Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Hiện nay, Tây y và Y học cổ truyền đều có rất nhiều loại thuốc trị chàm khô. Mỗi loại thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh và cơ địa từng người. Dưới đây, Blog CHR sẽ chia sẻ với bạn đọc những loại thuốc điều trị bệnh chàm khô phổ biến, hiệu quả, được nhiều người sử dụng.

Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở tay, chân
Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở tay, chân

3 loại thuốc Tây điều trị bệnh chàm khô nhanh khỏi nhất

Chàm khô là một trong những thể bệnh thường gặp của bệnh chàm da. Đông y gọi đây là bệnh ngưu bì tiễn hoặc can tiễn. Tây y gọi là bệnh Eczema. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý da liễu này là:

  • Da khô
  • Tróc vảy, nứt nẻ
  • Gây chảy máu, đau rát, ngứa
  • Da bị sừng hóa…

Cho đến nay, cả Đông y và Tây y đều có nhiều loại thuốc chữa bệnh chàm khô. Tuy nhiên, chưa có phương thuốc nào điều trị dứt điểm được bệnh này. Tất cả các cách chữa trị đều nhằm làm giảm, xóa bỏ các dấu hiệu của bệnh. Đông y sử dụng các loại thảo dược, còn Tây y sử dụng các loại kem bôi, thuốc uống hoặc quang hóa trị liệu để chữa bệnh.

Dưới đây là những loại thuốc trị chàm khô Tây y nhanh khỏi nhất.

Thuốc bôi trị chàm khô

Thuốc bôi trị chàm khô gồm có nhiều loại: Kem bôi dưỡng ẩm cho da, thuốc bôi chứa salicylic acid hoặc steroid…

Kem bôi dưỡng ẩm, làm mềm da

Kem bôi trị chàm khô
Kem bôi trị chàm khô

Bệnh chàm khô có biểu hiện rõ nhất là da thiếu nước. Vì vậy, việc bổ sung độ ẩm cho da là rất cần thiết. Các loại kem làm mềm da được khuyên dùng cho người bệnh chàm khô là:

  • Glycerin.
  • Minerals oil.
  • Vitamin E.

Người bị chàm khô sử dụng các kem bôi dưỡng ẩm này không chỉ bổ sung độ ẩm cho da mà còn giảm tình trạng dày sừng. Những loại thuốc trên cũng làm giảm hiện tượng chảy máu, ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh.

Lưu ý:

  • Khi lựa chọn kem bôi dưỡng ẩm, không nên chọn sản phẩm chứa thành phần hóa học và hương liệu hóa học.
  • Sản phẩm cho hiệu quả tốt nhất nếu sử dụng ngay sau khi tắm.

Kem bôi ngoài da chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Để cải thiện tình trạng sừng hóa, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc làm giảm dày sừng.

Thuốc chứa Salicylic acid hoặc Steroid

Thuốc trị chàm khô chứa Salicylic
Thuốc trị chàm khô chứa Salicylic

Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở các đầu ngón tay, ngón chân… Bên cạnh biểu hiện da khô, ngứa, người bệnh còn bị sừng hóa, khiến da dày lên, nứt nẻ, đau và tróc vảy. Trên thị trường hiện nay có các thuốc chứa Salicylic acid làm giảm sừng hóa phổ biến như:

  • Diprosalic.
  • Beprosalic.
  • Các thuốc chứa Steroid là:
  • Fucicort Cream.
  • Gentrizone.

Đây là những loại thuốc làm giảm quá trình sừng hóa và khô cứng ở đầu ngón tay, gót chân.

Việc sử dụng thuốc Steroid để điều trị chàm khô lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Ngoài ra, nó cũng khiến da mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng, tần suất sử dụng mà bác sĩ chỉ định.

Đối với các trường hợp không sử dụng được các loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chứa Calcipotriol.

Thuốc bôi trị chàm khô chứa Calcipotriol

Loại thuốc này cũng có tác dụng cải thiện quá trình sừng hóa ở da người mắc bệnh chàm. Cơ chế tác động của thuốc là biệt hóa và ức chế sự tăng sinh của tế bào.

Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây mệt mỏi, chán ăn, đau khớp… Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc.

Có thể nói, ngoại trừ kem dưỡng ẩm da, hầu hết các loại thuốc Tây trị bệnh chàm khô đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh rủi ro không mong muốn, người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện những biến đổi bất thường trên da, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Thuốc uống

Thuốc uống trị chàm khô
Thuốc uống trị chàm khô

Bên cạnh các loại kem bôi, người bị chàm khô còn có thể sử dụng thuốc uống. Các loại thuốc uống chữa bệnh chàm phổ biến là:

Thuốc chống ngứa:

  • Siro théralèn.
  • Chlorpheniramin.
  • Siro phenergan.

Các loại thuốc này thường dùng trong giai đoạn vùng da chàm bị ngứa, rát khiến người bệnh khó chịu.

Thuốc kháng sinh chống bội nhiễm:

  • Amoxicilin.
  • Cephalosporin

Đây là nhóm thuốc dùng trong giai đoạn da bắt đầu nứt, bong vảy, chảy máu và lên da non.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bệnh nhân cần sử dụng biện pháp quang hóa trị liệu thay vì dùng thuốc.

Quang hóa trị liệu

Quang hóa trị liệu là cách sử dụng tia UV nhân tạo để tiêu diệt các tế bào da bị bệnh. Bên cạnh đó, tia UV cũng có tác dụng ức chế các chất gây viêm. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân bị chàm khô không sử dụng được các loại thuốc bôi và thuốc uống.

Trị chàm khô bằng phương pháp quang hóa trị liệu có thể giảm tác dụng phụ của thuốc
Trị chàm khô bằng phương pháp quang hóa trị liệu có thể giảm tác dụng phụ của thuốc

Cũng như các loại thuốc thông thường, quang hóa trị liệu không điều trị được dứt điểm bệnh chàm khô. Tuy nhiên, đây được xem là liệu pháp tương đối an toàn, cho hiệu quả rõ rệt và có thể giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây.

Trị bệnh chàm khô bằng thuốc Tây có chi phí khá cao. Người bệnh phải đi khám chữa tại các cơ sở y tế và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đây cũng là những lý do khiến nhiều người bệnh nhẹ chọn cách trị bệnh chàm khô bằng thuốc Đông y ngay tại nhà.

9 cách trị chàm khô bằng thuốc Đông y hiệu quả nhất

Có rất nhiều bài thuốc chữa chàm khô theo Đông Y được lưu truyền từ nhiều đời trong dân gian. Mỗi bài thuốc lại có nhiều cách thực hiện khác nhau. Hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Dưới đây là 10 bài thuốc Đông y trị chàm khô hiệu quả nhất được nhiều người thực hiện.

Trị chàm khô bằng lá khế

Theo Đông y, lá khế có tác dụng loại bỏ độc tố bên trong và bên ngoài cơ thể, thanh nhiệt, giải độc.

Bài thuốc trị chàm khô bằng lá khế
Bài thuốc trị chàm khô bằng lá khế

Theo các nghiên cứu Tây y, trong lá khế chứa mircobial bacillus cereus, salmonella typhus, acid oxalic, các vitamin và nguyên tố vi lượng có khả năng khử trùng, kháng khuẩn, làm vết thương nhanh lành.

Do đó, lá khế cho hiệu quả tốt trong việc trị chàm khô. Bài thuốc trị bệnh chàm khô bằng lá khế có 2 cách thực hiện như sau:

Cách 1: Dùng lá khế để uống.

  • Lá khế tươi rửa sạch, ngâm với muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rửa sạchlá khế lại bằng nước rồi để ráo.
  • Đun sôi lá khế với nước trong 10 phút.
  • Khi nước lá khế chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, để nguội bớt.
  • Lọc lấy phần nước để uống.

Cách 2: Dùng bã lá khế đắp lên vết chàm.

  • Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, ngâm muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rửa sạch lại lá khế rồi để ráo nước.
  • Cho lá khế vào nồi nước, đun sôi trong 10 phút.
  • Khi nồi nước chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, để nguội tự nhiên.
  • Lọc lấy bã lá khế đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do chàm khô.

Thực hiện bài thuốc trị chàm khô này 2 lần mỗi ngày trong 2 – 3 tuần để triệu chứng bệnh được cải thiện.

Xem thêm: Bệnh chàm kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau khỏi nhất?

Bài thuốc trị bệnh chàm khô bằng lá muồng trâu

Cây muồng trâu trị bệnh chàm khô
Cây muồng trâu trị bệnh chàm khô

Để trị chàm khô bằng lá muồng trâu thích hợp trị chàm bội nhiễm. Dùng lá muồng trâu làm thuốc trị chàm khô có thể diệt vi khuẩn, giảm tình trạng sừng hóa và ngứa ngáy.

Bạn cần khoảng 2 nắm lá muồng trâu mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá muồng trâu với nước, ngâm muối để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn.
  • Cho lá muồng trâu vào cối, giã nát. Có thể cho thêm một chút nước.
  • Vắt lấy nước cốt muồng trâu, bỏ riêng bã.
  • Ngâm hoặc bôi nước cốt muồng trâu vào vùng da bị chàm khô.

Áp dụng bài thuốc trị chàm khô này từ 2 đến 3 lần trong 4 đến 6 tuần thì vùng da chàm sẽ thu hẹp lại nhiều.

Bài thuốc trị chàm khô bằng lá muồng trâu rất lành tính, có thể áp dụng chữa chàm đỏ ở tay cho trẻ sơ sinh và bà bầu mà không gây tác dụng phụ.

Bài thuốc trị chàm khô bằng chuối xanh

Chuối xanh có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người bị bệnh chàm khô ở tay. Bên cạnh đó, chuối xanh cũng có tác dụng kiềm chế sự lây lan của mầm bệnh sang các vùng da khác.

Để chữa bệnh chàm khô bằng chuối xanh, bạn cần thực hiện như sau:

  • Rửa sạch chuối xanh để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
  • Cắt thành từng lá để nhựa chuối chảy ra.
  • Lấy phần nhựa chuối xanh chà nhẹ vào vùng da bị chàm.
  • Để yên trong 3 -5 phút.
  • Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô.

Cần thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng nhựa chuối xanh trên đều đặn mỗi ngày trong 3 – 5 tuần. Khi thấy lớp vảy dần bong ra là được.

Chữa chàm khô bằng chuối xanh hoàn toàn lành tính với các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng bài thuốc này khi mang thai, các bà bầu nên kết hợp dưỡng ẩm bằng dầu dừa để thuốc có hiệu quả tốt hơn.

Cách chữa chàm khô bằng củ Riềng

Bài thuốc trị chàm khô bằng củ riềng
Bài thuốc trị chàm khô bằng củ riềng

Củ riềng có tác dụng kháng viêm, làm lành da, tăng cường hệ miễn dịch. Dùng củ riềng, hoặc bột riềng để trị bệnh chàm khô ở tay, chân đều rất hiệu nghiệm. Dưới đây là các bước thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng riềng.

  • Bước 1: Làm sạch riềng rồi xay thành bột.
  • Bước 2: Pha 1 – 2 muỗng bột riềng với một lượng nước ấm vừa đủ rồi trộn lên thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 3: Bôi hỗn hợp bột riềng 3 lần mỗi ngày lên vùng da cần điều trị. Có thể bôi thêm lúc rảnh, hoặc ngứa.

Bài thuốc trị chàm khô này sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau 2 – 4 tuần. Người bệnh không còn bị bong vảy, vùng da bị chàm thu hẹp lại. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, nên tiếp tục thực hiện từ 4 – 6 tuần nữa.

Bài thuốc trị chàm khô bằng dầu dừa

Da người bệnh chàm khô ở tay, chân rất cần được dưỡng ẩm. Dầu dừa là một loại dược liệu có tính năng dưỡng ẩm tốt. Bạn nên thực hiện bài thuốc từ dầu dừa này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để sử dụng dầu dừa chữa chàm khô bạn chỉ cần:
Vệ sinh sạch vùng da bị chàm khô, lau lại bằng khăn mềm cho hết nước.

  • Bôi một lớp dầu dừa mỏng lên phần da bị chàm.
  • Để nguyên như vậy rồi đi ngủ.
  • Vệ sinh lại vùng da chàm với nước sạch vào buổi sáng và lau khô.

Nên thực hiện bài thuốc trị chàm khô bằng dầu dừa mỗi ngày. Thực hiện liên tục khoảng 1 tháng thì biểu hiện bệnh gần như không còn.

Thuốc trị chàm khô bằng dầu cám gạo

Dầu cám gạo trị bệnh chàm
Dầu cám gạo trị bệnh chàm

Dầu cám gạo có chứa các tocotrienol, tocopherol và ester của axit ferulic. Đây là những chất có khả năng chống axit hóa, tác động vào quá trình bài tiết sắc tố melanin trong biểu bì. Ngoài ra, dầu cám gạo cũng chứa các dưỡng chất tốt cho da như vitamin E, B1, B6, PP và axit folic. Do vậy, dầu cám gạo được xem là một loại thuốc trị chàm khô hiệu quả trong dân gian. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

Để chữa chàm khô bằng dầu cám gạo, bạn cần:

  • Vệ sinh vùng da bị chàm khô bằng nước muối loãng hoặc nước ấm rồi lau khô.
  • Nhỏ từ 2 – giọt dầu cám gạo ra tay, xoa đều trong lòng bàn tay để dầu nóng lên.
  • Xoa trực tiếp lên vị trí bị chàm và massage nhẹ để tinh dầu thẩm thấu vào trong.
  • Để qua đêm và rửa sạch da với nước ấm vào sáng hôm sau.

Kiên trì thực hiện cách làm này trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn cũng có thể dùng tinh dầu cám gạo để tắm hoặc massage toàn thân trong trường hợp vết chàm lan rộng.

Thuốc trị chàm khô bằng cây chó đẻ

Cây chó đẻ (chó đẻ răng cưa) chứa một số hoạt chất và enzyme như flavonoids, phyllanthin, hypophyllanthin và alkaloids. Đây là các chất có tác dụng làm tiêu viêm, giảm ngứa, giúp phục hồi làn da bị tổn thương do chàm.

Bài thuốc trị chàm khô bằng cây chó đẻ tiến hành như sau:

  • Bước 1: Làm sạch cây chó đẻ, rồi vò nát hoặc giã nhuyễn.
  • Bước 2: Rửa sạch vùng da bị tổn thương do chàm và lau khô.
  • Bước 3: Lấy bã lá cây chó đẻ đắp lên vùng da bị chàm.
  • Bước 4: Để yên như vậy từ 5 – 7 phút.
  • Bước 5 Rửa lại với nước ấm và lau sạch.

Thực hiện cách chữa này liên tục nhiều ngày đến khi vết chàm không còn triệu chứng.

Bài thuốc trị chàm khô bằng muối

Muối có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch da. Chính vì vậy, nó được dùng để chữa các bệnh về da, trong đó có bệnh chàm khô.

Bài thuốc trị chàm khô chỉ bằng muối
Bài thuốc trị chàm khô chỉ bằng muối

Để chữa bệnh chàm khô bằng muối, bạn thực hiện như sau:

  • Dùng 1 nắm muối hạt, sao nóng bằng chảo cho đến khi giòn đều, hạt muối chuyển sang màu vàng rồi để nguội.
  • Rửa sạch vùng da bị chàm.
  • Đắp muối lên vết da bị chàm rồi dùng gạc cố định lại trong 15 phút.
  • Rửa lại vết chàm bằng nước ấm.
Đánh giá bài viết

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?