Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh tràn dịch khớp gối. Căn bệnh xương khớp này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó nếu điều trị không kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Tràn dịch khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch tiết ở khớp gối bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp. Đây là một trong những bệnh xương khớp có nguy cơ mắc phải cao. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ gặp những hạn chế trong vận động khớp. Tình trạng nặng phải chịu nhiều đau đớn và không thể vận động thường xuyên.

Tình trạng bệnh tràn dịch khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như phát hiện và điều trị sớm. Trong trường hợp viêm tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở nặng, gây ra xơ cứng khớp, dính khớp và có thể dẫn tới nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.

Tràn dịch khớp gối ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Tràn dịch khớp gối ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối thường do một số tác nhân dưới đây:

  • Tràn dịch khớp gối sau chấn thương: Khi tập luyện thể thao quá sức, tai nạn lao động, thực hiện một số động tác không đúng tư thế,… có thể dẫn tới chấn thương và gây ra hiện tượng tràn dịch ở khớp gối.
  • Tràn dịch khớp gối bệnh học: Tình trạng bệnh có thể là hậu quả xấu từ một số bệnh lý về xương khớp như thoái hoá khớp, gout, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, tràn dịch khớp gối sau mổ dây chằng,…
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp. Các loại vi khuẩn có thể gây bệnh như: Vi khuẩn như lao, Mycoplasma, virus, vi nấm,…
  • Tuổi tác: Tuổi tác cao được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh.
  • Béo phì: Trọng lượng dư thừa làm tăng áp lực đến khớp gối và có thể dẫn đến nguy cơ viêm xương khớp, tràn dịch khớp gối.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Dấu hiệu tràn dịch khớp gối thường giống với đau thông thường hoặc một số bệnh xương khớp khác. Chính vì vậy người bệnh rất dễ nhầm lẫn và bỏ qua giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất.

Tuy nhiên, hiện tượng tràn dịch khớp gối có thể nhận biết bằng các dấu hiệu lâm sàng sau:

  • Sưng đỏ, phù nề ở khớp gối, thường khớp bị bệnh sẽ to hơn bên gối còn lại.
  • Cứng khớp, khó duỗi thẳng chân hay uốn cong chân khiến cho sinh hoạt hàng ngày và đi lại gặp nhiều khó khăn.
  • Vị trí đầu gối có cảm giác ấm, nóng hơn so với bình thường.

Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Mắc bệnh tràn dịch khớp gối có chữa được không? Tràn dịch khớp gối không thể tự khỏi nhưng có thể áp dụng các biện pháp để điều trị bệnh. Tuy nhiên, thời gian và kết quả điều trị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. 

Vậy, tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?

Tràn dịch khớp gối nhẹ, các triệu chứng đau nhức chưa xuất hiện thường xuyên, chưa có dấu hiệu viêm hay lan sang các khu vực xung quanh có thể khỏi nhanh chóng. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng nẹp cố định và hạn chế di chuyển cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh thì chỉ sau khoảng 2 tháng sẽ lành. 

Tuy nhiên khi tình trạng bệnh nặng, dịch tràn nhiều và có dấu hiệu viêm thì cần thời gian điều trị lâu hơn. Ở giai đoạn này người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc để điều trị. Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân không chịu được cơn đau thì cần can thiệp ngoại khoa mới có thể trị khỏi.

Đặc biệt một số trường hợp điều trị không đúng cách bệnh có thể trở nên mãn tính và tái phát nhiều lần.

Tình trạng tràn dịch không tự khỏi mà cần áp dụng các biện pháp điều trị
Tình trạng tràn dịch không tự khỏi mà cần áp dụng các biện pháp điều trị

Cách chữa tràn dịch khớp gối

Một số cách điều trị bệnh tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Điều trị bằng các biện pháp Tây y

Trước khi áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thực hiện là:

  • Công thức máu: Giúp xác định được tình trạng viêm nhiễm hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa hoặc bệnh lý u xương.
  • Chụp MRI: Giúp phát hiện những bất thường về xương và cả phần khớp như gân, dây chằng, các sụn.
  • Chọc hút dịch khớp: Hút dịch khớp giúp chẩn đoán được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ chỉ định áp dụng 1 trong 2 phương pháp điều trị sau:

Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc dạng uống hoặc tiêm để điều trị bệnh. Các lợi thuốc trị tràn dịch khớp thường được chỉ định sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau: Đây là các loại thuốc giảm đau thông thường giúp giảm các cơn đau tức thì. Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng như: Acetaminophen, thuốc Tylenol, Ibuprofen, Ketoprofen,… 
  • Thuốc kháng sinh: Tình trạng tràn dịch lâu ngày sẽ dẫn đến viêm, nhiễm trùng để chống viêm bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, các loại thuốc này còn giúp giảm đau nhức và hạn chế tổn thương lan rộng. 
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid: Đây là nhóm thuốc có tác dụng chính là kháng viêm. Corticosteroid thường được sử dụng cả đường tiêm lẫn đường uống. Thông thường, tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ được chỉ định dùng Prednisone.  Đối với trường hợp bệnh nặng hơn sẽ sử dụng kháng viêm liều cao kết hợp với chọc, hút dịch khớp. 

Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng sau 1 – 2 liều dùng. Tuy nhiên, thuốc Tây y để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gan, thận,… Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị xâm lấn

Tình trạng dịch tồn đọng trong khớp không chỉ hạn chế vận động mà còn khiến bệnh nhân chịu đau đớn và khó chịu. Đặc biệt khi dịch nhiều sử dụng thuốc điều trị không mang lại tác dụng. Vì vậy, căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể can thiệp bằng các biện pháp sau:

  • Hút dịch khớp: Đây là biện pháp giúp loại bỏ dịch lỏng giúp giảm áp lực lên khớp gối. Sau khi hút dịch, bác sĩ có thể tiêm thuốc corticosteroid vào khớp để điều trị tình trạng viêm.
  • Nội soi khớp: Bác sĩ sử dụng ống soi khớp được đưa vào qua một vết mổ nhỏ ở khớp gối. Phương pháp này có thể loại bỏ mô lỏng hoặc chữa viêm ở đầu gối một cách nhanh chóng.
  • Thay khớp: Giải pháp này được chỉ định trong trường hợp tình trạng viêm đau trở nên nghiêm trọng, áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả.  
Khi bệnh nặng cần phải tiến hành hút dịch để điều trị
Khi bệnh nặng cần phải tiến hành hút dịch để điều trị

Các biện pháp điều trị xâm lấn này chỉ được bác sĩ xem xét chỉ định trong trường hợp cần thiết, khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Vì phẫu thuật chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, sau khi phẫu thuật có thể tái phát trở lại. Bên cạnh đó, các phương pháp này tốn kém nhiều chi phí và cần thời gian hồi phục lâu. 

Xem thêm

Chữa tràn dịch khớp gối tại nhà

Cách điều trị bệnh tràn dịch tại nhà được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Khi đó người bệnh có thể áp dụng cách trị bệnh dân gian bằng các cây thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà như:

Sử dụng nghệ vàng

Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa viêm, giảm đau và hạn chế tình trạng tràn dịch tiến triển nặng hơn.

Chuẩn bị:

  • Bột nghệ: 2 thìa.
  • Trứng gà: 2 quả.
  • Tinh dầu dừa: 2 thìa.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều bột nghệ với dầu dừa thành hỗn hợp sệt.
  • Sau đó đập vỡ trứng gà, lấy lòng đỏ khuấy đều với hỗn hợp vừa trộn.
  • Thực hiện uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 20 phút. Kiên trì áp dụng sẽ giảm tình trạng đau nhức do chứng tràn dịch khớp gối và chống viêm xương khớp hiệu quả.

Sử dụng lá lốt

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, giúp ôn trung tán hàn, chỉ thống, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy, lá lốt thường được dân gian sử dụng trong bài thuốc chữa đau xương khớp trong đó có tràn dịch khớp gối.

Chuẩn bị: Lá lốt, cây cỏ xước, rễ vòi voi, rễ bưởi bung với liều lượng bằng nhau, khoảng 50g mỗi loại.

Cách thực hiện: 

  • Đem tất cả các thảo dược đi rửa sạch bụi, đất, để cho ráo nước rồi cắt thành từng khúc nhỏ. 
  • Tiếp theo đem sao trên chảo nóng đến khi héo.
  • Sau đó cho thuốc vào đun cùng 5 chén nước, thực hiện đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn 1 chén rưỡi thì tắt bếp. 
  • Sử dụng nước thuốc để uống mỗi ngày 2 lần vào trước bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng bài thuốc hàng ngày, kiên trì trong khoảng 20 ngày sẽ mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng lá đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng điều trị tràn dịch khớp, sưng tấy, phong thấp, đau lưng, thoái hóa xương khớp, rất hiệu quả. Cách sử dụng đinh lăng trị tràn dịch ở khớp gối như sau:

Chuẩn bị: Khoảng 50 củ đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Đem củ đinh lăng đi rửa sạch đất cát, rồi cắt ra thành từng miếng nhỏ.
  • Sau đó cho đinh lăng đun cùng với 700ml nước cho đến khi còn 1/2 thì tắt bếp và sử dụng.
  • Dùng nước thuốc uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng các triệu chứng đau nhức, sưng tấy do tràn dịch suy giảm nhanh chóng.
Dùng lá đinh lăng có thể giảm tình trạng sưng, đau nhức do tràn dịch khớp
Dùng lá đinh lăng có thể giảm tình trạng sưng, đau nhức do tràn dịch khớp

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Thuốc Đông y có cơ chế tác động và điều trị từ bên trong cơ thể nên được cho là biện pháp điều trị có hiệu quả lâu dài nhất. Tuy nhiên, thành phần là dược liệu có sẵn trong tự nhiên nên  tác dụng chậm, người bệnh cần phải sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. 

Một số bài thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối mang lại hiệu quả nhanh chóng nên áp dụng là:

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh chuyên chủ trị các chứng bệnh xương khớp, trong đó có triệu chứng tràn dịch khớp gối. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh mà thầy thuốc có thể gia giảm liều lượng thuốc sao cho phù hợp. 

Các vị thuốc được dùng là: Tang ký sinh, Chích thảo, Tế tần, Quế tân, Địa hoàng, Tần giao, Xuyên khung, Đương quy, Đỗ trọng, Nhân sâm, Độc hoạt, Ngưu tất và Phòng phong.

Thực hiện:

  • Đem tất cả các loại thảo dược rửa sạch, sau đó cho tất cả vào ấm đun cùng 5 chén nước.
  • Đun bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 chén nước rồi chắt ra bát. Sau đó đổ thêm 3 chén nước vào tiếp tục đun đến khi còn lại nửa chén.
  • Sau đó trộn chung nước thuốc đun lần 1 và lần 2 rồi chia ra uống 2 lần vào sáng và tối.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang và nên uống sau khi ăn cơm khoảng 30 phút để có hiệu quả tốt nhất. Nên kiên trì sử dụng bài thuốc liên tục trong 20 ngày để giảm sưng tấy, giảm viêm đau và phù nề do bị tràn dịch khớp gối.

Bài thuốc Tả quy hoàn

Bài thuốc Tả quy hoàn được sử dụng phổ biến do có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng do tràn dịch khớp gối.

Sử dụng các vị thuốc: Thục địa, Sơn dược, Sơn thủ, Cao lộc hương, Cao quy bản, Câu kỷ tử, Hồng hoa, Ngưu tất, Xuyên khung, Đào nhân và Xích thược theo liều lượng chỉ định.

Thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu rửa sạch, sấy khô rồi tán thành bột mịn.
  • Khi sử dụng cho một lượng mật ong vừa đủ vào bột thuốc để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thực hiện nặn hỗn hợp này thành viên nho nhỏ bằng hạt đậu. Sau đó sử dụng thuốc để uống đều đặn hàng ngày, mỗi ngày dùng khoảng 10 – 15 viên vào sáng và tối cùng với nước muối pha loãng.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để cải thiện bệnh từ bên trong
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để cải thiện bệnh từ bên trong

Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng tràn dịch khớp tái phát

Một số lưu ý khi điều trị tràn dịch ổ khớp gối giúp mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa tái phát bệnh là:

  • Cần kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị để giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng bệnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh rất tốt. Người bệnh cần bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp như: Thực phẩm giàu vitamin, canxi, omega 3,… Bên cạnh đó cần tránh sử dụng thực phẩm, đồ uống nhiều dầu mỡ, chất béo, muối, cồn, cafein,…
  • Tránh vận động mạnh, vận động nhiều hoặc chơi các môn thể thao mạo hiểm khi bị tràn dịch khớp gối. Vì vận động khiến tình trạng bệnh gia tăng nặng hơn và điều trị gặp khó khăn hơn.
  • Người bệnh cần thường xuyên thăm khám để kiểm soát tình trạng bệnh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nếu như xuất hiện dấu hiệu biến chứng nặng hơn.

Tràn dịch khớp gối là bệnh xương khớp gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhất là ở người già. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ.

5/5 - (1 bình chọn)

Dành cho bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?