Viêm Xoang Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm xoang cấp là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người sống trong khu vực có không khí bị ô nhiễm hoặc có hệ miễn dịch bị suy giảm. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành thể mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng này.

Viêm xoang cấp là gì?

Viêm xoang cấp tính là tình trạng các lỗ xoang bị viêm, tiết nhiều dịch khiến cho chúng bị ứ đọng và gây mủ. Lúc này, vì có nhiều dịch nhầy trong xoang nên sẽ gây áp lực rất lớn đối với vùng đầu và mặt, gây ra hiện tượng đau nhức ở khu vực này. 

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp diễn ra khá nghiêm trọng, kéo dài hơn 10 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy trong giai đoạn này, người bệnh cần điều trị tích cực để bệnh nhanh chóng được cải thiện. 

Viêm xoang cấp tính là tình trạng các lỗ xoang bị viêm, tiết nhiều dịch
Viêm xoang cấp tính là tình trạng các lỗ xoang bị viêm, tiết nhiều dịch

Trong trường hợp bệnh kéo dài hơn 8 tuần thì có nghĩa là bệnh viêm xoang đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó bệnh sẽ có xu hướng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như ở mắt, nội sọ, tai, dây thần kinh, xương và mạch máu.

Nguyên nhân gây viêm xoang cấp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm xoang cấp là do vi khuẩn và virus gây nên. Ngoài ra, nó còn xuất phát từ rất nhiều yếu tố nguy cơ khác như tiếp xúc với dị nguyên, thời tiết, môi trường, chất kích thích,… 

Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh viêm xoang cấp:

  • Do virus: Một số loại virus như virus cúm, rhinovirus, parainfluenz,… khi xâm nhập vào vùng xoang mũi sẽ gây suy giảm miễn dịch và gây ra các triệu chứng của bệnh viêm xoang. 
  • Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như Streptococci, pneumococci, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, staphylococci có khả năng tấn công các túi xoang và gây nhiễm trùng tại khu vực này. Nếu không được điều trị tích cực, chúng có thể tấn công sang các vùng lân cận gây ra các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng,…
  • Do nấm: Các tế bào nấm trong không khí có thể tiếp xúc với vùng xoang mũi và gây kích ứng niêm mạc, dẫn đến hiện tượng chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi,…
  • Bệnh viêm mũi dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng đều có thể phát triển thành viêm xoang cấp tính. Bệnh gây tắc nghẽn các đường thoát của túi xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus tấn công.
  • Các yếu tố môi trường: Các yếu tố từ môi trường như không khí ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…. có thể gây kích thích niêm mạc mũi, gây tắc nghẽn và góp phần khởi phát bệnh viêm xoang cấp tính.
  • Dùng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lào, thuốc lá,… có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể không còn đề kháng với các loại virus, vi khuẩn. Ngoài ra, khói thuốc cũng sẽ gây kích ứng xoang, khiến khu vực này bị sưng, viêm.
  • Cấu trúc xoang bất thường: Những người bị lệch vách ngăn, vách ngăn xoang bị cong hẹp khiến cho không khí và dòng chảy chất nhầy khó lưu thông. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, gây nhiễm trùng
  • Tổn thương mũi xoang: Các tổn thương tại vùng mũi xoang do tai nạn, chơi thể thao hoặc áp xe quanh răng hàm trên,…. là những yếu tố khiến cho vùng xoang mũi dễ bị ảnh hưởng, gây mất chức năng của mũi.

Dấu hiệu nhận biết

Người bị viêm xoang cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Nghẹt mũi, khó thở: Người bị viêm xoang thường xuyên gặp phải tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thở bằng mũi nên phải thở bằng miệng.
  • Đau trong vùng xoang: Người bệnh cảm thấy đau nhức và áp lực trong xoang, đặc biệt ở vùng trán và gò má.
  • Chảy nước mũi: Người bị viêm xoang cấp sẽ có hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi. Dịch mũi chảy ra thường có màu trong suốt và hơi nhầy.
  • Mệt mỏi khó chịu: Các triệu chứng của viêm xoang xuất hiện dồn dập khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung vào công việc, học tập.
  • Vị giác thay đổi: Một số bệnh nhân cho biết họ cảm thấy vị giác bị thay đổi trong trường hợp bị viêm xoang cấp tính. Khả năng nhận biết mùi và khẩu vị cũng có sự thay đổi.
  • Triệu chứng khác: Ho khan, sốt, đau răng, đau đầu, đau tai, cảm giác đầy tai, hôi miệng,…
Người bệnh có cảm giác sổ mũi, nghẹt mũi
Người bệnh có cảm giác sổ mũi, nghẹt mũi

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra:L

  • Sưng phù nề vùng mặt và quanh mi mắt.
  • Nhức đầu và nhức vùng mặt.
  • Ù tai, đau tai.
  • Sốt cao liên tục.
  • Nhìn mờ, nhìn đôi,
  • Không ngửi thấy mùi.
  • Lú lẫn.
  • Cứng gáy.
  • Các triệu chứng kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị bằng thuốc.
  • Sức khỏe của người bệnh đang ngày càng xấu đi.

Biến chứng của viêm xoang cấp

Bệnh viêm xoang cấp thường ít khi ghi nhận các trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng. Tỷ lệ xảy ra chỉ khoảng 1/1000 trường hợp. Mặc dù vậy người bệnh không được quá chủ quan. Nếu lơ là trong việc điều trị hoặc chữa sai cách thì có thể bạn sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Viêm mô tế bào.
  • Viêm mô tế bào ổ mắt.
  • Áp xe dưới màng xương.
  • Áp xe ổ mắt.
  • Huyết khối xoang hang.
  • Tụ máu dưới màng cứng.
  • Tụ máu ngoài màng cứng.
  • Viêm màng não.
  • Viêm thanh quản mãn tính.
  • Viêm họng.
  • Viêm phế quản.
  • Viêm phổi.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán bệnh viêm xoang cấp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh viêm xoang đó là cần có ít nhất 2 triệu chứng chính hoặc 1 triệu chứng chính kèm theo 2 triệu chứng phụ. Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh viêm xoang bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số ESR và CRP trong máu tăng cao cho thấy bạn đang bị mắc các bệnh về nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Nuôi cấy dịch mủ: Phương pháp này rất hữu ích cho những trường hợp kháng trị hoặc bệnh nhân bị dị ứng với nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên xét nghiệm này ít được sử dụng do tương quan kém với dịch hút nội soi.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang xoang mũi sẽ giúp hiển thị mức chất lỏng không khí, đồng thời kiểm tra xem người bệnh có dị vật bên trong mũi hoặc có cấu trúc xoang mũi bất thường hay không.
  • Chụp CT xoang: Phương pháp này được áp dụng nếu nghi ngờ có biến chứng. Chụp CT giúp đánh giá xương, răng, mô mềm, các bất thường về giải phẫu hoặc sự hiện diện của viêm xoang mãn tính. Đồng thời cho thấy được mức độ dịch khí, xói mòn xương và viêm bên trong xoang. Nếu niêm mạc xoang dày hơn 5mm thì tức là người bệnh bị viêm xoang.
  • Chụp MRI: Kỹ thuật này giúp đánh giá mô mềm hoặc chẩn đoán khối u bên trong xoang. Do đó MRI chủ yếu được dùng để xác định mức độ biến chứng trong trường hợp bị viêm xoang lan đến nội sọ.

Điều trị viêm xoang cấp  

Đối với bệnh viêm xoang cấp, bạn có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc từ mẹo dân gian, thuốc Tây y hoặc Đông y. Dựa trên mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng và cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn áp dụng phương pháp điều trị phù hợp:

Mẹo dân gian

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang cấp tính như dùng lá lốt, trầu không, hành tây, mật ong,… Các mẹo chữa bệnh này được đánh giá là an toàn, hiệu quả, nguyên liệu dễ kiếm, có thể thực hiện tại nhà vào bất kỳ thời điểm nào.

Mật ong: Mật ong có chứa các thành phần như flavonoid phenolic, axit hữu cơ cùng các loại vitamin và khoáng chất khác. Nguyên liệu này có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu niêm mạc, giảm tiết dịch nhầy và tăng cường hệ miễn dịch. 

Cách thực hiện: 

  • Pha 2 thìa mật ong nguyên chất vào cốc nước ấm 200ml.
  • Cho thêm khoảng 1 hoặc 2 thìa nước cốt chanh vào.
  • Khuấy đều và uống ngay khi nước trà còn ấm nóng.
  • Mỗi ngày dùng 2-3 lần sẽ thấy triệu chứng viêm xoang được cải thiện.

Hành tây: Hành tây có chứa chất quercetin, có tác dụng giảm sưng viêm và chống lại các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa chất lưu huỳnh, giúp kháng khuẩn, diệt nấm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Điều trị viêm xoang cấp bằng hành tây
Điều trị viêm xoang cấp bằng hành tây

Cách thực hiện: 

  • Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ và rửa sạch.
  • Cho vào một ly nước sôi và để nguyên trong vòng 10 phút.
  • Uống hết ly nước này khi còn ấm.
  • Ngoài ra bạn có thể bổ sung hành tây vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện bệnh từ bên trong.

Lá trầu không: Trầu không có tác dụng giải độc, hóa đàm, tiêu viêm, sát khuẩn, giúp điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Nhờ đặc tính này, bạn có thể dùng lá trầu không để cải thiện một số triệu chứng khó chịu như đau nhức đầu, chảy nước mũi, nhức xoang mặt,…

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không bạn đem rửa sạch và đun sôi với nước.
  • Khi nước sôi thì đổ ra thau sạch.
  • Ghét sát mặt lại và chùm thêm một chiếc khăn sạch lên đầu để xông hơi.
  • Thời gian xông mũi khoảng 15 đến 20 phút.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần để triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Lá lốt: Y học thường dùng lá lốt để chống viêm, tiêu độc, trừ thấp, hạ khí, trừ hôi tanh. Thành phần của nguyên liệu này có chứa piperidin, piperin và 57% lượng tinh dầu, có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh viêm xoang.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá lốt tươi, đem rửa sạch.
  • Ngâm lá lốt với nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với một ít muối,
  • Vắt lấy nước cốt lá lốt và loại bỏ phần bã.
  • Nhỏ nước lá lốt vào mỗi bên lỗ mũi từ 2-3 giọt.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Nên áp dụng thường xuyên cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Phương pháp Tây y

Trước tiên, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc xịt và thuốc uống để kiểm soát triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc được thường có mặt trong đơn thuốc của bác sĩ bao gồm:

  • Thuốc xịt nước muối: Nhóm thuốc này có tác dụng giữ ẩm cho đường mũi, ngăn ngừa khô mũi dẫn đến chảy máu cam. Người bệnh sử dụng thuốc xịt nước muối mỗi ngày 1-2 lần để giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi.
  • Thuốc ức chế tế bào Mast: Nhóm thuốc này được dùng phổ biến dưới dạng xịt, có chứa thành phần chính là Cromolyn Natri. Thuốc có tác dụng nhanh sau 30 phút sử dụng, giúp cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…
  • Thuốc xịt kháng Cholinergic: Thuốc có chứa thành phần chính là Ipratropium bromide, có tác dụng ức chế sản sinh dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, hắt hơi. Thuốc được dùng dưới dạng xịt và không điều trị quá 3 tuần.
  • Thuốc thông mũi: Các loại thuốc thông mũi phổ biến như Oxymetazoline hydrochloride, Xylometazoline, Phenylephrine hydrochloride. Thuốc có tác dụng làm co mạch, giảm sưng viêm tại các mô, giảm áp lực trong xoang mũi, từ đó cải thiện cảm giác nghẹt mũi. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn, không quá 3 ngày.
  • Thuốc chứa corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng tại chỗ như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,… Thuốc thường được điều chế dưới dạng xịt và thuốc uống. Thời gian để thuốc phát huy tác dụng là khoảng 1 tuần. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc chứa corticoid vì nó gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này được bào chế dưới dạng xịt (Olopatadine, Azelastine) hoặc dạng viên uống (Diphenhydramine, Clemastine, Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine, Desloratadine, Levocetirizine, Fexofenadine…). Công dụng chính của thuốc là giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi.
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị viêm xoang cấp đó là Amoxicillin, Ampicillin, Cefuroxime, Cefoxitin, Cefpodoxime, Cefazolin, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Azithromycin, Clarithromycin… Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sưng viêm và ngăn ngừa biến chứng.
Thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng

Trong trường hợp áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh can thiệp bằng ngoại khoa. Một số phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị viêm xoang cấp bao gồm:

  • Đặt ông thông mũi: Bác sĩ sẽ đặt một ống thông luồn qua lỗ mũi để đi vào xoang, giúp loại bỏ chất nhầy và tạo sự thông thoáng cho xoang.
  • Phẫu thuật xử lý tắc nghẽn: Trường hợp bị tắc nghẽn trong xoang do dị vật, polyp mũi, lệch cấu trúc mũi,… sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn và thiết lập lại cấu trúc vùng xoang mũi.
  • Thu thập mủ từ túi xoang: Nếu bệnh nhân bị viêm xoang cấp có mủ và gây nhiễm trùng nặng sẽ được bác sĩ phẫu thuật để thu thập mủ từ túi xoang. Điều này giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu của bệnh và giúp bạn nhanh hồi phục.

Thuốc Đông y

Việc điều trị bệnh viêm xoang cấp bằng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Thuốc Đông y có lợi thế là an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Dược tính của thuốc giúp tác động vào căn nguyên gốc rễ của bệnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe toàn diện. 

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm xoang cấp người bệnh có thể tham khảo: 

Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu: Tân di 2g, sơn chi 4g, thạch cao 4g, tri mẫu 4g, mạch môn 4g, thăng ma 1g, hoàng cầm 4g, bách hợp 4g, cam thảo 2g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sắc với 3 bát nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp và gạn ra để uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 3 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2:  

  • Nguyên liệu: 30g ngân hoa, 12g liên kiều, 9g thương nhĩ tử, 9g xích thược, 9g bạch chỉ, 9g hồng hoa, 9g bạc hà,9g  đào nhân và 5g trần bì.
  • Cách sử dụng: Các nguyên liệu trên đem sắc với nước để uống. Mỗi ngày uống thuốc 2 lần vào các buổi trưa và buổi tối.

Bài thuốc 3: 

  • Nguyên liệu: 4g trạch tả, 4g phúc linh, 6g đơn bì, 8g cao ban long, 8g sơn thủ, 6gam ngũ vị, 8g hoài sơn, 8gam mạch môn, 8g ngưu tất, 16g thực địa.
  • Cách sử dụng: Các nguyên liệu trên đem sắc với 3 bát nước, khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp đến khi cạn còn 1 bát thì chắt thuốc ra chén nhỏ. Tiếp tục cho thêm 2 bát nước vào nấu cho đến khi cạn còn 1/2 bát thì tắt bếp. Trộn đều 2 chén thuốc với nhau, chia thành 3 lần dùng trong ngày. Uống liên tục cho đến khi bệnh viêm xoang được khỏi hẳn.

Bài thuốc 4: 

  • Nguyên liệu: 6g bạch chỉ, 10g kinh giới, 20g ké đầu ngựa, 30g Hoàng kỳ, 60g gạo tẻ, tế tân, đường trắng
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc trên đem sắc với nước lọc. Sau đó đem nấu nước thuốc với gạo tẻ để tạo thành cháo. Thêm một ít đường vào và ăn hàng ngày. Sử dụng món ăn này trong 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng viêm xoang được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 5: 

  • Nguyên liệu: 16g kim ngân hoa, 12g hoàng cầm, 12g đan bì, 16g ké đầu ngựa, 12g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g mạch môn đông, 8g tân di.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên sắc với nước để uống. Phần nước thu được chia thành 2-3 phần và uống hết trong ngày.
Thuốc Đông y giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng bền vững
Thuốc Đông y giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng bền vững

Phòng ngừa bệnh tái phát

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang cấp tính tái phát, người bệnh cần chủ động thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng như hải sản, đậu phộng, hạt tiêu, nấm, sữa, các loại hạt, đồ ăn cay nóng…
  • Tránh hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Rửa tay sạch sẽ trước bữa ăn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ nếu thời tiết quá hanh khô, giúp giữ ẩm cho vùng xoang mũi.
  • Nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh cảm cúm hàng năm.
  • Giữ vệ sinh vùng xoang mũi sạch sẽ bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần.
  • Không sử dụng rượu, bia.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày 60 phút để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Dùng thuốc trị viêm xoang theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của người có chuyên môn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm xoang cấp tính. Đây là một bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần tích cực thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển thành thể mãn tính.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?