Nấm âm đạo: Những triệu chứng khó chịu cần nhận biết, điều trị sớm

Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến hiện nay. Theo các nghiên cứu, có tới 75% phụ nữ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhưng không rõ nguyên nhân tại sao. Vậy bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không, làm sao để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả?

Nấm âm đạo là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Nấm âm đạo hay viêm âm đạo do nấm là tình trạng nấm phát triển quá mức trong vùng âm đạo gây ngứa ngáy, sưng đỏ vùng kín, khiến dịch tiết có màu trắng, vón cục, mùi hôi khó chịu. 

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, trong âm đạo luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, được chia thành hai loại chính gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo được cân bằng, các loại nấm không gây ảnh hưởng tới cơ thể. Nhưng khi sức đề kháng bị suy giảm, nội tiết tố bị suy giảm, môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng,… cá loại nấm men có điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ, tấn công âm đạo và gây ra nấm. 

Hình ảnh nấm âm đạo
Hình ảnh nấm âm đạo

Đây là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới, nhất là những người trong độ tuổi sinh sản. Có nhiều người tái phát bệnh từ 1-2 lần và một số người còn đặc biệt tái phát nhiều hơn. Mặc dù không được coi là bệnh lây qua đường tình dục nhưng nấm âm đạo thường xuất hiện sau lần quan hệ tình dục đầu tiên. 

Giải đáp thắc mắc bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không, bác sĩ Lê phương cho biết bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng tinh thần lẫn thể chất người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới một số hậu quả như sau: 

  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Nấm phụ khoa gây ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, cáu gắt, bất ổn tinh thần,…
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Khí hư, huyết trắng nhiều gây mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín khiến chị e tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng. 
  • Truyền bệnh cho bạn tình: Nấm ở nữ giới có thể lây lan qua đường tình dục, gây bệnh sang cho nam giới. 
  • Suy giảm miễn dịch: Nấm, vi khuẩn tấn công làm hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khiến người bệnh dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác nhất là bệnh xã hội.
  • Gây vô sinh – hiếm muộn: Nấm âm đạo có thể dẫn tới viêm âm đạo, viêm vòi trứng cũng như các cơ quan khác của hệ sinh sản, từ đó có thể gây vô sinh, hiếm muộn và một số biến chứng nguy hiểm khác,…

Dấu hiệu nhiễm viêm âm đạo do nấm là gì?

Nấm âm đạo gây ra một số triệu chứng bất thường ở vùng kín. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa thông thường khác, do đó người bệnh cần thận trọng, phát hiện sớm và xử lý đúng cách, kịp thời nhằm mang lại hiệu quả tốt, an toàn. Một số biểu hiện viêm nhiễm âm đạo do nấm thường gặp có thể kể đến như:

  • Ngứa ngáy vùng kín, ngứa nhiều sau khi quan hệ, cảm giác ngứa dữ dội sâu bên trong. 
  • Vùng kín sưng tấy, nổi mẩn
  • Khí hư ra bất thường, màu trắng đục, loãng, có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu, có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Tiểu buốt, tiểu khó, nóng, rát âm đạo 
  • Đau khi quan hệ tình dục 
  • Chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ. 

Ngay khi thấy những triệu chứng bất thường này, chị em nên chủ động đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm mang lại hiệu quả dứt điểm. Bởi, bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách để hạn chế nguy cơ khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản ở nữ giới. 

Nguyên nhân nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo hay còn được gọi là viêm âm đạo do nấm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu do nấm men Candida Albicans. Ngoài ra, một số yếu tố khiến bệnh phát triển mạnh mẽ hơn phải kể tới:

  • Rối loạn nội tiết tố: Thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, sau sinh, người đang dùng thuốc… Những trường hợp này bị mất cân bằng pH âm đạo khiến vi nấm có cơ hội phát triển, tấn công âm đạo và dẫn tới bệnh. 
  • Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch: Việc sử dụng nguồn nước không sạch, thụt rửa sâu, sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh là những nguyên nhân gây mất cân bằng pH âm đạo, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển và sinh ra bệnh. 
  • Lây nhiễm mầm bệnh: Bị lây nhiễm khuẩn nhất là khuẩn chlamydia khi quan hệ là một trong những nguyên nhân dẫn tới nấm phụ khoa. 

Nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không?

Theo các chuyên gia y tế, nấm âm đạo khi mang thai mặc dù không gây nguy hiểm nhưng khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu và bất tiện ở vùng âm đạo. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Cụ thể:

Bị nấm khi mang thai có thể ảnh hưởng tới em bé
Bị nấm khi mang thai có thể ảnh hưởng tới em bé
  • Trẻ sinh ra có thể bị tưa miệng, viêm da khi sinh. 
  • Trẻ nếu nuốt phải nấm có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột. 
  • Một số trường hợp nặng có thể làm viêm màng ối, dẫn tới sinh non. 
  • Nếu nấm phát triển xuyên qua màng ối, trẻ sơ sinh có thể gặp các vấn đề về hô hấp. 

Bởi những tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé, người bệnh không nên chủ quan mà cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, chuyên gia để tìm giải pháp điều trị phù hợp. 

Phương pháp điều trị nấm âm đạo 

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nấm âm đạo khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng cũng như cơ địa của mỗi người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Một số biện pháp chữa viêm âm đạo do nấm phải kể tới chữa bằng thuốc Tây y, chữa bằng mẹo dân gian, chữa bằng thuốc Đông y.

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y 

Trong phác đồ điều trị bằng Tây y sẽ có những loại thuốc kháng sinh đặc trị. Ngoài ra, để ngừa viêm nhiễm, kháng khuẩn, chị em có thể được kê đơn một số loại thuốc bôi dạng gel, hay thuốc đặt âm đạo. 

Thông thường, thuốc chữa viêm nấm âm đạo thường được kê đơn từ 1-7 ngày. Các bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc uống đơn liều với Fluconazole (thuốc chống nấm). Trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai, bác sĩ có thể kê đơn kem bôi hoặc thuốc đặt an toàn, tuy nhiên tránh dùng Fluconazole. 

Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang tới hiệu quả như mong muốn hay tái phát nhiều lần, các triệu chứng trầm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Điều trị dài ngày: Người bệnh được kê đơn thuốc chống nấm sử dụng hàng ngày, thời gian tối đa là 2 tuần. Sau đó, mỗi tuần sử dụng thuốc 1 lần, dùng liên tục trong 6 tháng. 
  • Thuốc uống đa liều: Người bệnh được kê đơn thuốc gồm 2-3 liều chống nấm đường uống. Cần lưu ý phương pháp này không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. 
  • Liệu pháp kháng Azole: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa thuốc dạng viên vào âm đạo của người bệnh. Thuốc chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường, không dùng đường uống bởi có thể gây tử vong. 

Điều trị nấm âm đạo bằng thuốc Tây y có thể đi kèm với nhiều tác dụng phụ do đó, người bệnh không nên lạm dụng hay tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng y của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được vấn cụ thể. 

Bài thuốc dân gian chữa nấm âm đạo tại nhà 

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, chị em cũng có thể sử dụng một số mẹo dân gian chữa nấm âm đạo tại nhà theo một số cách dưới đây.

  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả nên thích hợp sử dụng chữa nấm âm đạo. Người bệnh có thể lấy một nắm lá trầu rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước khoảng 15 phút sau đó đem xông hơi vùng kín và sử dụng nước để nguội rửa bên ngoài vùng kín. Thực hiện 2-3 lần/ ngày.
  • Dùng tỏi: Tỏi có tính ấm, vị cay, giúp chống viêm, đẩy lùi ngứa ngáy, khí hư, huyết trắng hiệu quả. Chị em có thể giã nát 4-5 nhánh tỏi, hòa tan lấy nước rồi dùng nước lau rửa, vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày. 
Dùng tỏi chữa nấm âm đạo là phương pháp khá phổ biến
Dùng tỏi chữa nấm âm đạo là phương pháp khá phổ biến
  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh do đó nó được coi là dược liệu quý giúp điều trị bệnh phụ khoa. Người bệnh có thể sử dụng 25g lá ngải cứu tươi, đun sôi cùng một nhánh gừng và một chút muối. Khi nước sôi, đổ ra chậu xông hơi vùng kín 2-3 lần/ tuần nhằm giảm triệu chứng bệnh. 

Chữa viêm âm đạo do nấm giúp đơn giản, sử dụng thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính với người bệnh. Tuy nhiên, chị em cần hiểu các thảo dược sử dụng trong những mẹo dân gian này có dược tính không cao, chỉ giúp giảm triệu chứng nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Muốn điều trị dứt điểm, người bệnh cần lựa chọn bài thuốc đặc trị khác. 

Chữa nấm âm đạo bằng Đông y 

YHCT quan niệm nấm âm dạo là bệnh sinh ra do thể trạng người phụ nữ bị suy yếu, khí huyết hao tổn làm ảnh hưởng tâm, can, tỳ, thận. Muốn điều trị căn bệnh này cần điều hòa khí huyết, tỳ, vị đồng thời kết hợp dưỡng can thận, sơ can khí. Có như vậy, bệnh mới được đẩy lùi triệt để. 

Theo bác sĩ Lê Phương, Đông y chữa nấm âm đạo theo 3 giai đoạn gồm có: 

  • Loại bỏ tác nhân gây bệnh: Ở giai đoạn này, thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm, chất bẩn bám quanh niêm mạc âm đạo.
  • Trị nấm ngứa, viêm sưng: Thuốc đi sâu đẩy lùi triệu chứng cho bệnh gây ra, giúp kiểm soát khí hư, giảm mùi hôi, loại bỏ ngứa ngáy, viêm nhiễm âm đạo. 
  • Tái tạo niêm mạc, tăng cường sức đề kháng: Đây là bước cuối cùng trong tiến trình điều trị. Thuốc Đông y tập trung làm lành tổn thương vùng kín đồng thời cân bằng nội tiết tố, pH âm đạo giúp trục ứ, hoạt huyết, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát. 

Trên nguyên tắc này, từ xa xưa có rất nhiều bài thuốc được nghiên cứu, bào chế nhằm mang tới giải pháp điều trị nấm âm đạo hiệu quả nhất. Những bài thuốc cho tới nay vẫn còn được lưu truyền và được cải tiến nhằm phù hợp hơn với cơ địa người Việt. 

Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì?

Theo các chuyên gia y tế, chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nấm âm đạo. Do đó, bên cạnh việc lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp, chị em cũng cần chú ý chế độ ăn uống để giúp bệnh nhanh khỏi, “một đi không trở lại”. 

Người bệnh nên ăn

  • Tỏi: Tỏi có tính ấm, vị cay giúp hỗ trợ tiêu hóa, hô hấp, giải độc, chống viêm hiệu quả. Chị em bị nấm nên ăn mỗi ngày 1 tép tỏi để giảm triệu chứng ngứa ngáy, huyết trắng ra nhiều, khí hư bất thường,…
  • Rau củ, trái cây tươi: các loại rau củ, trái cây như bưởi, táo, cam, rau lá xanh đậm… là thực phẩm người bị viêm âm đạo do nấm nên ăn bởi chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa oxy hóa, kìm hãm sự phát triển của nấm.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus giúp duy trì độ pH của âm đạo từ đó tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong âm đạo phát triển đẩy lùi hại khuẩn, trả lại cho chị em vùng kín khỏe mạnh. 

Người bị bệnh nên kiêng

  • Hải sản: Hải sản như tôm, cua, cá biển, mực,… có thể gây kích ứng, làm nhiệt độ cơ thể tăng từ đó khiến vùng kín nóng rát, khó chịu, gây ngứa ngáy dữ dội, khí hư nhiều hơn. Do đó, người bị nấm âm đạo cần tránh loại thực phẩm này. 
  • Đồ ăn cay nóng: Các món cay nóng khiến tình trạng viêm nhiễm, lở loét âm đạo ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, chúng còn khiến nhiệt độ cơ thể tăng làm suy giảm chức năng thải độc của gan, thận ừ đó ảnh hưởng chức năng tạng phủ khác như tỳ, can, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh theo quan niệm của Đông y. 
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Các thực phẩm như pho mát, khoai tây chiên, đồ đóng hộp,… có lượng chất béo không tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiêu thụ nhiều những thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. 
  • Đồ ăn nhiều đường: Đường chính là thức ăn chính của nấm candida – nguyên nhân gây nấm âm đạo. Do vậy, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chứa đường bởi điều này có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển khiến bệnh trầm trọng hơn.

Phòng ngừa viêm âm đạo do nấm thế nào?

Nấm âm đạo là bệnh rất dễ tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, trong sinh hoạt hằng ngày chị em cần chú ý một số điểm như sau nhằm tránh bệnh quay lại:

  • Trong thời gian điều trị nên hạn chế quan hệ tình dục, khi quan hệ cần sử dụng bao cao su. 
  • Giặt quần lót riêng và phơi chỗ có nắng trực tiếp hoặc sấy, là trước khi mặc. 
  • Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh, dung dịch có tính tẩy rửa mạnh bởi điều này có thể làm mất cân bằng độ pH âm đạo. 
  • Khi bị ngứa không nên gãi, chà xát bởi điều này có thể gây xước, làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn. 
  • Nên thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Trên đây là một số thông tin về nấm âm đạo. Hy vọng những thông tin này giúp ích bạn đọc phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường của cơ thể, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?