Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không? Cách điều trị bệnh

Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không là lo lắng và thắc mắc của hầu hết người bệnh. Bởi căn bệnh này gây ra một số triệu chứng ở cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên cũng như đưa ra cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt nam, nữ. Bệnh gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát khi quan hệ. Vì thế, nhiều người bệnh thắc mắc rằng viêm đường tiết niệu có bị vô sinh không?

Mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh không? 

Bị viêm tiết niệu có ảnh hưởng đến sinh sản không? Theo các chuyên gia, nữ giới bị viêm đường tiết niệu rất dễ dẫn đến vô sinh nếu không được phát hiện sớm. Lý do là các vi khuẩn ở đường tiết niệu sinh trưởng và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Theo thời gian, các vi khuẩn này lây lan nhanh đến buồng trứng, vòi trứng, tử cung. Từ đó dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng, viêm nhiễm buồng trứng, viêm cổ tử cung…

Bệnh viên đường tiết niệu có gây sô sinh không?
Bệnh viên đường tiết niệu có gây sô sinh không?

Đây là những cơ quan quan trọng trong việc sinh sản ra trứng và tạo điều kiện để thụ thai. Khi bị viêm nhiễm, lượng trứng được sản sinh sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, ngăn cản việc xâm nhập của tinh trùng vào trứng để thụ thai. Điều này làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công ở chị em phụ nữ. Do đó, khả năng có con ở nữ giới bị viêm đường tiết niệu cũng suy giảm. 

Từ chia sẻ trên, chị em phụ nữ đã trả lời được thắc mắc viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thụ thai hay không. 

Ở nam giới, viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không? 

Viêm đường tiết niệu có con được không cũng là thắc mắc của cánh mày râu khi chẳng may mắc bệnh. Không chỉ ở nữ giới, viêm đường tiết niệu ở nam cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng có con. Nguyên nhân là bởi:

  • Cơ quan sinh dục và hệ thống tiết niệu rất gần nhau. Vì thế, vi khuẩn dễ lây lan sang bộ phận sinh dục và gây bệnh ở tinh hoàn, quy đầu dương vật… Từ đó làm suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
  • Khi cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm, chất lượng và số lượng tinh trùng cũng suy giảm. Điều này làm tăng khả năng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
  • Ngoài ra, viêm đường tiết niệu kéo dài sẽ gây hẹp đường tiết niệu. Từ đó gây khó khăn trong việc xuất tinh hoặc lượng tinh dịch xuất ra cũng rất ít. Kéo theo đó là khả năng tinh trùng gặp trứng giảm và làm tăng khả năng vô sinh. 

Từ những chia sẻ trên, nam giới đã biết được viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến sinh sản hay không. Khi phát hiệu triệu chứng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị sớm nhất. 

Ngoài những yếu tố trên, viêm đường tiết niệu có thể gây vô sinh cho nam và nữ bởi khi quan hệ cơ quan sinh dục sẽ đau rát, khó chịu. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy e ngại, sợ hãi và lảng tránh chuyện chăn gối.

Bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến mang thai không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị sẽ khiến mẹ bầu bị tiền sản giật, sinh con non, sinh con nhẹ ký… 

Ngoài ra, các triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém và làm chậm quá trình tăng trưởng của bé. 

Các biện pháp chữa trị khi bị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu có gây vô sinh nên người bệnh cần thăm khám và điều trị từ sớm. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng để đưa ra biện pháp điều trị cho phù hợp, hiệu quả cao. 

Tây y chữa viêm đường tiết niệu

Người bệnh có thể điều trị viêm đường tiết niệu bằng các loại thuốc Tây y. Thuốc Tây sẽ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng và phòng ngừa bệnh tái phát. Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc này được dùng cho người bị viêm đường tiết niệu ở mức độ nặng. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như Acetaminophen hoặc Pyridium.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh giúp thu hẹp ổ viêm nhiễm, diệt khuẩn như Levofloxacin, Amoxicillin, Ciprofloxacin, Cephalexin, Nitrofurantoin…

[pr_middle_post]

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bệnh lý nền, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại thuốc khác để tăng khả năng điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cho từng trường hợp cụ thể. 

Bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu

Trong Đông y, bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do ngoại tà xâm nhập. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến thận, bàng quang, niệu đạo. Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh bằng cách thải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, loại bỏ vi khuẩn. 

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài thuốc số 1: Ngưu tất, hoàng bá, hoàng cần, kim ngân hoa, hoạt thạch, sinh địa. Bạn dùng 1 lít nước đun sôi các thảo dược, đun đến khi còn ¼ lượng nước so với ban đầu là được. Chắt thuốc ra bát và uống nước đều đặn mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sa nhân, tỳ giải, đỗ trọng, rễ đậu biếc, ké đầu ngựa, rễ cỏ tranh, quả địa phu. Bạn sắc các dược liệu với 1,2 lít nước đến khi còn 300ml nước là được. Dùng thuốc mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Các bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y trên chỉ mang tính tham khảo. Để biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào, người bệnh nên đến phòng khám Đông y để điều trị và bốc thuốc uống.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Những mẹo dân gian chỉ có tác dụng điều trị cho những trường hợp viêm nhiễm ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ mẹo dân gian nào để chữa bệnh. 

Một số mẹo dân gian điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà như:

  • Ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu… Bạn có thể kết hợp với rễ cỏ tranh, nấu sôi các dược liệu và thêm vào một chút mật ong để uống. 
  • Giấm táo: Vitamin, khoáng chất trong giấm táo có tác dụng ức chế, ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Bạn có thể hòa 1 thìa giấm táo với 2 thìa mật ong và uống mỗi ngày 1 lần để điều trị viêm đường tiết niệu.
Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, tiểu viêm ở đường tiết niệu
Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm ở đường tiết niệu
  • Nha đam: Nha đam có chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn tốt. Người mắc bệnh viêm đường tiết niệu có thể lấy nước cốt nha đam để uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 bát nhỏ. 

Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa khi bị viêm đường tiết niệu

Có thể thấy, bệnh viêm đường tiết niệu có gây vô sinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Người bệnh có thể lưu ý một số điều dưới đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Nếu buồn đi tiểu hãy đi ngay và không được nhịn tiểu. Thói quen nhịn tiểu sẽ gây tắc nghẽn bàng quang và vi khuẩn có cơ hội sinh sản, phát triển.
  • Người bệnh nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống nước ép trái cây, nước rau củ.
  • Sau khi đi vệ sinh, bạn cần lau nhẹ từ trước ra sau nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày, đúng cách, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục. 
  • Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và hạn chế vi khuẩn có khả năng xâm nhập, gây hại.
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. 

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi viêm đường tiết niệu có gây vô sinh hay không và cách điều trị bệnh. Hy vọng, những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu.

5/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?