Viêm họng hạt uống thuốc gì nhanh khỏi? Thuốc Tây y hay Đông y?

Viêm họng hạt uống thuốc gì nhanh khỏi là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin và cách sử dụng của các loại thuốc người bệnh viêm họng hạt có thể sử dụng để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh của mình. 

Viêm họng hạt uống thuốc gì? Thuốc tây trị viêm họng

Viêm họng hạt là một dạng quá phát của bệnh viêm họng mãn tính. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm và đúng phương pháp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp… Bệnh có xu hướng tiến triển kéo dài, dai dẳng và dễ tái phát. Những loại thuốc tây dưới đây có thể giúp người bệnh sớm cải thiện các biểu hiện viêm họng của mình:

1/ Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm có tác dụng giảm hiện tượng sưng, đau, phù nề niêm mạc họng. Do đó giúp cải thiện tình trạng đau rát họng phổ biến ở người mắc viêm họng hạt.

Có 3 nhóm thuốc chống viêm có thể được sử dụng:

Thuốc chống viêm nhóm NSAIDs 

Là các loại thuốc không chứa cấu trúc nhân steroid, thường dùng: Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen và Aspirin… Thường dùng đường uống. 

Cơ chế tác dụng của nhóm này là ức chế sinh tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm, đồng thời ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới vị trí viêm. Do đó làm giảm quá trình viêm, giảm sưng, nóng, đỏ, đau tại niêm mạc cổ họng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ sốt, giảm đau. 

Nhóm thuốc này không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân có vấn đề về gan, phụ nữ trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú… Đặc biệt, không dùng Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye – một hội chứng não gan hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao.

viêm họng hạt uống thuốc gì

Lưu ý: Không kết hợp các thuốc chống viêm không Steroid với nhau vì không làm tăng hiệu quả mà chỉ tăng tác dụng, tăng nguy cơ quá liều.

Thuốc chống viêm nhóm Steroid

Là các Corticosteroid có chứa nhân Steroid trong cấu trúc phân tử như: Methylprednisolon, Prednisolon, Dexamethasone, Betamethasone… Thường dùng đường uống, có thể dùng đường tiêm hoặc phun xịt.

Nhóm thuốc này tác dụng chống viêm theo cơ chế ức hệ thống miễn dịch. Đồng thời ngăn chặn quá trình giải phóng Histamin (một chất trung gian hóa học trong phản ứng dị ứng).

Thuốc chống viêm steroid dùng ngắn ngày không gây ra nhiều tác dụng phụ trên gan, thận. Tuy nhiên, nếu sử dụng kéo dài để điều trị bệnh mãn tính, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: Loãng xương, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn phân bố mỡ, đục thủy tinh thể, trầm cảm…

Thuốc chống viêm nhóm Enzyme

Phổ biến nhất là Alphachymotrypsin, ít gặp hơn là Serratiopeptidase. Thường dùng dạng uống hoặc ngậm.

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là giúp đẩy nhanh quá trình tiêu viêm, giảm phù nề, làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp (đờm).

Nhóm thuốc này được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các trường hợp viêm đau họng cấp và mãn tính. Tuy nhiên, thuốc cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như tăng nhãn áp, phù giác mạc, viêm màng bồ đào….

2/ Viêm họng hạt uống thuốc gì? – Thuốc hạ sốt, giảm đau

Bị viêm họng hạt uống thuốc gì? Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thường không thể thiếu với người bệnh viêm họng hạt. Thông thường, trong các trường hợp thân nhiệt tăng cao trên 38,5 độ C kèm theo dấu hiệu đau rát họng nhiều, người bệnh có thể được kê các thuốc nhóm NSAID. Nhóm thuốc này vừa có hoạt tính giảm đau, hạ thân nhiệt, vừa có hoạt tính chống viêm, ngoại trừ Paracetamol.

Tác dụng chống viêm của Paracetamol rất yếu, hầu như không được sử dụng trong lâm sàng. Do vậy, các bác sĩ thường sử dụng Paracetamol với mục đích hạ sốt và giảm đau với liều 10 – 15mg/kg cân nặng.

Nhóm thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tăng men gan và một số phản ứng dị ứng khác.

3/ Thuốc giảm ho, long đờm

Khi bị viêm họng hạt, người bệnh thường có dấu hiệu ho khan hoặc ho có đờm. Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các chất dị ứng và chất tiết đường hô hấp ra ngoài. Do vậy chỉ sử dụng thuốc giảm ho, long đờm trong các trường hợp ho nhiều gây kiệt sức hoặc đờm đặc, nhiều, khó khạc nhỏ.

  • Thuốc trị ho: Terpin codein, Dextromethorphan, Neocodion, Pholcodin… Trong đó, codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau, không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi vì ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.
  • Thuốc long đờm: N- Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocystein… với các biệt dược: Exomuc, Acemuc, Mucosolvan, Bisolvon… Những thuốc này có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng tiết dịch, tăng thể tích và khối lượng đờm, giúp dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày, cần thận trọng khi dùng cho người có tiền sử loét dạ dày tá tràng.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc loãng đờm cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước để thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.

4/ Thuốc kháng sinh

Không phải tất cả các trường hợp viêm họng hạt đều cần dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng trong các trường hợp viêm họng hạt có nhiễm trùng do vi khuẩn. Tùy vào chủng vi khuẩn gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh sau:

  • Kháng sinh nhóm Beta – Lactam: Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin…
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cephalexin, Ceftriaxone, Cefixim…
  • Kháng sinh nhóm Macrolid: Clarithromycin, Azithromycin, Erythromycin

Điều trị bằng kháng sinh cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ về thời gian và liều lượng thuốc để tránh tình trạng kháng kháng sinh và các nguy cơ biến chứng khác.

Kháng sinh điều trị viêm họng hạt chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Kháng sinh điều trị viêm họng hạt chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

5/ Viêm họng hạt uống thuốc gì? – Thuốc chống dị ứng

Một số loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng làm giảm giải phóng chất trung gian hóa học gây dị ứng, vừa làm dịu ho vừa an thần. 

Các loại thuốc chống dị ứng thường dùng: Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Alimemazin, Promethazine…(Biệt dược: Phenergan, Theralene, Atussin, Toplexil.… )

Nhược điểm của nhóm thuốc này là gây buồn ngủ, làm giảm tiết dịch, do đó khiến đờm đặc, khó tống đờm ra ngoài. 

6/ Thuốc gây tê tại chỗ

Một số loại thuốc gây tê dạng ngậm hoặc phun xịt có tác dụng làm tê các ngọn dây thần kinh phản xạ ho, do đó làm dịu cổ họng và giảm các cơn ho như: benzonatate, menthol, lidocain…

7/ Thuốc điều trị dạ dày

Với những trường hợp viêm họng hạt do mắc bệnh trào dạ dày thực quản hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày, các bác sĩ sẽ kê một vài loại thuốc để điều trị triệt để các chứng bệnh này. 

Thông thường, người bệnh có thể được sử dụng các sản phẩm trung hòa axit dạ dày, bao niêm mạc dạ dày như: Pantoprazole, Famotidine, Cimetidin, Omeprazole, Ranitidine….

*** Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm họng hạt

Bất kể loại thuốc Tây nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó để nhanh khỏi bệnh, đồng thời hạn chế ngừa tác dụng phụ, khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng hạt người bệnh cần tuân thủ một số chú ý:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng loại thuốc, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ
  • Chỉ dùng kháng sinh trong các trường hợp viêm họng hạt do nhiễm vi khuẩn, không sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng lại thuốc được kê ở các đơn thuốc cũ để điều trị các đợt cấp của bệnh viêm họng hạt
 

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm họng hạt

Để có kết quả điều trị và phòng ngừa tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý về dùng thuốc kết hợp sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý dưới đây:

  • Sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Chườm nóng để hạ sốt trong các trường hợp thân nhiệt dưới 38,5 độ C
  • Vệ sinh mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn hằng ngày
  • Uống nhiều nước theo tu nhu cầu của cơ thể (từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày)
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm nhiều vitamin A, C, E, kẽm… để tăng cường sức đề kháng. Chế biến thực phẩm dạng nhuyễn, mềm, lỏng, dễ nuốt.
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, giàu chất béo và thực phẩm khô.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ma túy, rượu bia, thuốc lá và cà phê…
  • Đeo khẩu trang và giữ ấm vùng cổ ngực khi ra ngoài
  • Tránh xa những môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá
  • Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa, điều trị triệt để các chứng bệnh liên quan.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được câu hỏi “Viêm họng hạt uống thuốc gì” của rất nhiều người bệnh. Mặc dù bệnh viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng bệnh có thể diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh cần đi khám nếu có triệu chứng.

Xem Thêm: [TỔNG HỢP] Các thuốc chữa viêm họng được chuyên gia khuyên dùng

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?