Lang ben: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Lang ben là một bệnh lý da liễu phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh ảnh hưởng lớn đến vẻ bề ngoài khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới lang ben? Bệnh có những triệu chứng nào? Cách điều trị ra sao? Để biết được câu trả lời cho những vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bệnh lang ben là gì? Phân loại bệnh

Lang ben là tình trạng da bị nhiễm vi nấm Malassezia furfur. Khi loại nấm này phát triển quá mức, chúng sẽ gây ảnh hưởng tới sắc tố da. Da sẽ xuất hiện những mảng sáng, hoặc tối hơn bình thường. Mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc lang ben, tuy nhiên thanh thiếu niên là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có khí hậu nóng ẩm. Bởi những nước này có môi trường tự nhiên thuận lợi để nấm Malassezia sinh sôi, nảy nở. Khi loại nấm này phát triển quá mức, chúng sẽ gây tổn thương cho các vùng da như mặt, cổ, lưng…

Lang ben là tình trang da xuất hiện những mảng sáng, hoặc tối hơn bình thường
Lang ben là tình trang da xuất hiện những mảng sáng, hoặc tối hơn bình thường

Tùy theo màu sắc vùng da bị tác động mà có thể chia bệnh thành hai dạng:

Lang ben trắng

Lang ben trắng là hiện tượng da người bệnh xuất hiện những đốm trắng xen kẽ vùng da bình thường. Chúng mọc theo từng nốt riêng lẻ hoặc tạo thành các mảng lớn. Vùng da nhiễm bệnh thường bị khô, loang lổ, đóng vảy nhỏ.

Tình trạng này thường không gây quá nhiều khó chịu cho người bị bệnh. Tuy nhiên khi ra nắng hoặc mặc quần áo kín làm toát mồ hôi, vùng da tổn thương sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa rát, khó chịu. Bệnh rất dễ tái phát và có thể lây lan sang những vị trí khác trên cơ thể.

Lang ben đỏ

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện các chấm, đốm nhỏ hoặc mảng lớn có màu hồng hoặc đỏ trên da của mình. Lang ben đỏ thường xảy ra ở nửa thân trên như mặt, cổ, ngực hoặc lưng…

Người bệnh bị lang ban đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi sẽ có cảm giác ngứa khó chịu. Tùy theo sắc tố da và mức độ tiến triển của bệnh mà vùng da tổn thương có thể chuyển sang màu khác như nâu, nâu đỏ.

Nguyên nhân bị lang ben phổ biến

Nguyên nhân chính gây ra lang ben do vi nấm Malassezia phát triển trên da. Theo các bác sĩ da liễu, một số yếu tố có thể kích thích loại nấm Malassezia tăng trưởng gây bệnh bao gồm:

  • Khí hậu: Bệnh thường phát tán mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Khí hậu này khiến da dễ bị tiết mồ hôi, là cơ hội thuận lợi để nấm phát triển gây bệnh.
  • Mồ hôi tiết ra nhiều: Người bị rối loạn tuyến bã nhờn sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Hoặc trong quá trình vận động thể thao mạnh cộng với việc mặc quần áo kín làm bạn đổ mồ hôi nhiều. Những trường hợp này sẽ tạo điều kiện cho vi nấm Malassezia sinh sôi, nảy nở.
  • Thay đổi nội tiết: Điều này sẽ kích thích sự tăng tiết mồ hôi làm cho bệnh lây lan nhanh. Ngoài ra, rối loạn nội tiết làm tăng khả năng mắc các bệnh về da liễu do nấm. Trẻ đang trong tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng trên.
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh da kém sẽ làm cho lượng tế bào chết bị ứ đọng lại trong các lỗ chân lông. Từ đó tạo nguy cơ hình thành các bệnh da liễu, bao gồm cả lang ben.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Những người hệ miễn dịch suy giảm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Cụ thể như người mắc bệnh cúm, sởi, ung thư hoặc HIV…

Ngoài ra, lượng nấm Malassezia furfur còn phụ thuộc vào lipid ở trên bề mặt da. Do đó, chúng thường dễ ảnh hưởng đến những vùng da có nhiều bã nhờn như lưng, cổ, mặt… Những người sở hữu làn da dầu, sinh hoạt và làm việc trong môi trường nóng ẩm thường sẽ dễ mắc lang ben.

Những dấu hiệu của lang ben

Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết bệnh lang ben bao gồm:

  • Cơ thể xuất hiện các đốm lạ trên da, kích thước dần tăng lên tạo thành mảng lớn
Khi mắc bệnh cơ thể sẽ xuất hiện những đốm lạ, nhiều hình dạng tạo thành từng mảng lớn
Khi mắc bệnh cơ thể sẽ xuất hiện những đốm lạ, nhiều hình dạng tạo thành từng mảng lớn
  • Đốm có màu sáng hoặc tối hơn so với những vùng da xung quanh. Chúng có thể có màu trắng, hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Các đốm có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là phần thân trên, bao gồm cổ, ngực, lưng, cánh tay, mặt…
  • Những vùng da nhiễm bệnh bị khô, lên vảy và có thể gây ngứa cho người bệnh. Cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi.
  • Những đốm lang ben thường biến mất khi trời mát mẻ và nặng hơn khi khí hậu chuyển dần qua nóng ẩm.
  • Các đốm có xu hướng biến mất vào mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống. Tuy nhiên, chúng sẽ trở lại vào thời điểm mùa xuân hoặc mùa hè, lúc không khí trở nên nóng ẩm.

Bệnh lang ben có lây không?

Lang ben hoàn toàn có thể lay lan khắp cơ thể và lây từ người sang sang nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Đường lây nhiễm bệnh bao gồm:

  • Lây từ vùng này sang vùng khác: Những vùng da bị nhiễm bệnh thường có xu hướng liên kết nhau tạo thành các mảng lớn. Dần dần chúng sẽ lan sang những vùng da lân cận. Đặc biệt, khi gặp môi trường thuận lợi như đổ mồ hôi nhiều, khí hậu nóng ẩm… sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn. Nếu không điều trị sớm, người bệnh thậm chí còn bị lang ben toàn bộ nửa thân trên.
  • Lây từ người sang người: Bệnh xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhiễm bệnh của người khác. Vi khuẩn lợi dụng việc tiếp xúc tấn công các vùng da trên cơ thể bạn và gây bệnh.
  • Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Nấm Malassezia còn có thể tồn tại trên các đồ vật như chăn, quần áo, gối, nệm… Do đó, khi dùng chung vật dụng với người bệnh sẽ làm tăng khả năng mắc nấm lang ben.

Cách điều trị bệnh lang ben hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh lang ben. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh mà bạn sẽ sử dụng phương pháp chữa trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây chữa lang ben

Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn để chữa trị lang ben bởi tính hiệu quả nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng thuốc dạng bôi hoặc thuốc dạng uống để điều trị.

Thuốc bôi chữa trị lang ben

Trường hợp trong giai đoạn đầu mới mắc bệnh, bạn có thể dùng thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa vi khuẩn, tránh bệnh lây lan sang các vùng khác. Bạn đọc nên dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc ASA: Thuốc có khả năng chống viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn và nấm hiệu quả. Do đó, ASA thường được dùng để chữa trị các bệnh như lang ben, hắc lào… Dựa theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc dạng bôi hay dạng uống.
  • Thuốc Nizoral: Thuốc chứa thành phần Ketoconazole giúp ức chế sự phát triển của nấm, cải thiện triệu chứng bệnh. Mỗi ngày bôi thuốc từ 1-2 lần lên vùng da tổn thương. Duy trì trong vòng 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả điều trị.
Thuốc Nizoral ngăn ngừa sự phát triển của nấm, cải thiện triệu chứng bệnh
Thuốc Nizoral ngăn ngừa sự phát triển của nấm, cải thiện triệu chứng bệnh
  • Thuốc Kentax: Hoạt chất Ketoconazole trong thuốc có tác dụng kháng nấm hiệu quả. Thành phần này giúp ngăn cản nấm sinh trưởng và phát triển. Mỗi ngày, người bệnh sử dụng 2 lần, dùng đều đặn từ 2-4 tuần sẽ thấy khỏi hẳn.

Lưu ý: Bạn cần làm sạch vùng da bị tổn thương trước khi sử dụng thuốc bôi.

Thuốc chữa bệnh dạng uống

Khi thấy bệnh có hiện tượng lan rộng và tái phát nhiều lần, bạn nên chuyển sang dùng thuốc dạng uống. Chúng sẽ ức chế sự phát triển của vi nấm, giúp bệnh mau chóng khỏi. Một số loại thuốc mà bạn được dùng gồm: Fluconazole, Itraconazole,…

Tuy nhiên, thuốc đường uống có thể gây một số tác dụng phụ như kháng thuốc, teo da, gây độc cho gan… Vì thế, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn liều lượng cụ thể để tránh gặp phải hậu quả không mong muốn.

Mẹo dân gian chữa trị lang ben hiệu quả

Mẹo dân gian cũng là cách được nhiều người sử dụng để chữa lang ben. Chúng không chỉ an toàn, lành tính cho cơ thể mà còn giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo dân gian mang lại hiệu quả cao mà bạn nên áp dụng:

Dùng chuối xanh để trị lang ben

Nhựa chuối xanh chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển của nấm. Đồng thời chúng cũng ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vùng da xung quanh. Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian này theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một quả chuối xanh tươi, còn nhựa. Đem chuối thái thành từng lát mỏng.
  • Làm sạch vùng da tổn thương rồi lấy lát chuối đắp lên chỗ bị nhiễm bệnh.
  • Giữ yên trong khoảng 7-10 phút rồi gỡ ra và rửa lại bằng nước sạch.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần và đều đặn trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Chữa bệnh bằng củ tỏi

Tỏi chứa thành phần acid, allicin giúp kháng viêm hữu hiệu, ngăn cản hoạt động của nấm gây bệnh. Đồng thời nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho người bệnh.

Tỏi là một trong những mẹo dân gian trị bệnh vô cùng hữu hiệu
Tỏi là một trong những mẹo dân gian trị bệnh vô cùng hữu hiệu

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 3-4 tép tỏi, bóc vỏ, đem giã nát.
  • Sau đó đắp lên vùng da bị nhiễm bệnh.
  • Giữ nguyên trong khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Mỗi ngày duy trì thực hiện 1 lần sẽ thấy vùng da cải thiện đáng kể.

Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc này lên vết thương hở hoặc những vùng da bị trầy xước.

Sử dụng rau răm để điều trị lang ben

Rau răm có tính sát khuẩn mạnh nên thường được dùng để trị các bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào, nấm… Người bệnh cần thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau răm, sau đó dùng nước rửa thật sạch. Tiếp đó bạn đem ngâm rau răm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đem rau giã nát, lọc bỏ bã lấy nước thoa lên vùng da bị nhiễm bệnh.
  • Để yên rau răm trên da trong vòng 5 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Bạn nên thực hiện mẹo này 2 lần/ngày để các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Dùng các bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả

Ngoài những phương pháp trên, bạn đọc còn có thể áp dụng các bài thuốc Đông y để trị lang ben. Đông y là phương pháp đi sâu vào chữa trị nguyên căn gây nên bệnh. Đồng thời tăng cường hoạt động của gan, thận; nâng cao sức khỏe cơ thể. Từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Một số bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả được nhiều người tin dùng bao gồm:

Thảo dược bôi ngoài da ở dạng nước

  • Thành phần: Đương quy, xuyên khung (hương thảo, sơn cúc cùng), hoàng kỳ, bạch truật, bạch phục linh (dây khum) và một số thảo dược khác.
  • Công dụng: Chữa trị các bệnh ngoài da như hắc lào, lang ben, nấm… Sát trùng, tiêu diệt các vi khuẩn, giảm sưng viêm, ngứa, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời hạn chế bệnh lây lan sang các vùng da xung quanh, hồi phục và tái tạo các vị trí bị tổn thương.
  • Cách dùng: Các vị thuốc trên sau khi rửa sạch bạn đem sắc đặc. Vệ sinh vùng da nhiễm bệnh bằng khăn mềm. Sau đó thoa một lớp mỏng nước thuốc lên da. Giữ nguyên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ thấy tình trạng da được cải thiện.
Các bài thuốc Đông y vừa có khả năng trị bệnh hiệu quả lại vừa bồi bổ cho cơ thể
Các bài thuốc Đông y vừa có khả năng trị bệnh hiệu quả lại vừa bồi bổ cho cơ thể

Dùng thảo dược điều chế ở dạng cao tinh chất uống liền để chữa bệnh

  • Thành phần: Phòng phong (hồi thảo, sơn hoa trà), xuyên khung, cúc tần (cây đại bi, mai hoa não), bách bộ, diệp hạ châu, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng…
  • Công dụng: Hỗ trợ cải thiện chức năng của gan, thông mật, hoạt huyết, đào thải độc tố… Chữa trị hiệu quả các bệnh da liễu như nổi mề đay, mẩn ngứa, lang ben; các bệnh viêm gan do virus, viêm túi mật, vàng da…
  • Liều lượng sử dụng: Người lớn dùng từ 1-2 viên sau bữa ăn khoảng nửa tiếng. Khi dùng, bạn chỉ cần hòa một viên cao với 200ml nước sôi rồi uống là được. Còn trẻ dưới 15 tuổi sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Lang ben là một bệnh lý dễ lây lan từ người sang người và tái phát nhiều lần. Do đó, bạn nên chủ động áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh:

  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, khô ráo, tránh mồ hôi. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, bạn nên tắm 2 lần/ngày để ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Khi mắc bệnh, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hoặc tập luyện thể dục quá mức dẫn tới ra mồ hôi.
  • Mặc quần áo thoáng mát, có chất vải dễ thấm hút mồ hôi.
  • Bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm làm mềm da.
  • Không tiếp xúc trực tiếp vùng da tổn thương hoặc dùng chung vật dụng với người mắc bệnh. Sau khi tiếp xúc nên rửa tay cẩn thận bằng xà phòng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là vitamin và kẽm. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật.
  • Sử dụng thuốc theo đúng loại và liều lượng các bác sĩ đưa ra. Bạn không nên tự ý mua thuốc hay thay đổi liều dùng thuốc.

Lang ben không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến ngoại hình khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Không chỉ vậy, bệnh còn có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vị trí khác trên cơ thể và lây từ người sang người. Do đó, bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?