TOP 8 loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả cao

Sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những biện pháp trị bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh và không phải loại nào phù hợp với người bệnh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc TOP 8 loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả, được nhiều tin dùng nhất hiện nay.

TOP 8 thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nhanh khỏi bệnh

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện cả ở nam và nữ giới. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm tấn công vào cơ thể. Do đó, để điều trị khỏi bệnh cần phải tiêu diệt được những tác nhân có hại này.

Một trong những phương pháp phổ biến để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu là sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và cơ địa của từng người mà các bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Dưới đây là TOP 8 loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả thường được các bác sĩ chỉ định dùng.

Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là loại thuốc kháng sinh đặc hiệu chuyên trị viêm đường tiết niệu. Các thành phần dược lý trong Nitrofurantoin có khả năng tiêu diệt tối đa vi khuẩn gây viêm niệu đạo. Từ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm, cải thiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu nóng cho người bệnh. Đồng thời tăng khả năng khỏi bệnh, phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm viêm đường tiết niệu ở bệnh nhân. Những trường hợp bị bệnh không có biến chứng thường được chỉ định dùng loại thuốc này.

Nitrofurantoin là loại thuốc kháng sinh đặc hiệu chuyên trị viêm đường tiết niệu.
Nitrofurantoin là loại thuốc kháng sinh đặc hiệu chuyên trị viêm đường tiết niệu.

Liều lượng sử dụng:

  • Để điều trị: Người trưởng thành dùng từ 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 100-200 mg
  • Để phòng khả năng tái nhiễm: Mỗi ngày cho người bệnh sử dụng 50-100mg trước khi đi ngủ.

Tác dụng phụ:

  • Gây ra hiện tượng ngứa rát, nổi mề đay
  • Rối loạn đường tiêu hóa khiến người bệnh bị nôn, tiêu chảy
  • Ảnh hưởng đến gan, gây ra tình trạng vàng da
  • Ảnh hưởng xấu đến phổi có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như xơ phổi, tràn dịch màng phổi…
  • Gây đau nhức, mệt mỏi toàn thân
  • Bệnh nhân có thể bị sốt, phát ban
  • Người bệnh có triệu chứng rụng tóc trong một thời gian

Giá bán: Tùy theo từng địa điểm cung cấp mà thuốc Nitrofurantoin có mức giá khác nhau. Để biết được giá bán chính xác người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc đại lý bán thuốc gần nhất.

Ceftriaxone – Thuốc chữa nhiễm khuẩn tiết niệu

Ceftriaxone là thuốc kháng sinh có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây viêm đường tiết niệu. Cụ thể gồm các vi khuẩn, nấm, tụ cầu khuẩn… Người bệnh bị mắc viêm đường tiết niệu nặng thường được chỉ định sử dụng Ceftriaxone. Thuốc sẽ được chuyển hóa và đào thải tại gan, thận. Do đó, những người mắc bệnh suy gan hoặc suy thận trước khi dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Thuốc có tác dụng chữa trị các bệnh như nhiễm khuẩn da, viêm màng não, bệnh lậu… Đồng thời, Ceftriaxone còn có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm sau khi phẫu thuật bụng hoặc âm đạo.

Để sử dụng thuốc, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ tiêm trực tiếp Ceftriaxone vào tĩnh mạch và bắp tay của người bệnh.

Liều lượng:

  • Người trưởng thành: Mỗi ngày tiêm từ 1-2g, tiêm 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu mức độ nặng dùng 4g.
  • Trẻ em: Dựa theo cân nặng của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng dùng thuốc. Thông thường là tiêm cho trẻ từ 50-75mg/kg/ngày, chia làm 2 lần tiêm.
  • Trẻ sơ sinh: Tiêm cho bé 50mg/kg/ngày tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Gây ra tình trạng nổi ban đỏ, ngứa da
  • Cả người mệt mỏi và chóng mặt, có triệu chứng sốt hoặc bị phù nề.
  • Bị thiếu máu hoặc rối loạn đông máu
  • Ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa
  • Có khả năng bị nhiễm độc thần kinh trung ương ở trẻ mắc bệnh vàng da hoặc sinh non.

Giá bán: Ceftriaxone có nhiều mức giá trên thị trường. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc nhà thuốc gần nhất để biết chính xác.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu Cephalexin

Một trong những loại thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả cao là Cephalexin. Thuốc chủ yếu được sử dụng bằng cách uống trực tiếp. Cephalexin hoạt động theo cơ chế ngăn cản quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Từ đó khiến lớp vỏ này vỡ và làm vi khuẩn chết đi. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng điều trị các bệnh như viêm tai giữa, xương khớp, nhiễm trùng da…

Kháng sinh Cephalexin ngăn cản quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu
Kháng sinh Cephalexin ngăn cản quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu

Liều lượng sử dụng:

  • Người trưởng thành: Mỗi lần cách nhau 6h sử dụng 250-500mg. Người bệnh cần sử dụng thuốc liên tục từ 7-10 ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 500mg.
  • Trẻ từ 5-12 tuổi: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 250mg.

Tác dụng phụ:

  • Gây ra hiện tượng ngứa da, phát ban
  • Cảm thấy khó khăn trong quá trình hô hấp
  • Đau đầu và có hiện tượng sốt
  • Người bị có hiện tượng xuất hiện ảo giác, bị lú lẫn
  • Tay chân dễ bị bầm tím
  • Tiểu ít hoặc không thể đi tiểu
  • Có tình trạng bị ngứa âm đạo

Giá bán:

  • Dạng 500mg: Một vỉ có giá 9000 VNĐ
  • Dạng 250mg: Một vỉ có giá 6000 VNĐ

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả Fosfomycin

Người bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng thuốc kháng sinh Fosfomycin. Các thành phần có trong thuốc Fosfomycin sẽ ức chế và tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn, nấm và các tác nhân khác gây bệnh viêm đường tiết niệu.

Fosfomycin cũng làm giảm nhanh các cơn đau cho người bệnh. Các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở mức độ nặng hoặc đã bị biến chứng thường được chỉ định dùng Fosfomycin.

Liều lượng được chỉ định:

  • Người trưởng thành: Mỗi lần cách 8h sử dụng 4g.
  • Trẻ em: Mỗi ngày sử dụng 200-400mg/kg, dùng từ 2-3 lần trong ngày.

Tác dụng phụ:

  • Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa xuất hiện tình trạng tiêu chảy, chán ăn
  • Gây nôn mửa liên tục
  • Người bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt
  • Có hiện tượng viêm ở miệng và tê môi
  • Nếu người bệnh xuất hiện dấu hiệu vàng da thì cần dừng sử dụng ngay lập tức

Giá bán: Một chai 300ml có giá trong khoảng 113.000 VNĐ.

Domitazol – kháng sinh đặc trị viêm đường tiết niệu

Domitazol là thuốc kháng sinh đặc trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, do Công ty CP Xuất Nhập khẩu Y tế Domesco Việt Nam phân phối.

Tác dụng chính của thuốc là chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, ký sinh trùng và nấm hữu hiệu. Bởi những công dụng đó, thuốc thường được dùng để trị các bệnh về viêm đường tiết niệu.

Domitazol có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, ký sinh trùng và nấm
Domitazol có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, ký sinh trùng và nấm

Liều lượng:

  • Người lớn: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần sử dụng 2-3 viên.
  • Trẻ nhỏ: Nên tham khảo chỉ định của các bác sĩ trước khi dùng

Tác dụng phụ:

  • Gây rối loạn đường tiêu hóa khiến người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy
  • Khó khăn khi đi tiểu, nước tiểu có màu xanh
  • Có hiện tượng buồn nôn và nôn liên tục

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mắc bệnh suy thận mức độ nặng
  • Trẻ bị động kinh, có hiện tượng co giật do sốt

Giá bán: Một hộp 50 viên có giá dao động từ 45.000 – 50.000 VNĐ

Kháng sinh dùng cho viêm đường tiết niệu Trimethoprim

Một trong những loại thuốc kháng sinh người bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng là Trimethoprim. Loại thuốc này có công dụng ức chế Enzyme Dihydrofolate, làm giảm tình trạng viêm nhiễm niệu đạo. Từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm viêm đường tiết niệu.

Thuốc được bào chế dưới 2 dạng là dạng viên nén và dạng tiêm.

Liều dùng:

  • Dạng viên nén: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 100g. Người bệnh cần sử dụng đều đặn trong vòng 10 ngày.
  • Dạng tiêm: Cách 12h tiêm một lần, mỗi lần tiêm từ 150-250mg.

Tác dụng phụ:

  • Gây ra tình trạng buồn nôn, chóng mặt và tiêu chảy
  • Người bệnh có thể bị ngứa da, phát ban đỏ
  • Có thể bị tình trạng vàng da, thiếu máu
  • Đau nhức đầu

Giá bán: Dạng viên nén 1 vỉ 100 viên có giá là 58.000 VNĐ.

Sử dụng Mictasol Blue chữa viêm đường tiết niệu

Người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng thuốc kháng sinh Mictasol Blue. Các thành phần trong thuốc Mictasol Blue bao gồm: Malva purpurea, Methylthioninium và Camphre monobrome. Đây đều là những thành phần phổ biến trong việc điều trị viêm đường tiết niệu.

Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm cho đường tiết niệu, làm giảm cơn đau ở niệu đạo. Từ đó giúp bạn điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả.

[pr_middle_post]

Người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng thuốc Mictasol Blue
Người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng thuốc Mictasol Blue

Tùy theo cơ địa và thể trạng của người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng liều lượng phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng với liều lượng từ 6-9 viên/ngày, chia làm 2-3 lần uống.

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn liên tục
  • Người bệnh bị tiêu chảy
  • Khó khăn khi tiểu, nước tiểu màu xanh
  • Thường xuyên tiết mồ hôi, thay đổi màu da

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh bị suy thận mức độ nặng
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng

Giá bán: Một hộp 50 viên có giá dao động từ 40.000 – 50.000 VNĐ

Fluoroquinolon – Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hữu hiệu

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu mức độ nặng thường được chỉ định dùng nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon. Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Fluoroquinolon có thể kể đến như Ofloxacin, Ciprofloxacin. Hoặc thuốc kháng sinh Pefloxacin, Moxifloxacin và Lomefloxacin…

Công dụng của nhóm thuốc này là ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây viêm đường tiết niệu. Từ đó giúp người bệnh giảm các triệu chứng như sốt, tiểu rắt, đau bụng… Đồng thời tăng khả năng khỏi bệnh. Các trường hợp bị viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi… cũng được chỉ định sử dụng thuốc.

Liều lượng sử dụng:

  • Thuốc Ofloxacin: Người bệnh sử dụng 400-800mg/ngày chia làm 2 lần.
  • Thuốc Ciprofloxacin: Người bệnh sử dụng 0,5-1,5g/ngày chia làm 2 lần
  • Thuốc Pefloxacin: Người bệnh sử dụng 800mg/ngày chia làm 2 lần.

Nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ khá nguy hiểm làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và cả các dây thần kinh ngoại vi. Những di chứng này có thể kéo dài thậm chí là vĩnh viễn kể cả khi đã dừng sử dụng thuốc.

Giá bán: Người bệnh cần liên hệ các cơ sở y tế hoặc nhà thuốc gần nhất để biết được giá bán chính xác.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Mặc dù, sử dụng thuốc kháng sinh có khả năng chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu nhanh chóng. Tuy nhiên chúng cũng gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Người bệnh tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị và loại thuốc phù hợp nhất.
  • Người bệnh không nên tự ý thay đổi liệu trình điều trị. Bởi điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc, cản trở quá trình điều trị. Nguy hiểm hơn là làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, nấm khiến bệnh nặng hơn và khó điều trị.
  • Nếu người bệnh mắc phải các tác dụng phụ thì cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Đồng thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
  • Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bởi những thực phẩm này giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó đẩy lùi các dụng phụ mà thuốc kháng sinh gây ra.
  • Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn đọc 8 loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay. Để đảm bảo an toàn, bạn đọc nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc, tránh tác dụng phụ. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích bảo vệ sức khỏe.

4.3/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?