pháp mổ u lạc nội mạc tử cung phổ biến hiện nay là: Cắt bỏ khối u nang hoặc cắt bỏ buồng trứng và tử cung, thuyên tắc mạch máu, phương pháp điều trị MRI HIFU.

  • Mổ hở hoặc mổ nội soi cắt u lạc nội mạc tử cung qua thành bụng: Thủ thuật này nhằm bóc tách đi phần u lạc nội mạc tử cung mà vẫn bảo tồn tử cung. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp khối u to.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Phương pháp thường áp dụng với phụ nữ đã sinh con rồi hoặc những người không có nhu cầu mang thai. Vì nếu cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ sẽ không có khả năng mang thai được
  • Phương pháp thuyên tắc mạch máu: Đây là liệu pháp xâm lấn hiện đại, ít gây tổn thương cho cơ thể. Các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật làm tắc những động mạch đang nuôi dưỡng phần u lạc nội mạc tử cung, ngăn ngừa diễn tiến. Sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn do khối u bị hoại tử.
  • Điều trị theo công nghệ MRI HIFU: Phương pháp MRI HIFU được thực hiện theo nguyên lý tập trung năng lượng sóng siêu âm cường độ cao dưới định vị của cộng hưởng từ vào khối u lạc nội mạc. Sau đó, tăng nhiệt độ bên trong khối u khiến chúng bị chết. Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào u lạc nội mạc và không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Công nghệ này chỉ phù hợp với bệnh nhân có khối u lạc nội mạc tử cung nghèo mạch máu nuôi dưỡng.
Chỉ định phẫu thuật thường được áp dụng với trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng
Chỉ định phẫu thuật thường được áp dụng với trường hợp u lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng

Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật không áp dụng đối với trường hợp phụ nữ chưa sinh con hoặc vẫn có nhu cầu sinh con tiếp. Bên cạnh đó, phương pháp xâm lấn ngoại khoa đều có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh.

Điều trị lạc nội mạc tử cung trong đông y

Trong Y học cổ truyền, u lạc nội mạc tử cung thuộc phạm trù Thống kinh, Trưng hà, Bất dựng. U lạc nội mạc tử cung là bệnh lý dễ có khả năng tái phát nếu không được điều trị dứt điểm từ bên trong.

Tình trạng này xảy ra do phong hàn xâm nhập kết hợp với ứ huyết tích tụ trong cơ thể dẫn đến những cơn bụng bụng kinh, cản trở khí huyết vận hành, can tỳ thận bị hư nhược, tích tụ lâu ngày hình thành khối u, ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ. Mà kinh nguyệt hình thành do huyết hóa mà ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khí huyết phải cân bằng, đầy đủ thì mới không đau bụng kinh, không có bệnh.

Do đó, cơ chế điều trị bệnh là đẩy lùi huyết ứ trong cơ thể ra ngoài, tăng cường miễn dịch, điều hòa khí huyết và hành kinh, cân bằng âm dương. Từ đó, cơ thể nữ giới mới khỏe hơn, bệnh khỏi dứt điểm và có thể thụ thai.

Các bài thuốc Đông y có nguồn gốc chủ yếu từ các loại thảo dược trong thiên nhiên, cây thuốc lành tính nên rất an toàn, không gây hại và không có tác dụng cho cơ thể. Một số bài thuốc Đông y chữa u lạc nội mạc tử cung điển hình như:

Bài thuốc Phụ khang tán: Kết hợp 2 dạng thuốc thang uống và thuốc ngâm rửa trực tiếp giúp điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm nhất.

  • Bài thuốc uống: Có tác dụng loại bỏ tận gốc bệnh bên trong, cân bằng khí huyết và hành kinh, bồi bổ can tỳ thận, hoạt huyết ứ, kháng viêm, kháng khuẩn. Thành phần chính gồm các loại thảo dược quý như hoàng bá, ích mẫu, trinh nữ hoàng cung, bạch thược,…
  • Bài thuốc ngâm rửa: Có tác dụng triệt tiêu dứt điểm triệu chứng bên ngoài, cân bằng môi trường âm đạo, giảm phù nề, tiêu diệt vi khuẩn và nấm men gây bệnh,… Gồm các loại thảo dược như xà sàng tử, bạch chỉ, xuyên khung, bạc hà,…

Tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, các bác sĩ có thể gia giảm liều lượng và thành phần thuốc sao cho phù hợp nhất.

Bài thuốc Đông y trị lạc nội mạc tử cung dứt điểm, hiệu quả
Bài thuốc Phụ Khang Tán chữa u lạc nội mạc tử cung

Bài thuốc Trị khí trệ huyết ứ: Chuẩn bị tần quy 20g, bạch thược 15g, xuyên khung 10g, đào hạch nhân 15g, thảo hồng hoa 15g, đường quất 15g, nguyên hồ 15g, linh chi 15g, đan bì 10g, ô dược 15g, hương phụ 15g, chích cam thảo 10g sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc Thanh nhiệt, hoạt huyết khí ứ: Đào hạch nhân 15g, hồng hoa 15g, tần quy 20g, địa hoàng 30g, thược dược 20g, xuyên khung 10g, cây lức 10g, ngưu tất 10g, cam thảo 10g, cát cánh, 10g, hồng căn 20g.

Bài thuốc Ích thận điều kinh: Địa hoàng 20g, sơn dược 20g, thục táo 15g, cỏ phục linh 20g, đương quy 20g, cẩu kỷ tử 20g, tư trọng 15g, hồ ty 15g, xuyên khung 10g, đào nhân 15g, hồng hoa 15g, bạch thược 10g.

Việc điều trị u lạc nội mạc tử cung bằng bài thuốc đông y người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt. Bài thuốc đông y thường thích hợp với những người bệnh u lạc nội mạc tử cung ở thể nhẹ, ở giai đoạn đầu. Khi các khối u nang quá to, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ thì người bệnh cần kết hợp cả điều trị tây y với đông y.

Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cũng cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn về liều lượng, thời gian dùng thuốc của bác sĩ chủ trị. Ngoài ra, chị em cần tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh đông y uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ chính quy, giàu kinh nghiệm để việc điều trị đạt hiệu quả như mong muốn.

Người bệnh u lạc nội mạc tử cung ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng phát triển của bệnh u lạc nội mạc tử cung, do đó, chị em cần lưu ý để xây dựng chế độ, lựa chọn các thực phẩm phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị lạc nội mạc tử cung, gồm có:

Thực phẩm nên ăn:

  • Tăng cường ăn các loại rau củ quả và trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ giảm đau, ngừa viêm, điều hòa nội tiết tố.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như cá hồi, cá thu, rau củ quả xanh thẫm, óc chó,… vì chúng có khả năng chống viêm tốt, giảm bớt những cơn đau trong ngày “đèn đỏ”.
  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành vì trong chúng có chứa nhiều hợp chất isoflavone có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào u lạc nội mạc tử cung.
Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa
Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa

Thực phẩm cần tránh xa:

  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản có thể gây kích thích sự phát triển của các tế bào nội mạc, làm tăng cảm giác đau nhức.
  • Hạn chế nạp thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh và thịt đỏ vào cơ thể. Vì các loại thực phẩm này có thể kích thích cơ thể sản xuất Prostagladins khiến hàm lượng estrogen tăng cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ thường xuyên ăn thịt đỏ sẽ có nguy cơ mắc u lạc nội mạc tử cung cao hơn người ăn ít.
  • Nói không với rượu bia và các chất kích thích khác như thuốc lá, ma túy,… vì chúng có thể khiến các tế bào lạc nội mạc tử cung phát triển.

Lưu ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp:

  • Khám phụ khoa định kỳ từ 4-6 tháng/lần để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh u lạc nội mạc tử cung cũng như những bệnh phụ khoa khác.
  • Tắm nước ấm giúp các cơ vùng chậu được thư giãn, giảm co thắt ở vùng chậu.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thực hiện bài massage vùng chậu và bụng dưới.
  • Khi đi ngủ, hãy kê một chiếc gối ở dưới phần đầu gối.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, khoa học và lành mạnh. Tránh làm việc kiệt sức, căng thẳng quá mức khiến cơ thể bị suy nhược dẫn đến suy giảm miễn dịch và sức đề kháng.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và thực hiện biện pháp bảo hộ khi quan hệ để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm phần phụ.

Trên đây là những thông tin về u lạc nội mạc tử cung là gì và những phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh phụ khoa này để có thể chủ động có cách chăm sóc bản thân tốt hơn cũng như biện pháp xử lý an toàn, phù hợp nếu không may bị bệnh.

4.5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?