Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ: Những thông tin cần biết

Hiện nay, bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ xảy ra khá phổ biến. Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm đường tiết niệu ở nữ là gì? Cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ là gì? 

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới là tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiết niệu. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang. Trong đó, nhiễm trùng bàng quang là tình trạng phổ biến nhất. Từ bàng quang, vi khuẩn sẽ di chuyển tấn công vào thận và niệu quản một cách dễ dàng.

Tỷ lệ nữ giới bị viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới
Tỷ lệ nữ giới bị viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới

Theo nghiên cứu chuyên sâu, nguy cơ nữ giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu có thể cao gấp 30 lần so với nam giới. Cứ 10 phụ nữ sẽ có 4 người mắc bệnh. Mỗi người sẽ mắc ít nhất một lần trong suốt cuộc đời của họ.

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở nữ cao hơn đàn ông nhiều lần là do niệu đạo (ống dẫn nước tiểu và bàng quang ra ngoài) của họ ngắn hơn so với đàn ông. Hơn nữa, lỗ niệu đạo của phụ nữ rất gần với âm đạo và hậu môn. Đây chính là những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh dễ dàng.

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Nguyên nhân bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là do vi khuẩn Escherichia Coli. Một số trường hợp khác là do nấm men. Khi vi khuẩn xâm nhập vào trong, chúng sẽ bám trên thành mạch của niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Từ đó, chúng sẽ sinh sôi và gây ra tình trạng viêm sưng khó chịu. 

Bệnh lý này xảy ra khi gặp một số điều kiện thuận lợi như sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục bừa bãi có thể khiến bạn bị lây nhiễm các bệnh tình dục từ đối phương. Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tiết niệu. Từ đó gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới.
  • Đang trong thai kỳ: Mang thai cũng có thể là nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Hormone nội tiết biến đổi sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường bên trong đường tiết niệu. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Một số trường hợp do thai nhi phát triển quá lớn, chèn ép lên bàng quang. Điều này sẽ khiến quá trình đào thải nước tiểu kém đi và bị tồn đọng gây viêm nhiễm.
  • Giai đoạn hậu mãn kinh: Sau khi kết thúc thời kỳ kinh nguyệt, một lượng lớn estrogen sẽ bị mất đi và mô âm đạo mỏng dần, khô hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công hệ tiết niệu.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai có chất diệt tinh trùng: Một số loại bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng bên ngoài màng ngăn. Loại chất này sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo vì nó sẽ tiêu diệt luôn các lợi khuẩn. Lúc này, vi khuẩn gây hại sẽ tấn công mạnh mẽ và gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.
  • Các nguyên nhân khác: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, sỏi thận, sỏi bàng quang… Ngoài ra, phụ nữ đặt ống thông tiểu hoặc viêm nhiễm sau phẫu thuật cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tiến triển theo hai giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Dưới đây là những dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu ở nữ:

  • Đau rát, nhói buốt khó chịu khi đi tiểu.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu lại rất ít, tiểu lắt nhắt.
  • Cảm giác đau âm ỉ kèm theo tình trạng căng cứng ở vùng bụng nằm dưới rốn.
  • Nước tiểu có màu sẫm đục, kèm mùi hôi hoặc có khi tiểu ra máu.

[pr_middle_post]

Đau khi đi tiểu là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ
Đau khi đi tiểu là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ

Những dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu cấp ở nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi chuyển sang giai đoạn viêm đường tiết niệu mãn tính, tình trạng tiểu buốt sẽ thuyên giảm. 

Tuy nhiên, một số dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở nữ sẽ xuất hiện trong giai đoạn mãn tính như sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, tay chân run rẩy… Đồng thời, triệu chứng tiểu rắt vẫn tiếp diễn và không thuyên giảm.

Bị viêm đường tiết niệu ở nữ có nguy hiểm không? 

Viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh? Có nguy hiểm không? Đây là những vấn đề mà người bệnh rất băn khoăn. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của hệ tiết niệu và sức khỏe. 

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới có thể gây ra những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng thận khiến thận không thể đào thải và loại bỏ độc tố trong máu. Thậm chí thận có thể bị phá hủy hoàn toàn và mất chức năng hoạt động. Người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn từ thành mạch của hệ tiết niệu tấn công vào đường máu, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng ít gặp hơn nhưng nó để lại hậu quả rất nặng nề, đặc biệt có thể khiến người bệnh tử vong.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Viêm đường tiết niệu sẽ khiến chị em cảm thấy đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục. Nếu bệnh kéo dài thì đường tiết niệu sẽ bị hẹp và làm giảm khoái cảm tình dục.
  • Gây ra các bệnh viêm nhiễm khác: Vi khuẩn ở đường tiết niệu có thể lây lan đến các bộ phận khác và gây viêm nhiễm. Chẳng hạn như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng… Điều này có thể làm cản trở quá trình sinh sản và khiến nữ giới bị vô sinh, hiếm muộn. 
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng hệ tiết niệu thì bạn nên thận trọng. Bởi vì, tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề như sinh non, trẻ sơ sinh bị thiếu cân…

Có thể thấy, viêm đường tiết niệu là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, chị em không nên chủ quan. Khi có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên chủ động đến bác sĩ thăm khám và điều trị.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Trước khi điều trị, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm. Một số xét nghiệm để xác định bệnh như lấy nước tiểu, soi bàng quang, chụp tia X quang… Dựa vào kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở nữ. Từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. 

Biện pháp Tây y

Hầu hết các loại thuốc Tây y có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và cải thiện tình trạng khó chịu. Đồng thời giúp phục hồi chức năng của hệ tiết niệu và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số loại thuốc Tây y chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới như:

  • Thuốc giảm đau: Khi bị đau tức bụng kéo dài, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau liều nhẹ như Acetaminophen và Ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc tân dược này. Thời gian sử dụng giảm đau thuốc tối đa là 10 ngày. 
  • Thuốc kháng sinh: Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn đều phải uống thuốc kháng sinh. Nhóm thuốc này sẽ ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đó khiến chúng bị rối loạn hoạt động sống. Một số loại thuốc kháng sinh như Trimethoprim, Nitrofurantoin, Ciprofloxacin..
  • Thuốc estrogen âm đạo: Đối với những bệnh nhân bị viêm tiết niệu do nội tiết tố, sử dụng các loại thuốc estrogen âm đạo là giải pháp hữu hiệu. Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khô ráp vùng kín. Đồng thời giảm cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Imvely, Vagifem Cream,…
Thuốc Tây y giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, đau rát khi đi tiểu
Thuốc Tây y giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, đau rát khi đi tiểu

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, chị em nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tránh trường hợp nhờn thuốc.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ bằng Đông y

Theo Đông y, viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng lâm. Bệnh xảy ra do ngoại nhân (thấp nhiệt) xâm nhập hoặc nội thương (âm hư, huyết nhiệt) gây bệnh. Các bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị tận gốc, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Hiện nay, Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới mà bạn có thể áp dụng:

  • Bài thuốc số 1: Hải kim sa, dây mướp đắng mỗi vị 15g, cỏ seo gà 30g, lá chè xanh 5g. Bạn rửa sạch các dược liệu, cho vào nồi đun với 1,5 lít nước sạch. Đun sôi trong khoảng 30 phút, chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, cúc hoa mỗi vị 4g, cam thảo bắc 6g, chè xanh khô 5g, kim tiền thảo 40g. Bạn tán nhỏ các dược liệu thành bột. Cho nước sôi vào bột, hãm như nước trà trong khoảng 20 phút. Bạn uống hết nước thuốc trong ngày.
  • Bài thuốc số 3: Đương quy, mộc thông, chè xanh mỗi vị 5g, vỏ cây liễu trắng 60g, nụ hoa hòe 30g, cam thảo 5g. Bạn cho các nguyên liệu vào 1,5 lít nước rồi đun trên lửa nhỏ. Đun thuốc đến khi cạn còn ⅓ thì cho đường trắng vào và tắt bếp. Bạn có thể uống nước này để thay nước lọc hàng ngày. 

Các bài thuốc Đông y trị viêm đường tiết niệu trên chỉ mang tính tham khảo. Để biết chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, bạn nên đến phòng khám Đông y chuyên khoa để được thăm khám.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số mẹo dân gian mà bạn có thể tham khảo:

  • Giấm táo: Giấm táo có chứa nhiều axit lactic giúp cân bằng môi trường trong hệ tiết niệu. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Giấm táo có thể được sử dụng cho cả phụ nữ mang thai. Bạn khuấy đều 2 thìa cà phê giấm táo với 1 cốc nước ấm. Bạn uống trực tiếp hỗn hợp này, mỗi ngày uống 1 cốc.
  • Việt quất: Chất chống oxy hóa trong quả việt quất giúp hạn chế vi khuẩn bám trong hệ tiết niệu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt và viêm nhiễm. Bạn cho việt quất vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc hỗn hợp qua rây để thu lấy nước cốt và uống trong ngày.
  • Trà xanh: Đây là một loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất như tanin, vitamin A, vitamin B2, vitamin B3… Các hoạt chất này sẽ giúp lợi tiểu, kháng khuẩn và thu hẹp ổ viêm nhiễm. Bạn rửa sạch lá trà xanh, đun sôi với nước và uống hàng ngày để điều trị bệnh.
Người bệnh có thể uống nước trà xanh chữa viêm đường tiết niệu
Người bệnh có thể uống nước trà xanh chữa viêm đường tiết niệu

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ thích hợp áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, chưa có nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất cứ mẹo chữa bệnh tại nhà nào.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Do vậy, chị em phụ nữ nên lưu ý những biện pháp để phòng tránh bệnh như sau:

  • Hạn chế nhịn tiểu quá lâu từ 3 – 4 giờ. Vì nước tiểu sẽ tích tụ trong bàng quang gây nhiễm khuẩn.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để hạn chế vi khuẩn tấn công vào lỗ niệu đạo, âm đạo.
  • Sử dụng giấy vệ sinh lau từ trước ra phía sau. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công từ hậu môn đến lỗ niệu đạo.
  • Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín và hậu môn. Bạn nên dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để chà rửa, không nên thụt rửa quá sâu.
  • Lựa chọn đồ lót có chất liệu thoải mái, thấm hút và co giãn tốt. 
  • Chị em nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Chẳng hạn như việt quất, rau có màu xanh đậm, sữa chua, các loại trái cây có múi… 
  • Người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, các loại đồ uống có cồn…
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.
  • Thiết lập thói quen làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ, hợp lý. Không được thức quá khuya hoặc làm việc căng thẳng liên tục.

Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Chị em phụ nữ nên lưu ý đến sức khỏe của mình, kịp thời điều trị khi mắc bệnh. Tuyệt đối không được chủ quan hay e ngại mà không đi khám, điều này có thể khiến bệnh diễn biến nguy hiểm hơn.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?