Viêm Phế Quản: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm phế quản là căn bệnh có diễn tiến phức tạp, khó chẩn đoán phân biệt với viêm phổi, lao, hen suyễn… Nếu bệnh không được điều trị nhanh chóng thì nguy cơ gặp biến chứng là tương đối cao. Để nhận biết bệnh kịp thời và có hướng điều trị đúng đắn nhất, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là gì? Các dạng bệnh thường gặp

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh phế quản bao gồm lớp niêm mạc, tiểu phế quản, khiến cho không khí trong phế quản khó lưu thông. Viêm phế quản không phát triển nhanh như các bệnh lý về đường hô hấp khác. Bệnh thường tiến triển theo từng giai đoạn:

  • Viêm phế quản cấp tính: Các triệu chứng của bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày hoặc lâu nhất là vài tuần.
  • Viêm phế quản mãn tính: Các triệu chứng kéo dài trong vài tháng đến cả năm hoặc tái phát thành nhiều đợt trong năm.
Viêm phế quản
Bệnh gây phù nề lớp niêm mạc và tăng tiết dịch nhầy tại đường hô hấp

Viêm phế quản có rất nhiều dạng và dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn, viêm phổi…bao gồm:

  • Viêm phế quản co thắt: Lớp niêm mạc bên trong bị sưng phồng, tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường nên khiến cho ống khí quản bị viêm nhiễm. Người bị viêm phế quản co thắt sẽ có những triệu chứng như ho có đờm, khó thở, tức ngực, hắt hơi, sổ mũi, co rút lồng ngực, hơi thở yếu, hơi thở rít…
  • Viêm phế quản bội nhiễm: Bệnh nhân đã bị viêm phế quản nay xuất hiện thêm một chủng virus, vi khuẩn khác tấn công. Khi bị viêm phế quản bội nhiễm, bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, đau rát họng, thở khò khè, sổ mũi, ngạt mũi, ho có đờm xanh hoặc vàng, mệt mỏi, chán ăn,…
  • Viêm phế quản dạng hen: Tình trạng lớp niêm mạc phế quản bị thu hẹp do phù nề dẫn đến tình trạng các cơ phế quản bị co thắt. Toàn bộ ống dẫn khí từ phế quản vào phổi bị viêm nhiễm nên bệnh nhân bị khó thở, thở rít, khò khè, số, co rút lồng ngực… gần giống với biểu hiện của hen suyễn.
  • Viêm phế quản phổi: Các túi khí chứa nhiều mủ và đọng dịch do virus, vi khuẩn tấn công từ phế quản cho đến phổi. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng điển hình như sốt cao, ớn lạnh, ho có đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng, thở khò khè, lồng ngực co thắt mạnh, cơ thể tím tái, môi xanh, nôn mửa,…

Những đối tượng dễ mắc bệnh 

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến và thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Trong đó, người già, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cao nhất. 

Đối tượng thường mắc bệnh viêm phế quản
Đối tượng thường mắc bệnh là trẻ em, trẻ sơ sinh và người già

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ bị viêm phế quản nhất do có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Sau một đợt cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm siêu vi…các virus có thể thuận lợi xâm nhập vào phế quản và khiến trẻ bị nhiễm bệnh. Trẻ có dấu hiệu ho có đờm, sốt liên tục trong 7-10 ngày nhưng dùng thuốc trị ho không thuyên giảm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay.

Viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ em từ 1 – 3 tuổi là đối tượng thường bị viêm phế quản. Ở độ tuổi này, bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng và biến chứng thành hen suyễn, viêm phổi nếu cha mẹ không nhận biết sớm và cho trẻ tiếp nhận điều trị kịp thời. Biểu hiện bệnh ở trẻ khá tương đồng với cảm cúm hoặc viêm họng nên cha mẹ cần hết sức lưu ý để chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh.

Viêm phế quản ở người lớn

Người trung niên đến cao tuổi có sức đề kháng ngày càng suy giảm là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Hoặc ở những người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi. Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường chủ quan và nhầm lẫn với bệnh viêm họng gây ho. Do đó, người lớn thường phát hiện bệnh ở giai đoạn mãn tính, thời kỳ dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh là do virus gây ra. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các virus được tạo điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào cơ thể. Trong đó, các chủng virus thường gặp nhất phải kể đến: Virus hợp bào đường hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhinovirus, virus cúm, virus sởi… 

Các trường hợp còn lại có thể do khuẩn phế cầu, khuẩn liên cầu, khuẩn E.coli, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus cúm loại b (Hib), nấm Aspergillus và Candida albicans… gây ra. Các vi khuẩn, virus được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và gây bệnh nếu có các yếu tố:

Virus là nguyên chính gây ra bệnh, số ít trường hợp là do vi khuẩn
Virus là nguyên chính gây ra bệnh, số ít trường hợp là do vi khuẩn
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Tỷ lệ mắc viêm phế quản cao nhất là vào thu đông hoặc đông hè. Bởi đây là thời điểm có nhiều người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Hút thuốc lá: Nicotin có trong khói thuốc làm viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp, hệ miễn dịch suy yếu nên người hút thuốc thường bị mắc bệnh viêm phế quản. 
  • Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu kém như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,… có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản rất cao.
  • Đặc thù công việc: Môi trường làm việc có nhiều khói bụi, hóa chất, khí hậu ẩm ướt,… sẽ phế quản sẽ bị kích thích, tiết ra nhiều dịch nhầy, làm cho các niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm.

Triệu chứng viêm phế quản điển hình

Viêm phế quản đặc trưng bởi tình trạng phù nề niêm mạc phế quản khiến cho các ống khí thu hẹp lại. Do đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng điển hình như:

Người bệnh thường ho dữ dội khi bị viêm phế quản
Người bệnh thường ho dữ dội khi bị viêm phế quản
  • Sốt cao: Khi hệ miễn dịch nhận thấy có tác nhân gây hại xâm nhập, cơ thể sẽ tự tăng nhiệt độ để tiêu diệt chúng. Người bệnh có thể bị sốt vừa đến sốt cao và kéo dài trong vài ngày ở giai đoạn cấp. 
  • Ho khan hoặc ho có đờm: Các cơ trơn phế quản co bóp và tiết nhiều chất dịch. Do đó, người bệnh thường bị ho có đờm. Về đêm thì thường thấy ho khan nhiều hơn.
  • Khó thở, thở khò khè, tức ngực: Người bệnh có thể cảm thấy bị khó thở do các ống dẫn khí ngày càng bị thu hẹp lại. Nếu bị viêm phế quản dạng hen, hơi thở thường rít lên, lâu ngày có thể biến chứng thành hen suyễn.
  • Người mệt mỏi, chán ăn: Tình trạng sốt cao, ho, khó thở kéo dài khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn. Có nhiều người bệnh viêm phế quản bị sụt cân không rõ nguyên nhân.

Viêm phế quản có lây không? Nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam: “Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản là do virus, vi khuẩn và chúng có khả năng lây lan từ người sang người nhanh chóng. Người có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị nhiễm viêm phế quản nếu tiếp xúc trực tiếp với chất dịch hoặc dùng chung vật dụng cá nhân của người bệnh”. 

Viêm phế quản là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Người bệnh dễ gặp các biến chứng:

  • Viêm phổi: Các tác nhân vi sinh có thể di chuyển nhanh chóng từ phế quản vào phổi khiến các túi khí trong phổi ứ nhiều chất dịch mủ.
  • Hen phế quản: Viêm phế quản lâu ngày làm cho các lớp niêm mạc bị tổn thương, sưng viêm nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng hẹp phế quản, không khí không thể lưu thông và tạo thành nhiều cơn hen suyễn. 
  • Áp xe phổi: Phổi có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và hoại tử dần dần. Biến chứng này gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Tràn mủ màng phổi: Các vết áp xe khi vỡ gây ra có thể gây tràn mủ màng phổi. Nguy cơ tử vong ở người bệnh là rất cao khi mắc phải biến chứng này.
  • Ung thư phổi: Người bệnh gặp biến chứng này khi phổi đã bị ăn mòn.  Ung thư phổi chưa có thuốc đặc trị mà chỉ sử dụng các phương pháp kéo dài sự sống.

Viêm phế quản có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị từ sớm và người bệnh tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, người bệnh có thể điều trị bằng các biện pháp như Tây y, Đông y hoặc dân gian.

Mẹo chữa viêm phế quản bằng dân gian tại nhà

Rất nhiều người bệnh điều trị viêm phế quản bằng thuốc dân gian và triệu chứng thuyên giảm tốt. Phương pháp điều trị này cũng tương đối lành tính, không gây tác dụng phụ, dễ thực hiện ngay tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau: 

Bài thuốc từ lá trầu không tương đối hiệu quả
Bài thuốc từ lá trầu không tương đối hiệu quả
  • Gừng: Rửa sạch gừng (500g), cạo vỏ, xay nhuyễn, rồi lọc lấy nước. Cho 200ml mật ong vào nước gừng, khuấy đều tay và đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại. Bảo quản hỗn hợp này trong lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Lưu ý khi uống thì pha cùng với nước ấm.
  • Diếp cá: Rửa sạch một nắm rau diếp cá, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Hòa thêm một chút mật ong vào nước cốt đó. Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Trầu không: Rửa sạch lá trầu khâu, giã nát, rồi cho nước lọc vào lọc bỏ bã chỉ để lại phần nước. Sau đó, pha thêm cùng 1 – 2 thìa mật ong. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, uống sau khi ăn.

Mặc dù thuốc dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng người bệnh không nên lạm dụng để điều trị cho những trường hợp viêm nhiễm nặng. Phương pháp này chỉ phù hợp khi bệnh mới ở giai đoạn đầu. Với những trường hợp nặng, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng và phù hợp với tình trạng sức khỏe nhất.

Thuốc điều trị viêm phế quản tây y

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản là virus. Các trường hợp nhiễm bệnh do vi khuẩn thường ít gặp hơn. Tuy nhiên, phác đồ điều trị viêm phế quản của Tây y thường sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn kết hợp với thuốc trị ho, long đờm, giảm đau giảm sốt khác… 

Phác đồ này được đánh giá là không mang lại hiệu quả bền lâu do chỉ tập trung đẩy lùi các triệu chứng. Với những phương pháp điều trị không giải quyết tận gốc bệnh, tình trạng tái phát sau điều trị rất dễ xảy ra. Ngoài ra, người bệnh dễ gặp các tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị.

Thuốc tây y thường khiến người bệnh gặp tác dụng phụ
Thuốc tây y thường khiến người bệnh gặp tác dụng phụ

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Ở một số người không đáp ứng tốt với thuốc hoặc dùng sai liều lượng, các phản ứng nghiêm trọng như dị ứng, xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận có thể xảy ra. 

Người bệnh cần hết sức cẩn thận khi sử dụng thuốc, nhất là các đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ chuyên khoa kê đơn hay hướng dẫn.

Bài thuốc đông y trị viêm phế quản

Theo quan điểm của đông y, viêm phế quản thuộc chứng đàm ẩm khái thấu, do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt hay khí táo… Khi các tà độc xâm nhập vào cơ thể phạm đến Phế, khí không thông, chức năng tuyên giáng bị suy yếu, tân dịch giảm sút thì gây ra chứng ho có đờm, kéo dài dai dẳng.

Để chủ trị viêm phế quản, đông y thường sử dụng phép ôn phế hóa đàm, sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế hay táo thấp hóa đàm, chỉ khái với các bài thuốc:

Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
  • Nhị trần thang gia giảm bao gồm các vị thuốc: Trần bì, bán hạ chế, phục linh, cam thảo, hạnh nhân, thương truật, bạch truật…
  • Tiêu xoang linh dược thang bao gồm các vị thuốc: Trần bì, liên kiều, cam thảo, hoàng cầm, bạch truật, tang diệp, tang ký sinh…

Các thảo dược trong bài thuốc có thể gia giảm theo từng thể bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Điều này đảm bảo cho bài thuốc trị bệnh đúng thể, vừa chữa trị từ gốc vừa triệt tiêu triệu chứng hiệu quả. Đồng thời, người có cơ địa yếu có thể hấp thụ thuốc tốt, cho hiệu quả cao trong điều trị. Để có bài thuốc phù hợp nhất với mình, người bệnh cần đến chẩn mạch và bốc thuốc trực tiếp tại các phòng khám, trung tâm đông y. 

Bị viêm phế quản kiêng gì, ăn gì?

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh cần cân bằng đủ các nhóm thực phẩm chính như đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho phế quản, hệ miễn dịch và hạn chế các thực phẩm kích thích đường hô hấp.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm:

  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, có nhiều nhất trong rau củ và trái cây, vừa giảm viêm vừa tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu tinh bột tốt như ngũ cốc, các loại đậu giúp bổ sung đủ năng lượng cho suốt quá trình điều trị.
  • Thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein như sữa, các loại hạt khô (hạt lanh, óc chó…) vì chúng tốt cho hệ tiêu hóa, tăng lợi khuẩn.
  • Uống nhiều nước để cơ thể thải độc tố tốt, nên bổ sung thêm các loại trà có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa như trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc…
Viêm phế quản nên ăn gì kiêng gì
Rau xanh tốt cho bệnh nhân do chúng có nhiều vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng

Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm:

  • Đồ ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ, vừa khiến dạ dày khó chuyển hóa chất dinh dưỡng vừa tăng tiết dịch nhầy.
  • Các thực phẩm chứa chất béo xấu (mỡ động vật) khiến người bệnh bị khó thở, tức ngực nhiều hơn.
  • Đồ ăn chứa nhiều muối khiến cơ thể bị tích nước và tiết nhiều dịch nhầy trong phế quản.
  • Thực phẩm quá ngọt, chứa nhiều đường gây thừa cân, béo phì và tăng hiện tượng khó thở.
  • Đồ ăn cay nóng có nhiều ớt và hạt tiêu kích thích cổ họng gây ho.
  • Thực phẩm quá chua, chứa nhiều axit làm giảm tác dụng của các thuốc long đờm.
  • Đồ uống có cồn, thuốc lá – thủ phạm gây viêm phế quản hàng đầu.

Phòng tránh bệnh như thế nào hiệu quả?

Viêm phế quản là căn bệnh khá phổ biến và dễ lây lan. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Bạn đọc cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh viêm phế quản như sau:

Phòng tránh bệnh viêm phế quản
Không hút thuốc lá là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm…
  • Cân bằng đủ các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và bổ sung nhiều thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, hóa chất, khói độc hại để phế quản, phổi không bị tổn hại.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có khói thuốc bởi chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh về phổi.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Viêm phế quản dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần nhanh chóng điều trị khi bệnh được chẩn đoán. Sau điều trị cũng cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và điều dưỡng, chăm sóc cơ thể cẩn thận để không bị tái phát bệnh nhanh chóng.

XEM THÊM:

4.7/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?