Mẩn Ngứa – Triệu Chứng Tiêu Biểu Cho Một Số Bệnh Lý Về Da Liễu

Mẩn ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc một số bệnh lý. Căn cứ vào hình dạng, mức độ của mẩn ngứa xuất hiện trên cơ thể, người bệnh sẽ có thể phán đoán tình trạng bệnh của mình. Để rõ hơn về biểu hiện này trên da, cách phát hiện và điều trị, những nội dung dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn.

Mẩn ngứa là biểu hiện của bệnh gì?

Mẩn ngứa là tình trạng trên da xuất hiện hàng loạt những nốt ban đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt.

Trong một số tình huống, nổi mẩn ngứa lại là tín hiệu cho biết cơ thể đang mắc một số bệnh lý.

  • Dị ứng: Khi tiếp xúc với các dị nguyên có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, quần áo hay thời tiết, thực phẩm, thức ăn, mỹ phẩm, nước hoa…, cơ thể nhầm lẫn đánh giá những tác nhân kể trên là “kẻ thù” và phản ứng kịch liệt. Điều này thể hiện thông qua các triệu chứng đặc trưng xuất hiện trên da là nổi mẩn ngứa, sưng phù.
  • Nổi mề đay: Đây là một căn bệnh da liễu do cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng và giải phóng histamin hình thành các vết mề đay có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau kèm mẩn ngứa.
  • Vảy nến: Căn bệnh tự miễn mãn tính này kéo dài dai dẳng kèm theo các biểu hiện như vảy cứng trên da, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Bệnh ghẻ: Nói về sự ngứa ngáy thì bệnh ghẻ là một trong những nguyên nhân gây ngứa kinh khủng nhất. Trên những vùng da có ghẻ trú ngụ, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy và thôi thúc muốn gãi bất cứ lúc nào, thậm chí có thể gãi xước cả da.
  • Bệnh lý về gan, thận: Gan, thận là hai cơ quan đảm nhiệm nhiệm vụ thải bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu gặp vấn đề, mắc các bệnh lý như xơ gan, suy gan, suy thận, ung thư gan hoặc thận, hoạt động của gan, thận không đảm bảo sẽ khiến lượng chất độc tích tụ trong cơ thể. Lâu dần sẽ dẫn tới phát tác ra bên ngoài, đặc trưng là những dấu hiệu trên da như nổi mẩn ngứa.
Mẩn ngứa là một dấu hiệu của bệnh lý
Mẩn ngứa là một dấu hiệu của bệnh lý
  • Tiểu đường: Đái tháo đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính khá phổ biến. Cơ thể không đủ insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao kéo theo đó là một loạt ảnh hưởng tiêu cực tới mạch máu, mắt, thận, hệ thống thần kinh và tim. Đặc biệt, mạch máu bị tác động khiến lượng dinh dưỡng vận chuyển đi nuôi da thiếu hụt dẫn tới da khô sần, nổi mẩn đỏ.
  • Nhiễm giun sán: Ăn uống không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho trứng giun sán xâm nhập vào cơ thể. Chất thải của chúng sẽ đi vào máu đồng thời kích thích hệ miễn dịch và gây nổi mẩn ngứa.
  • Bệnh lý về máu: Một số bệnh về máu, tiêu biểu là đa hồng cầu, nồng độ histamin trong máu tăng cao bất thường hay loạn sản tủy… cũng sẽ khiến cơ thể dễ bị nổi mẩn ngứa.
  • Thay đổi nội tiết tố: Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai do nội tiết tố thay đổi đột ngột và mạnh mẽ khiến cơ thể rối loạn, sức đề kháng kém tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh trên da.
  • Bệnh xã hội: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS) có thể có biểu hiện là nổi mẩn ngứa khắp người.

Như vậy có thể thấy mẩn ngứa là một biểu hiện khá phổ biến khi da gặp bất cứ vấn đề gì từ mức độ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên, không chỉ là bệnh về da liễu mà còn là những căn bệnh khác nên cần xác định chính xác trước khi tiến hành điều trị.

Căn cứ vào tình trạng nổi mẩn ngứa, người bệnh cần phán đoán mức độ của mình để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Vậy khi nào bị mẩn ngứa thì cần tới gặp bác sĩ? Nếu mẩn ngứa lan rộng cùng với một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám nhằm xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của bản thân từ đó lựa chọn phương hướng điều trị thích hợp nhất.

  • Mụn đỏ, mụn có chứa nước hoặc mủ.
  • Chạm vào vùng da bị tổn thương có cảm giác đau nhức.
  • Da khô nứt nẻ và bong tróc thành từng mảng.
  • Vùng hầu họng, miệng, mắt có dấu hiệu sưng phù.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Ngất xỉu.

Đừng chần chừ khi thấy các biểu hiện nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp vì đó có thể là hiện tượng sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Mẩn ngứa kèm khó thở thì cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất
Mẩn ngứa kèm khó thở thì cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất

Mặt khác, nếu cảm thấy lo lắng cho bản thân hoặc các triệu chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh hoàn toàn có thể đi thăm khám.

Cách khắc phục khi da nổi mẩn ngứa

Khi da bị nổi mẩn ngứa nên làm gì? Đầu tiên là phải xác định nguyên nhân. Nếu là do tiếp xúc với dị nguyên thì cần ngăn chặn khả năng tiếp xúc lại. Còn nếu nổi mẩn ngứa là biểu hiện của bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm căn bệnh đó thì tình hình mới chuyển biến.

Lựa chọn cách điều trị mẩn ngứa cũng phụ thuộc vào mức độ của tình trạng nổi mẩn. Theo đó, mẩn nổi từng đám, chưa lan rộng thì có thể áp dụng biện pháp điều trị tại nhà theo các mẹo dân gian còn khi mẩn ngứa lan rộng kèm các biểu hiện nghiêm trọng thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa.

Thuốc điều trị mề đay nổi mẩn

Trong Tây y, mẩn ngứa là phản ứng tiêu biểu khi cơ thể sản sinh ra một lượng histamin. Do đó để giải quyết tình trạng này, các loại thuốc tây y có tác dụng kháng histamin, trị ngứa hay chống viêm sẽ được sử dụng.

  • Loratadine: Là loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin thế hệ mới. Dùng được với các bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.
  • Fexofenadine: Có công dụng giảm mẩn ngứa, sưng, phù. Đặc biệt thuốc không gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Cetirizin: Trị chứng ngứa ngáy nổi mẩn đỏ hay các bệnh lý khác như nổi mề đay, viêm mũi dị ứng… Lưu ý là thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt nên sau khi uống thuốc thì không nên điều khiển tàu xe hoặc máy móc.
  • Thuốc Corticosteroid: Trong trường hợp thuốc kháng histamin không cho hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc thuộc nhóm Corticosteroid. Thuốc có tác dụng giảm phản ứng của hệ miễn dịch khiến hiện tượng mẩn ngứa cũng suy giảm.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene: Nhóm thuốc này cũng được sử dụng khi các loại thuốc kháng histamin không cho tín hiệu khả quan trong quá trình điều trị.
Thuốc Tây trị mẩn ngứa thường được bào chế dưới dạng kem bôi
Thuốc Tây trị mẩn ngứa thường được bào chế dưới dạng kem bôi

Khi dùng thuốc Tây, người bệnh cần sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Đặc biệt sau khi được kê thuốc, cần nghe theo chỉ định của bác sĩ và ghi nhớ những chú ý quan trọng trong quá trình dùng thuốc như thuốc có thể gây buồn ngủ, uống trước hay sau khi ăn, không dùng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài và những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.

Mẹo dân gian điều trị mẩn ngứa

Đa phần các mẹo dân gian đều sử dụng các loại thảo dược tự nhiên rất dễ kiếm để chữa trị mẩn ngứa. Các tinh chất từ thảo dược sẽ ngấm qua da, tác động xoa dịu triệu chứng đồng thời hỗ trợ da lấy lại sự đàn hồi và căng mịn.

  • Chườm lạnh: Dùng túi đá lạnh chườm vào vùng da bị nổi mẩn ngứa sẽ khiến cảm giác ngứa ngáy giảm hẳn. Các mẩn ngứa cũng sẽ lặn dần do đá lạnh làm mạch máu hơi co lại, giảm thiểu các phản ứng tiêu cực dưới da.
  • Sử dụng Yến mạch: Yến mạch chứa các dưỡng chất và vitamin E rất tốt cho sức khỏe của làn da. Ngâm mình trong bồn tắm cho vài thìa bột yến mạch sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng nổi mẩn ngứa khắp cơ thể.
  • Nha đam: Phần nhựa nha đam chứa nhiều nước, vitamin và các dưỡng chất khác có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, xoa dịu làn da đang bị kích ứng. Chỉ bằng việc bôi trực tiếp nhựa nha đam lên vùng da nổi mẩn ngứa sau khi đã vệ sinh sạch sẽ là bạn đã giúp da dần hồi phục.
  • Chữa mẩn ngứa bằng Lá khế: Trong các mẹo chữa bệnh ngoài da, lá khế luôn góp mặt trong danh sách những thảo dược hữu ích. Tắm nước lá khế sẽ giúp kháng khuẩn và chống viêm cho làn da. Thường xuyên tắm lá khế trong giai đoạn da nổi mẩn ngứa sẽ giúp da trở nên thông thoáng, bụi bẩn và vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn.
  • Cây đinh lăng: Cây đinh lăng thường được trồng trước sân nhà, không chỉ cho bóng mát mà nó còn là một loại rau trong bữa ăn, là một vị thảo dược hữu hiệu trong điều trị các bệnh lý da liễu. Lấy lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô rồi đun với nước sau đó lọc bỏ bã, chia nước uống làm 2 lần trong ngày.
Đinh lăng chữa bệnh ngoài da
Đinh lăng chữa bệnh ngoài da
  • Gừng: Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Dùng gừng lát xoa trực tiếp lên vùng da nổi mẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn đồng thời kháng viêm, giúp các nốt mẩn ngứa lặn dần. Tuy nhiên không nên chà xát gừng quá lâu vì nó có tính nóng có thể phản tác dụng.
  • Trà xanh: Loại thảo mộc này có tính kháng khuẩn rất tốt do đó dùng nước trà xanh để pha nước tắm hàng ngày sẽ giúp da luôn sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng, triệt tiêu các nguồn gây bệnh và bụi bẩn còn bám trên da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể pha nước trà xanh uống hàng ngày nhằm giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.

Các mẹo dân gian rất đa dạng, dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian tuy nhiên chúng chỉ có hiệu quả tốt nhất khi tình trạng nổi mẩn ngứa ở mức độ nhẹ, triệu chứng mới chỉ dừng ở ngoài da.

Lưu ý chăm sóc và điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa

Bên cạnh việc xác định nguyên nhân, tình trạng nổi mẩn ngứa và tuân thủ cách điều trị thì người bệnh còn cần phải lưu ý một số thông tin quan trọng dưới đây nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc đẩy lùi hiện tượng mẩn ngứa.

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, có thể sử dụng các sản phẩm sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, kháng khuẩn để loại bỏ hoàn toàn tế bào chết cũng như vi khuẩn, nấm còn trú ngụ trên da.
  • Dừng sử dụng các loại mỹ phẩm nếu da mặt bị nổi mẩn ngứa. Nếu sử dụng kem chống nắng thì cần tẩy trang sạch sẽ vào cuối ngày.
  • Khi sử dụng các loại thảo dược bôi lên da cần thử phản ứng của da ở vùng mu bàn tay hoặc khuỷu tay trước khi bôi lên một vùng lớn của cơ thể, phòng trường hợp có thể bị dị ứng.
  • Tăng cường uống nước, ăn rau xanh, trái cây và những nhóm thực phẩm tốt cho da.
  • Hạn chế ăn các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò…
  • Có thể uống thêm một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà atiso hoặc trà kết hợp từ nhiều loại thảo mộc khác nhau để thanh lọc cơ thể.
  • Mặc quần áo thoáng mát, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh xa rượu, bia, cà phê hay đồ uống có ga khi da đang bị nổi mẩn ngứa.

Trên đây cũng là những cách để phòng tránh nổi mẩn ngứa một cách hiệu quả mà bạn dễ dàng thực hiện trong đời sống hàng ngày. Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin tổng quan về hiện tượng nổi mẩn ngứa trên da và những lưu ý quan trọng trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?