Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi? Cách điều trị tốt nhất

Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi? Có chữa được không? Đây là những vấn đề thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Để tìm hiểu rõ hơn cách điều trị cũng như thời gian khỏi bệnh, bạn hãy tham khảo thông tin được chia sẻ trong bài viết bên dưới. 

Bị viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm đường tiết niệu là nỗi ám ảnh với nhiều người. Bởi bệnh gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt mỗi lần đi tiểu. Bất kỳ bệnh nhân nào cũng mong muốn điều trị bệnh một cách triệt để và không để lại biến chứng. 

Vậy viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi? Thực tế không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc trên. Lý do là thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ viêm nhiễm, thể trạng người bệnh, nguyên nhân gây bệnh (nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng…), khả năng đáp ứng thuốc… Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có phác đồ điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân. 

Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh
Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh

Chính vì thế, để biết được viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa, trình bày rõ tình trạng sức khỏe của mình, tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Dựa vào thông tin trên, bác sĩ sẽ giúp bạn biết được thời gian khỏi bệnh của mình. 

Thông thường, nếu viêm nhiễm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị một lộ trình kéo dài từ 5 – 7 ngày là có thể khỏi. Nếu viêm nhiễm ở mức độ nặng, việc điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc lâu hơn. 

Ngoài ra, nếu bệnh nhân gặp biến chứng như hẹp niệu đạo, suy giảm chức năng thận, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa. Vì thế, việc điều trị bệnh sẽ phức tạp và kéo dài hơn. 

Viêm đường tiết niệu có chữa khỏi được không? Cách điều trị

Viêm đường tiết niệu có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như tiểu buốt, tiểu khó, đau khi đi tiểu, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

Sử dụng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây cũng là cách ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh:

  • Người bệnh uống thuốc trong vòng 5 – 7 ngày. Viêm đường tiết niệu nặng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh dài hơn từ 10 – 14 ngày.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm do quan hệ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh về tình dục. Đồng thời kiêng cữ quan hệ trong suốt thời gian chữa bệnh.
  • Trong trường hợp, bệnh diễn biến nặng, người bệnh sẽ được nhập viện để theo dõi. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch để điều trị. 

[pr_middle_post]

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y chữa viêm đường tiết niệu
Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y chữa viêm đường tiết niệu

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê toa thêm kháng sinh dự phòng nhằm ngăn chặn bệnh tái phát. Thuốc có thể được uống liên tục hoặc tạm nghỉ một vài tháng, sau đó tiếp tục sử dụng để giảm tần suất tái phát của bệnh.

Khi viêm đường tiết niệu tái phát ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh không được sử dụng thuốc ở đợt điều trị trước. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống để tránh gây nhờn thuốc và gây hại cho sức khỏe. 

Thuốc Đông y điều trị viêm đường tiết niệu

Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn cao, ít gây ra các tác dụng phụ.

Nguyên tắc điều trị viêm đường tiết niệu trong Đông y là kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế ổ viêm nhiễm lan rộng và phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc Đông y mà bệnh nhân có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Kim tiền thảo, ngọc mễ mỗi vị 60g, lá trà 10g. Bạn cho dược liệu vào ấm đun, đổ ngập nước và nấu trong 15 phút. Phần nước thu được uống hết trong ngày và uống trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc số 2: Chè 5g, hải kim sa, dây mướp đắng mỗi vị 15g và cỏ seo gà 30g. Bạn đun thuốc trong khoảng 20 phút rồi cho chè vào đun tiếp 2 phút nữa. Chắc phần nước thu được ra bát, để nguội và uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc số 3: Rễ cây đậu biếc, rễ cỏ tranh, tỳ giải, sa nhân, đỗ trọng, đan sâm. Bạn cho các nguyên liệu vào nấu cùng 1,2 lít nước, đun đến khi nước còn 300ml là được. Chắt phần nước ra bát và uống hết trong ngày. 

Để an toàn khi điều trị, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín. Thầy thuốc sẽ thăm khám chuẩn xác tình trạng bệnh và bốc thuốc phù hợp với mỗi bệnh nhân. Lời khuyên là bạn không nên tự mua thuốc về nhà uống vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu thực hiện sai cách. 

Các phương pháp dân gian

Dân gian lưu truyền nhiều biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu ngay tại nhà. Các phương pháp dân gian được đánh giá là lành tính, mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian mà bệnh nhân có thể tham khảo:

Nha đam

Đây là loại dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm hiệu quả. Các hoạt chất trong nha đam giúp ức chế hoạt động sản sinh axit. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đáng kể. Bạn xay nhuyễn phần thịt nha đam, lọc lấy nước để uống trong ngày. Mỗi ngày người bệnh uống hai ly để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng phần thịt nha đam bên trong. Tuyệt đối không dùng phần vỏ vì nó có chứa nhiều độc tố.

Lá trà xanh

Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh có thể sử dụng lá trà xanh để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà. Bạn rửa sạch lá trà xanh, đun sôi để lấy nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nước lá chè tươi để rửa niệu đạo nhằm loại bỏ viêm nhiễm.

Lá trà xanh có tác dụng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả
Lá trà xanh có tác dụng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả

Lưu ý, người mắc bệnh thiếu máu, người cao huyết áp và phụ nữ mang thai không nên uống quá 2 tách trà mỗi ngày. 

Tỏi

Tỏi có chứa nhiều hoạt chất allicin có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin cho cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh nên ăn từ 3 – 4 tép tỏi sống để điều trị bệnh. 

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm nhiễm tiết niệu

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa tái phát.

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình làm việc của hệ bài tiết. Người bệnh có thể uống nước ép trái cây để bổ sung. 
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa vùng kín quá sâu. Người bệnh nên tuân thủ nguyên tắc rửa từ trước ra sau để ngăn không cho vi khuẩn đi từ hậu môn lên âm đạo.
  • Khi buồn tiểu, bạn cần đi tiểu ngay lập tức để giải phóng bàng quang, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong nước tiểu.
  • Quan hệ tình dục an toàn, không dùng những loại bao cao su có chất diệt tinh trùng vì sẽ diệt luôn các lợi khuẩn. Trước và sau khi quan hệ tình dục, bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. 
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ tốt cho sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Bị viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi? Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi trên. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, người bệnh không nên lơ là mà cần đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám và điều trị sớm nhất.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?