Bệnh Vảy Nến: Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Cách Chữa

Vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính với những triệu chứng chủ yếu xuất hiện trên da gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này, bạn cần nắm được những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiện nay.

Bệnh vảy nến là gì? Bệnh có lây không?

Theo kiến thức y học hiện đại, vảy nến là một bệnh tự miễn mãn tính. Quá trình tái tạo da diễn ra quá nhanh, tích tụ tạo thành nhiều lớp, sinh ra vảy trên bề mặt da. Mức độ bệnh diễn tiến từ nhẹ tới nặng nếu không được can thiệp kịp thời.

Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể gây ra hàng loạt những ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu
Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu

Với câu hỏi bệnh vảy nến có lây không? Bác sĩ Lê Phương cho biết, vảy nến là một căn bệnh da liễu không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường. Vì vậy, bạn có thể an tâm trong giao tiếp hàng ngày nếu như có người thân hay bạn bè mắc bệnh vảy nến.

Thực tế, không ít người có quan niệm sai lầm rằng vảy nến có thể lây từ đó tỏ thái độ kỳ thị, xa lánh với những bệnh nhân đang bị căn bệnh này hành hạ. Điều này khiến người bệnh càng có cảm giác tự ti, thu mình không muốn giao tiếp với người xung quanh.

Các dạng vảy nến thường gặp nhất:

  • Vảy nến thể giọt: Hay còn được gọi là vảy nến thể chấm giọt là tình trạng các vảy nến có đường kính 1-2 mm nổi rải rác khắp cơ thể.
  • Vảy nến thể mảng: Diện tích mỗi vảy nến lớn hơn, tạo thành từng mảng có đường kính 5-10cm. Tình trạng bệnh lý này thường diễn biến lâu dài, tầm vài năm trở lên.
  • Vảy nến thể mủ: Được chia làm hai dạng là: Vảy nến thể mủ toàn thân và vảy nến thể mủ lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh lý có dấu hiệu tiêu biểu là các mụn mủ xuất hiện giữa các vị trí vảy nến.
  • Vảy nến hồng: Hay còn được gọi là vảy phấn hồng là tình trạng trên da xuất hiện các nốt phát ban có màu hồng có kích thước từ 2-10 cm. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh lupus ban đỏ. 
  • Vảy nến ở trẻ em: Bệnh lý chủ yếu phát tác ở đối tượng trẻ nhỏ, có thể phát sinh đột ngột và phát triển thành các thể chấm, giọt hay vảy mỏng.
Một số dạng vảy nến phổ biến
Một số dạng vảy nến phổ biến

Ngoài các loại vảy nến kể trên, y học hiện đại còn xác định một số dạng vảy nến khác như: Vảy nến thể đồng tiền, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể khớp, vảy nến đảo ngược.

Vảy nến có nguy hiểm không? – Những biến chứng người bệnh cần dè chừng

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Đây là một thắc mắc của không ít bệnh nhân cũng như những độc giả có người thân mắc bệnh. Bởi số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều, có rất nhiều người phải sống chung với các triệu chứng đáng sợ của vảy nến suốt đời. 

Vảy nến là một bệnh mãn tính, người bệnh phải xác định “sống chung với lũ” ngay từ khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, việc tích cực tìm hiểu và điều trị sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng của bệnh phát triển nghiêm trọng hơn đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Suy thận, hư thận.
  • Ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, tăng nguy cơ huyết áp cao.
  • Làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Như vậy có thể thấy bệnh vảy nến phát triển trầm trọng sẽ gây ra hàng loạt biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đau tim, đột quỵ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Triệu chứng bệnh vảy nến điển hình 

Vảy nến là một bệnh lý ngoài da nên bạn có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Cụ thể:

  • Trên da xuất hiện các vảy có dạng như lớp vảy khi dùng dao cạo lên thân cây nến. Chính đặc điểm này là đặc trưng của căn bệnh da liễu này.
  • Vảy có màu bạc trắng, hơi nhô lên bề mặt da với rìa màu đỏ hoặc hồng.
  • Da khô, nứt nẻ thậm chí có thể chảy máu: Tình trạng da thiếu ẩm, khô ráp khiến các vết nứt xuất hiện, nếu tổn thương quá sâu có thể gây rỉ máu, chảy máu.
  • Ngứa ngáy: Các vết nứt nẻ trên da dễ gây kích thích khiến người bệnh luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu và muốn gãi. Điều này càng khiến tổn thương trở nên trầm trọng hơn.
  • Da lở loét: Khi da bị tổn thương, vi khuẩn, nấm lại tiếp tục có cơ hội xâm nhập và gây bệnh dẫn tới tình trạng lở loét.
  • Sưng và cứng khớp: Theo các số liệu thống kê, khoảng 42% người bị vảy nến tiến triển thành viêm khớp vảy nến. Khi đó, bên cạnh các triệu chứng ngoài da do vảy nến gây ra, người bệnh còn có cảm giác đau, cứng khớp và khó vận động, đặc biệt là ở vị trí khớp tay và chân.

Một số vị trí trên cơ thể thường xuất hiện vảy nến là da đầu, mặt, cùi chỏ, đầu gối, bàn tay, bàn chân hoặc ngực.

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu bị vảy nến?

Mặc dù là căn bệnh mãn tính, nhiều người bị mắc vảy nến dạng nhẹ có thể chữa trị tại nhà nhưng tốt nhất bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám nếu vảy nến có những biểu hiện dưới đây:

  • Có cảm giác đau nhức khi sờ vào nốt vảy nến xuất hiện trên da.
  • Vảy nến xuất hiện diện rộng trên cơ thể khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
  • Vảy nến gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, sưng, đau các khớp.
  • Triệu chứng của bệnh làm cuộc sống của bạn bị đảo lộn một cách trầm trọng.

Nếu bạn mắc vảy nến và ở trong những tình trạng kể trên thì không nên chần chừ, hãy đến gặp và trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.

Những triệu chứng tiêu biểu của bệnh vảy nến
Những triệu chứng tiêu biểu của bệnh vảy nến

Nguyên nhân bệnh vảy nến ai cũng có nguy cơ mắc phải

Khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra vảy nến. Tuy nhiên, cơ chế tự miễn dịch của cơ thể có thể là nghi phạm chính.

Theo đó, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các tế bào da là “đối tượng cần loại bỏ” khiến da liên tục phải tái tạo, tốc độ quá nhanh gây ra hiện tượng các lớp vảy chồng lên nhau khiến vùng da bị bệnh trở nên dày, cứng.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền học, bị nhiễm khuẩn (đặc biệt là liên cầu khuẩn), tâm lý căng thẳng và sử dụng các loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống đau tim có thể làm gia tăng khả năng mắc vảy nến cũng như khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Phương pháp chẩn đoán vảy nến

Hiện nay, để chẩn đoán vảy nến, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố như:

  • Vị trí xuất hiện vảy: Khuỷu tay, đầu gối, da đầu, trên mặt, tay, chân, móng tay, móng chân và những khu vực có nếp gấp da (nách, bẹn, mông…)
  • Tổn thương cơ bản: Xuất hiện đám đỏ trên da, nền cứng cộm đồng thời phủ vảy trắng nhiều lớp.
  • Dấu hiệu Koebner: Vảy nến xuất hiện tại vùng da đã bị tổn thương do trầy xước, côn trùng cắn, vết bỏng hay hình săm.
  • Phương pháp cạo vẩy Brocq: Lấy dụng cụ chuyên biệt cạo vẩy sẽ thấy các lớp vẩy bong ra, cuối cùng có một màng mỏng màu trắng hoặc màng rách từng mảng. Tiếp sau lớp màng này là bề mặt đỏ, nhẵn và bóng. Tiếp tục cạo sẽ thấy các đốm máu nhỏ li ti.
  • Soi mô bệnh học da: Một phần da lấy từ bệnh nhân sẽ được soi chiếu và phân tích từ đó xác định khả năng mắc vảy nến.

Bệnh vảy nến có chữa được không? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Bệnh vảy nến có chữa được không? Bác sĩ Lê Phương cho biết, vảy nến là một căn bệnh mãn tính do đó khi mắc bệnh, bạn cần xác định sống chung với nó trong suốt cuộc đời, khó có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị vảy nến phổ biến là áp dụng mẹo dân gian, phương pháp Tây y hoặc Đông y. 

Mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà

Các mẹo dân gian ứng dụng khá hiệu quả trong cuộc sống thường ngày, đã được ông bà ta đúc rút từ kinh nghiệm thực tế.

Theo đó, bằng việc sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên mà ta có thể đẩy lùi các triệu chứng của căn bệnh vảy nến.

  • Chữa vảy nến bằng nha đam: Được biết tới là một loại cây chứa nhiều vitamin A, C, E nên nha đam rất tốt cho làn da. Để chữa vảy nến bằng nha đam, bạn lọc lấy phần nhựa rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến sau khoảng 10-15 phút thì rửa sạch lại với nước.
  • Muồng trâu chữa vảy nến: Còn được biết tới với tên gọi là muồng lác, loại cây này đã được y học cổ truyển sử dụng để chữa các bệnh lý ngoài da. Với vảy nến, người bệnh lấy lá và đọt tươi của cây muồng trâu rửa sạch rồi xay lấy nước cốt thấm vào da.
  • Chữa vảy nến bằng nghệ vàng: Khá lành tính với làn da, nghệ vàng không chỉ thúc đẩy sự lành lại của các tổn thương ngoài da mà còn hỗ trợ điều trị vảy nến bằng cách bôi trực tiếp lên da.
  • Lá trầu không: Là một loại lá đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam, lá trầu không có rất nhiều công dụng hữu ích. Người bệnh vảy nến sử dụng lá trầu không kết hợp với rau răm, lá bèo hoa dâu để nấu nước rửa ngoài da.
  • Lá lốt chữa vảy nến: Không chỉ là một loại lá gia vị trong nhiều món ăn hàng ngày mà lá lốt còn có tác dụng chữa vảy nến. Bạn đun sôi lá lốt và dùng nước rửa vùng vảy nến hoặc chà xát trực tiếp lá lốt lên phần da này.
  • Dầu dừa: Khi đi tắm, bạn dùng dầu dừa bôi lên vùng da bị vảy nến sau đó massage khoảng 10 phút rồi tắm lại với nước sạch.
  • Cây lược vàng: Bằng cách rất đơn giản là rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cốt của cây lược vàng bôi lên da, người bệnh có thể tạm thời khống chế các biểu hiện của vảy nến.
Mẹo dân gian chữa vảy nến
Mẹo dân gian chữa vảy nến

Có rất nhiều mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà, người bệnh thường tìm kiếm và lựa chọn áp dụng các cách này vì sự tiện lợi cũng như hiệu quả mang lại nhất định.

Tuy nhiên các phương pháp chữa mẹo của dân gian chỉ là giải pháp tạm thời đẩy lùi các triệu chứng của vảy nến chứ không giải quyết tận gốc vấn đề.

Đặc biệt, cách chữa dân gian chỉ phát huy tác dụng tối ưu khi tình trạng bệnh vảy nến còn nhẹ. Trong trường hợp vảy nến đã phát triển nghiêm trọng thì chúng lại không có mấy tác dụng, thậm chí còn khiến người bệnh mất công mất sức mà bệnh không biến chuyển khả quan.

Phương pháp chữa vảy nến bằng Tây y

Xác định vảy nến là một căn bệnh mãn tính, các phương pháp chữa vảy nến theo Tây y chủ yếu để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Cách chữa phổ biến nhất là dùng các loại thuốc đặc trị vảy nến.

Một số loại thuốc điều trị vảy nến mới nhất hiện nay, được sử dụng phổ biến, nhiều người bệnh truyền tai nhau có thể kể đến như: 

  • Thuốc kháng viêm: Betamethasone, Clobetasol… có tác dụng giảm ngứa, ngừa viêm nhiễm và ức chế tăng sinh tế bào da.
  • Thuốc dẫn vitamin D3: Calcitriol, Calcipotriol…
  • Nhóm thuốc Retinoid: Sử dụng trong trường hợp vảy nến đã phát triển ở mức độ nghiêm trọng.
Thuốc Betamethasone
Thuốc Betamethasone

Ngoài các loại thuốc kể trên còn một số phương pháp can thiệp, giải quyết tình trạng vảy nến như: Quang hóa trị liệu sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc tia UV hay thuốc sinh học có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh.

Vì vảy nến là căn bệnh mãn tính do đó sử dụng các loại thuốc Tây y chữa vảy nến chỉ tạm thời giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh phát triển, khả năng nhờn thuốc và tái phát là rất cao.

Ngoài ra, các phương pháp Tây y đòi hỏi người bệnh liên tục phải tới các cơ sở y tế để thăm khám và theo dõi tình hình tiến triển của bệnh. 

Việc sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài cũng khiến gan, thận phải tăng cường hoạt động từ đó dẫn tới tình trạng quá tải, cơ thể ngày càng suy nhược, mệt mỏi. Không ít bệnh nhân chán nản sau quá trình theo đuổi điều trị vảy nến bằng phương pháp Tây y.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo người bệnh, để hạn chế các triệu chứng của vảy nến đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả, người bệnh cần ghi nhớ những thông tin về một số nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn hàng ngày.

  • Thực phẩm chứa nhiều đường khiến tình trạng viêm da ngày càng nghiêm trọng.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng khiến các biểu hiện của bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa vì chúng làm gia tăng gây ra các biến chứng của bệnh vảy nến.
  • Đồ uống có chứa cồn như bia, rượu làm cơ thể trở nên mệt mỏi hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…), các thực phẩm có tính kháng viêm (việt quất, dâu tây, hạnh nhân, óc chó…) và uống đủ nước mỗi ngày.

Nếu đang phải đấu tranh với căn bệnh vảy nến, chịu đựng những triệu chứng khó chịu, muốn tìm hiểu phương pháp điều trị và những thông tin ăn gì, kiêng gì, nên làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ Lê Phương ngay nhé:

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?