Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây y và những lưu ý khi dùng
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc tây là phương pháp phổ biến và được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy, viêm họng hạt uống thuốc gì? Quá trình điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này của người bệnh.
Viêm họng hạt là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp mãn tính, kéo dài trên 12 tuần. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt tại thành sau họng gây đau rát, ngứa vướng, ho. Đây không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng rất khó để điều trị khỏi dứt điểm.
Theo Tây y, phác đồ điều trị viêm họng hạt cần căn cứ và nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện của bệnh. Theo đó, các loại thuốc Tây được lựa chọn để điều trị viêm họng hạt sẽ bao gồm:
Thuốc điều trị triệu chứng
Khi bị viêm họng hạt, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng điển hình như ho khan hoặc ho có đờm, đau rát họng, sốt, sổ mũi, chảy nước mũi… Nhóm thuốc điều trị triệu chứng sẽ tác dụng đẩy lùi và cải thiện các triệu chứng này. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và thể trạng của người bệnh, các thuốc điều trị viêm họng hạt thường được sử dụng trong điều trị gồm:
Thuốc chống viêm
Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm hiện tượng viêm đỏ, sưng đau, phù nề, xung huyết tại niêm mạc họng. Hiện nay có 3 nhóm thuốc chống viêm chính được dùng trong điều trị viêm họng hạt là:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thường dùng Ibuprofen, Diclophenac, Aspirin… Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin – một chất trung gian hóa học gây viêm và ngăn chặn thần kinh cảm nhận tín hiệu đau. Ngoài tác dụng chống viêm, các thuốc thuộc nhóm này còn có tác dụng hạ sốt, giảm đau.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid lâu dài có thể gây ra một số tổn thương trên dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận kẽ cấp hoặc suy thận. Một số thuốc còn làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Người bệnh nếu dùng quá liều nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như ù tai, điếc, rối loạn máu, suy gan, suy thận.
Chú ý:
- Không phối hợp các thuốc kháng viêm không Steroid với nhau vì có thể gây quá liều, làm tăng tác dụng phụ
- Không sử dụng Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye – một hội chứng não gan hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao.
Thuốc chống viêm Steroid – Corticosteroid
Thường dùng Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason, Betamethason… trong điều trị viêm họng hạt nặng. Nhóm thuốc điều trị và cải thiện tình trạng viêm sưng, nóng đỏ ở cổ họng theo cơ chế giảm hoạt động của bạch cầu, giảm sản xuất cytokine, ức chế giãn mạch máu và tăng tính thấm mao mạch tại tổ chức viêm. Từ đó làm ức chế và giảm hoạt tính của các phản ứng viêm.
Nhóm thuốc này mang lại tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh, mạnh. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp viêm nặng và dùng trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần). Một số tác dụng phụ có thể gặp trong đợt điều trị ngắn ngày gồm: kích ứng, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, mất ngủ, phát ban…
Tác dụng phụ nguy hiểm dễ xảy ra hơn với những người dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng ngắn ngày nhưng lặp lại nhiều đợt. Một số tác dụng phụ nguy hiểm người bệnh viêm họng hạt có thể gặp nếu lạm dụng corticoid trong điều trị:
- Loãng xương
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim
- Tăng đường huyết
- Loét dạ dày, tá tràng
- Đục thủy tinh thể, Glocom(tăng nhãn áp)
- Mỏng da, chậm lành vết thương
- Chậm lớn ở trẻ nhỏ
- Hội chứng Cushing (khuôn mặt trăng tròn, gù trâu do rối loạn phân bố mỡ)
Nhìn chung, liều Corticoid càng cao, thời gian dùng càng dài, nguy cơ tác dụng càng lớn. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng dùng thuốc theo đơn thuốc điều trị viêm họng hạt của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, không tái sử dụng đơn thuốc cũ trong các đợt cấp tiếp theo của bệnh.
Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme
Còn được gọi là các men chống viêm như Alphachymotrypsin, Serratiopeptidase… Các men này có nguồn gốc từ tự nhiên do một số tuyến của cơ thể người, động vật hoặc vi sinh vật tiết ra. Các men này có đặc tính chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm….
Alphachymotrypsin là men chống viêm thường được dùng nhất, điều chế từ tuyến tụy của bò. Thuốc có tác dụng chống viêm, thúc đẩy sự tiêu tan các chỗ phù viêm do đó làm giảm sự xung huyết tại vị trí niêm mạc họng bị tổn thương.
Thuốc chống viêm dạng men có thể dùng dạng đường uống, tiêm hoặc ngậm. Tuy nhiên, với bệnh viêm họng hạt, các bác sĩ khuyến cáo sử dụng dạng ngâm để tăng hiệu quả điều trị.
Khi sử dụng các men chống viêm, người bệnh cần thận trọng với một số tác dụng phụ như phù giác mạc, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào…
TRỊ VIÊM HỌNG KHÔNG LO TÁC DỤNG PHỤ
NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA NGAY
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây – Thuốc giảm đau, hạ sốt
Các thuốc giảm đau, hạ sốt thường dùng là Paracetamol và các thuốc thuộc nhóm chống viêm không chứa Steroid kể trên, phổ biến là Ibuprofen.
Liều dùng:
- Paracetamol: 10 – 15mg/kg cân nặng, tối đa không quá 75mg trong 24 giờ
- Ibuprofen: 200 – 400mg, cách nhau 4 – 6 giờ/lần, tối đa là 1,2g/ ngày. Trẻ em dùng với liều 20 – 30mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Cả Paracetamol và Ibuprofen đều chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có vấn đề tại gan và thận.
Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, phát ban… Đôi khi người bệnh có thể bị rối loạn thị giác, rối loạn đông máu.
Thuốc súc họng
Mục đích của việc sử dụng nhóm thuốc này là làm sạch đường thở, thay đổi môi trường pH vùng họng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Để giảm các triệu chứng bệnh viêm họng hạt, các bác sĩ thường sử dụng các dung dịch súc họng có tính kiềm để kiềm hóa pH môi trường họng. Thành phần của các dung dịch súc họng này thường chứa NaCl, NaF, acid boric, xylitol, kẽm sulfat, tinh dầu thơm, menthol…
Người bệnh nên sử dụng thuốc súc họng sau khi đánh răng để có hiệu quả cao và kéo dài hơn. Mỗi ngày thực hiện súc họng từ 1 – 3 lần. Ngoài ra, thuốc súc họng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như phát ban, toát mồ hôi, ngứa họng, phồng rộp môi, mặt đỏ, thậm chí có thể sốc phản vệ và tử vong. Do vậy, người bệnh cần thận trọng khi lựa chọn và sử dụng các thuốc súc họng.
Lưu ý: Các loại thuốc súc họng (trừ nước muối sinh lý) chỉ nên dùng tối đa dưới 10 ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc có thể gây mất cân bằng vi sinh tại họng, tăng nguy cơ gây bệnh nấm họng, viêm loét họng, làm nặng hơn tình trạng viêm loét họng.
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây – Thuốc trị ho
Thuốc giảm ho có tác dụng trung tâm ho như Dextromethorphan, Codein, Pholcodin… với các biệt dược như Neocodion, Atussin, Rhumenol…
Ho là phản xạ giúp tổng dị vật hoặc đờm ra khỏi đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở, giúp dễ thở hơn. Các thuốc nhóm này chỉ nên dùng cho các trường hợp ho khan, ho nhiều gây mệt mỏi, kiệt sức.
Lưu ý:
- Thuốc chứa codein có thể gây ức chế hô hấp, không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi, người vừa được cắt amidan hoặc nạo VA.
- Không dùng thuốc ho cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc long đờm
Thường dùng: N- Acetylcystein, Carbocystein Ambroxol, Bromhexin… Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là làm thay đổi cấu trúc đờm, làm đứt hoặc bẻ gãy các cầu nối liên kết khiến cho đờm giảm độ nhớt, độ đặc. Từ đó giúp dễ tống đờm ra ngoài hơn.
Đừng bỏ qua: Những khuyến cáo trong sử dụng thuốc trị viêm họng tránh tác dụng phụ từ chuyên gia
Lưu ý: Nhóm thuốc long đờm có thể gây tràn dịch màng phổi và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thuốc chống dị ứng H1
Một số nhóm thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng trong điều trị viêm họng hạt với tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho, an thần và cải thiện các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi.
Các thuốc thường dùng: Diphenylhydramin,Promethazine, Chlopheniramin, Alimemazin… Nhược điểm của các thuốc này là gây buồn ngủ và giảm tiết dịch nên có thể gây ra các cục đờm tắc nghẽn, khó tống đờm ra ngoài.
Thuốc ngậm, thuốc tê tại chỗ
Một số thuốc ngậm chứa hoạt chất gây tê, sát trùng, giảm đau tại chỗ như benzonatate, menthol, lidocain… có thể làm dịu ho, giảm đau và sát trùng tại chỗ niêm mạc họng.
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây giải quyết nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt có thể kể đến như nhiễm trùng, bệnh lý dạ dày, hô hấp, các tác nhân từ môi trường như dị nguyên, thời tiết, bụi bẩn, hóa chất… Với những nguyên nhân khác nhau, việc sử dụng thuốc tây trị viêm họng hạt cũng sẽ thay đổi, phù hợp với căn nguyên gây bệnh.
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc kháng sinh
Kháng sinh điều trị viêm họng hạt chỉ sử dụng trong các trường hợp viêm do nhiễm trùng hoặc bội nhiễm vi khuẩn sau virus. Thông thường, các kháng sinh hay sử dụng trong điều trị viêm họng hạt gồm: Nhóm Penicillin (amoxicillin, penicillin,..), nhóm Cephalosporin (cephalexin, cefixim…), nhóm Macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin… )
Các kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm giảm các phản ứng viêm tại niêm mạc họng.
Liệu trình điều trị bằng kháng sinh thường kéo dài khoảng 7 ngày. Trường hợp, sau 7 ngày triệu chứng viêm do vi khuẩn không được cải thiện, các bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều hoặc đổi thuốc.
Lưu ý:
- Kháng sinh được lựa chọn theo kết quả kháng sinh đồ hoặc theo kinh nghiệm của bác sĩ
- Người bệnh không được tự ý mua và sử dụng kháng sinh khi không có y lệnh
- Người bệnh không dừng sử dụng kháng sinh sau 2 – 3 ngày khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm vì có thể gây kháng thuốc.
Thuốc điều trị viêm xoang
Nếu viêm họng hạt do bệnh viêm xoang mãn tính, người bệnh có thể được sử dụng một số thuốc:
- Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Chứa các thành phần như mometasone furoate, fluticasone… có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, nhức sống mũi. Loại thuốc này hầu như chỉ cho tác dụng tại chỗ, ít hấp thụ toàn thân nên ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài, thường xuyên, thuốc có thể gây hiện tượng phụ thuộc và nhờn thuốc. Một số tác dụng phụ kèm theo bao gồm: chảy máu cam, viêm họng, rát mũi và kích ứng mũi…
- Thuốc khác: Thuốc giảm đau, chống dị ứng… dùng điều trị kết hợp như trên.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây bệnh viêm họng hạt. Nếu viêm họng hạt do hội chứng trào ngược dạ dày, các bác sĩ thường chỉ định một số thuốc điều trị sau:
- Kháng sinh diệt HP (Helicobacter Pylori): Thường dùng amoxicillin, clarithromycin, metronidazol…dạng đơn độc hoặc kết hợp nhiều kháng sinh.
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole… làm giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược, khó nuốt và ho kéo dài. Trong đó, Omeprazole là thuốc có tác dụng ức chế tiết acid nhanh và mạnh, nên dùng ít nhất 1 giờ trước khi ăn. Thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn…
- Thuốc kháng histamin H2: Gồm cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin… Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm hoạt động tiết acid dịch vị dạ dày. Từ đó, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ hơi ở người bệnh trào ngược thực quản – dạ dày và nhanh chóng làm liền những ổ loét trong niêm mạc tá tràng. Một số tác dụng phụ thường thấy của thuốc: đau đầu, mệt mỏi, ban đỏ, chóng mặt, tiêu chảy, tụt huyết áp, giảm tiểu cầu, rối loạn nhịp tim, độc gan…
Những lưu ý khi điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây
Trong quá trình điều trị viêm họng bằng thuốc Tây, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc ghi trong đơn thuốc của bác sĩ
- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh
- Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, nhiều đường, muối và dầu mỡ
- Vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau ăn và trước khi đi ngủ
- Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và corticoid trong điều trị
- Không tự ý tăng liều thuốc để đẩy nhanh tốc độ điều trị
- Không tái sử dụng đơn thuốc cũ trong các lần điều trị đợt cấp của viêm họng hạt tiếp theo
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm họng
Ưu điểm của thuốc tây là làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hạt. Tuy nhiên giải pháp này lại tiềm ẩn các tác dụng phụ như: giảm trí nhớ, dị ứng thuốc, mệt mỏi, nhờn thuốc, suy gan thận,….Một số đối tượng nhạy cảm như trẻ con, bà bầu, người già,…cũng bị hạn chế dùng kháng sinh Tây y.
Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng sử dụng thuốc Đông y bởi độ an toàn, lành tính cao và phù hợp với mọi đối tượng. Bên cạnh đó, thuốc Đông y không chỉ trị dứt điểm viêm họng hạt mà còn giúp người bệnh bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe toàn diện.
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của Nhất Nam Y Viện. Thanh hầu bổ phế thang được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng. Tính đến nay đã có hơn 40.000 người sử dụng bài thuốc và đạt được hiệu quả điều trị tích cực.
Xem video bệnh nhân chia sẻ về Thanh hầu bổ phế thang
Thanh Hầu Bổ Phế Thang được hoàn thiện từ đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh tai mũi họng” và nhận được phản hồi tích cực từ các chuyên gia YHCT nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Mặc dù kế thừa các “nguyên tắc vàng” trong điều trị viêm họng của Ngự y Thái Y Viện, nhưng đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện không vận dụng cứng nhắc mà có sự phát triển cho phù hợp hơn với thực tại. Với sự thông hiểu các bệnh lý và thể trạng người Việt, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và tìm ra cơ chế điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời xây dựng phác đồ điều trị khoa học giúp người bệnh hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.
>>XEM THÊM: Góc nhìn chuyên gia và người bệnh về bài thuốc “cung đình” chữa viêm họng Thanh hầu bổ phế thang
Lý giải chi tiết về cơ chế tác động của bài thuốc, Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện chia sẻ:
“Viêm họng, viêm amidan bắt nguồn từ sự suy yếu của các tạng phủ, đặc biệt là Phế – Tỳ, khiến cho Chính khí suy yếu. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các tà khí từ môi trường như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm), nhiệt xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Muốn trị bệnh triệt để thì cần BỔ CHÍNH – KHU TÀ, tức là phải phục hồi chức năng của các tạng phủ này, hồi phục chính khí, đẩy lùi tà khí. Cơ chế Bổ chính khu tà sẽ giúp loại trừ toàn bộ căn nguyên bên trong cơ thể và ngoài môi trường. Khi điều trị hết lộ trình, cơ chế này sẽ giúp điều dưỡng cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh”.
Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc vận dụng chặt chẽ cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ:
- Bổ chính: Bồi bổ phế – tỳ, điều hòa khí huyết, vực dậy chính khí, cải thiện chức năng tạng phủ, cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng.
- Khu tà: Tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh, thanh nhiệt giải độc, kháng viêm tiêu hạt, thúc đẩy quá trình tái tạo của niêm mạc họng.
Với cơ chế tác động đa chiều như vậy, Thanh hầu bổ phế thang không chỉ giúp người bệnh trị dứt điểm bệnh viêm họng hạt mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để hạn chế nguy cơ tái phát.
Dựa trên cơ chế tác động, thành phần Thanh hầu bổ phế thang kết hợp đến 32 thiên dược quý. Tiêu biểu có thể kể đến các vị thuốc như: tang diệp, tang ký sinh, hoài sơn, kim ngân hoa, kha tử, sơn trà, quất hồng bì, bạch cương tàm, tân chỉ, cát cánh, sói rừng,…. Đây là sự kết hợp của những thảo dược có tác dụng đặc trị viêm nhiễm tốt với các thảo dược đại bổ sức khỏe, an hòa ngũ tạng. Đặc biệt, Liên kiều, bạc hà, quất hồng bì, kha tử, bạch cương tàm,… còn được ví như “kháng sinh thực vật” có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thanh lọc đường hô hấp cực tốt.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang chính là chất lượng thảo dược. Để mang đến cho người tiêu dùng bài thuốc đặc trị viêm họng an toàn và lành tính, Nhất Nam Y Viện đã đặt chất lượng thảo dược lên hàng đầu. Vì vậy, trung tâm đã trực tiếp xây dựng chuỗi dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại nhiều tỉnh thành phía Bắc như Hưng Yên, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội,...
Đặc biệt, thảo dược được trồng theo công nghệ sinh học đảm bảo không chứa thuốc sâu hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Ngoài ra, quá trình thu hái, sơ chế và bảo quản đều được ứng dụng công nghệ và máy móc hiện đại nên thảo dược không lo bị biến chất và lưu giữ được tối đa dược chất tốt.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, thảo dược được chuyển đến Học viện Quân y kiểm nghiệm độc tính trước khi chuyển sang khâu điều chế thuốc. Sở hữu thành phần gồm 100% thảo dược sinh học, chất lượng cao nên Thanh hầu bổ phế thang là giải pháp điều trị viêm họng an toàn cho mọi đối tượng kể cả trẻ em, người già, phụ nữ có thai,…
>>> TÌM HIỂU NGAY: “Chia tay” viêm họng hạt sau gần 4 năm chịu đựng nhờ bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang
Hiện nay, Phác đồ chữa viêm họng của Nhất Nam Y Viện từ bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang đang được ứng dụng theo 3 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn Điều trị triệu chứng: Giai đoạn này giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của viêm họng hạt. Người bệnh được sử dụng thuốc với thành phần chủ yếu gồm những thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiết hỏa, lợi yết.
- Giai đoạn Điều trị căn nguyên: Mục tiêu chính là phục hồi tạng phủ, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết. Khi sức khỏe được cải thiện, sức đề kháng được nâng cao thì các tác nhân gây bệnh cũng bị đẩy lùi, một đi không trở lại.
- Giai đoạn Điều trị dự phòng: Ở giai đoạn này, người bệnh tiếp tục được bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp, ngăn ngừa bệnh tái phát bệnh.
Tuy nhiên, phác đồ này sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo thể trạng của người bệnh. Nếu người bệnh muốn nhận tìm hiểu thêm về phác đồ điều trị cá nhân, hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được tư vấn kỹ lưỡng:
NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
E gái e bị viêm họng hạt, cổ họng lúc nào cũng sưng đỏ cả lên, nuốt gì cũng cộm cộm, từ khi bệnh bé nó toàn ăn cháo thôi chứ cơm nhai nuốt cũng không nổi. Có đưa bé đi bv tai mũi họng khám r bs kê thuốc nhưng chỉ đỡ được thời gian đầu, sau vẫn đau lại. Giờ tình trạng bé chuyển sang uống thuốc đông y được không? à hiện tại bé vẫn còn đang tiếp tục uống thuốc tây chứ chưa ngưng. Nhiều người bảo viêm họng này dùng đông y tốt với lành hơn nên cũng đang muốn thử chuyển sang kko biết giờ nên uống thuốc gì đc các bác nhỉ ?? Chứ thấy nó uống thuốc tây hoài mà ko đỡ, chưa kể tình trạng mệt mỏi kéo dài nữa chứ
Vẫn uống được đông y nhưng ngưng hẳn thuốc tây đã rồi hẵng chuyển sang đông y nha, thường t nghe nói ngưng 1-2 tuần gì rồi mới được chuyển sang thuốc khác, nếu không dễ bị tác dụng phụ lắm ấy.
bé nhà mình 2 đợt kháng sinh ko khỏi, sau đó ngưng thuốc ksinh 1 tuần rồi chuyển qua dùng thuốc đông thanh hầu bổ phế thang uống do có ng quen dung rồi nên cũng muốn thử cho bé dùng xem sao. Thấy bài thuốc này vừa uống vừa ngậm nên hiệu quả. bé uống 5 hôm là đã ngưng ho rồi ấy.
Ơ cho trẻ nhỏ uống thuốc đông y vậy có đc ko, bé nhà em mới 3t thôi mà suốt ngày ho húng hắng, họng đau rát sưng viêm nên chẳng ăn uống gì. Cũng chỉ mới cho uống siro thôi chứ cũng chưa dám cho uống cái gì cả. Như kiểu bé nhà em có dùng đc ko nhỉ ?
Thuốc này e tìm hiểu thì biết tp từ thảo dược thiên nhiên do trung tâm trồng luôn nên an toàn cho trẻ lắm á, nghe nói kiểm định an toàn phù hợp cho trẻ nhỏ ng già luôn mà. Mẹ nó quan tâm thì đọc thêm thông tin trong đây này, hôm trước có người quen gt cho bên này nên cũng biết á https://wikibacsi.com/thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-amidan-cho-tre-em.html#
Trước em bị viêm amidan xưng to em sợ ung thư thì có đi khám xét nghiệm các thứ rồi , bác sĩ kêu là lành tính lấy thuốc về uống và đã không đau. Nhưng giờ nuốt nước bọt thấy đau quá, liệu có phải bị viêm họng hạt không vậy mn?
Chỉ dựa vào triệu chứng thì khó biết là bệnh gì lắm, bác chịu khó đến viện tai mũi họng để xét nghiệm, càng sớm càng tốt nha vì nếu đúng là viêm họng hạt mà k chữa sớm thì nguy hiểm lắm đó
Mng ơi cho e hỏi e ở Thái Nguyên, mng biết khu vực này bs nào khám tai mũi họng ok không chỉ e với. e cũng có mấy triệu chứng giống viêm họng hạt như hay đau rát họng, cổ họng thường xuyên sưng đỏ, có dịch mủ chảy xuống, cơ mà k biết đi khám chữa đâu luôn ạ.
amidan sưng và có đốm hạt trắng là bị gì vậy mn? có phải bị viêm họng hạt không? nếu tự mua thuốc tây chữa thì có hết không ạ hay phải ra bv? e cảm ơn ạ
Tự mua thuốc thì còn hên xui lắm bác ơi, vì bệnh viêm họng hạt thì phải chữa theo phác đồ liệu trình rõ ràng, chứ cứ bệnh rồi tự mua thuốc uống thì may ra chỉ trị được triệu chứng chứ không trị được căn nguyên gây bệnh. bạn tôi làm bs nó bảo tôi thế
Triệu chứng này giống viêm họng hạt đó bạn ơi. Trước em bị viêm họng hạt có đi khám ở bv tư, bs kê cho đơn thuốc uống 3 tuần là đỡ hẳn luôn, đốm trắng tự tiêu luôn á. Bạn cần thì liên hệ zalo mình gửi lại hình ảnh đơn thuốc cho nha
năm nào mình cũng bị amidan hành sốt 1 lần, có bã đậu gây hôi miệng luôn thì có phải bị viêm họng hạt không ạ? có cách nào điều trị tại nhà mà khỏi ko ạ?
1 năm mình cũng bị amindan hành 1 lần nhưng không có bã đậu hay dịch trong họng gì cả. mình có đi khám thì bs bảo viêm amidan mãn tính, chỉ có uống thuốc cho đỡ đau thôi, còn muốn cắt amidan thì không được vì sức đề kháng mình yếu quá.
E cũng bị y chang vậy luôn. Tháng trước có điện qua trung tâm nhất nam hỏi xem tình trạng này uống thuốc bên đây có được k thì bs kê cho 1 thang thuốc uống thử xem sao, thuốc thanh hầu bổ phế thang đó ạ. e uống 1 tháng thấy cải thiện tốt lắm, đỡ ho với đỡ đau họng hẳn, k còn bị hành sốt nữa, sau bs kê thêm 1 thang nữa uống là ngưng bị amidan hành luôn tới giờ đấy
Thế là bên trung tâm nhất nam này có khám trực tuyến hả bác? khám trực tuyến thế thì thuốc gửi về như thế nào vậy? đi đường dài rồi gói lại nữa lỡ thuốc bị hư thì sao, bên trung tâm có bảo hành không?
E ở Lâm Đồng, ship thuốc về tầm 3-4 ngày gì thôi à, thuốc bên trung tâm gói kỹ lắm, có gói hút ẩm ở bên ngoài nữa nên hạn chế ẩm mốc, e khui thuốc ra xem thì thấy k bị mốc meo gì cả, thuốc vẫn thơm đó ạ.
trước e có qua bv tai mũi họng khám thì bs bảo viêm họng hạt, chả là do họng e đau sưng suốt, có khi đau đến mất tiếng, mà cứ cợm cợm họng khó nuốt lắm. bs kê ksinh uống quá tr mà k khỏi. mn ở đây có ai biết thuốc nào đặc trị bệnh này k chỉ e với
Bs kê cả thuốc mà k khỏi thì khả năng cao là mãn tính r, mà mãn tính thì khó mà chữa khỏi được, chỉ có giảm triệu chứng thôi. Nếu v thì mỗi lần ho bạn uống mật ong pha với gừng, uống buổi sáng với tối đến khi nào hết ho thì ngưng uống thôi, vừa an toàn vừa nhanh nữa.
Bạn thử tham khảo bài thuốc thanh hầu bổ phế thang thử, bài thuốc này mình đang dùng đây thấy cơ thể rất dễ chịu, họng ko bị khô khan, ho giảm đi hẳn,cũng may có các bác sĩ tận tình hướng dẫn thăm khám cặn kẽ nữa nên việc điều trị tiến triển rất nhanh.
Bạn ơi cho tôi hỏi bên trung tâm nhất nam này bs nào khám bệnh viêm họng ok nhất vậy? nghe nhiều ng giới thiệu bs Phương mà mình k rõ bs có phòng khám riêng không? và muốn đặt lịch bs thì ntn? tại mình cũng đang bị viêm họng hạt hành đây, 1 tuần nay chẳng ăn uống gì được sất, dịch thì cứ chãy xuống họng.
Hình như bs Phương k có phòng khám riêng mà chỉ khám ở trung tâm nhất nam thôi. Bạn muốn đặt lịch bác thì điền thông tin vào đây https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
E bị trào ngược dạ dày dẫn đến viêm thực quản, viêm họng đau họng, lộm cộm họng nhìn bên trong thì sưng đỏ. lúc trước khám bs chỉ kê thuốc dạ dày thôi chứ k kê thuốc viêm họng. mà nay họng e vẫn đau vậy e có cần dùng kháng sinh cho cổ họng nhanh khỏi ko ạ
con e đang sốt,đau họng,ho,nuốt nghẹn,lâu lâu khàn giọng,nghẹt mũi,nhức mỗi toàn thân ạ và con chỉ mới 11 tuổi. nghi bị viêm họng hạt quá k biết nên chữa ntn
Cho bé uống thuốc ho cao lỏng, hoặc các loại thuốc ho có thành phần từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn… mấy loại này an toàn và phù hợp cho sức khỏe trẻ nhỏ.
nên mua thuốc đông y có tp cam thảo để chữa ho cho trẻ rất hiệu quả. Mình thấy bài thuốc thanh hầu bổ phế thang của trung tâm nhất nam y viện có tp từ cam thảo đó bạn, ngoài ra còn có cả quế chi nên thơm lắm, k bị đắng, cũng dễ uống nữa. Uống đâu 5 ngày là đỡ ho với sốt rồi
T thấy trong bài có giới thiệu thuốc đông y thanh hầu bổ phế thang, thuốc này trị viêm họng hạt ổn k vậy chứ t uống 3 tháng kháng sinh r không si nhê gì, mấy hột trong họng hết lặn rồi nổi, giọng thì khan, cổ họng đau suốt thôi
Mình cũng từng bị viêm họng hạt, trước đây dùng k biết bao nhiêu là phương pháp dân gian , từ mật ong tới gừng nhưng cũng ko trị dứt điểm hẳn. Cứ 1 năm là bị hành 3-4 lần vậy đó. Thế nhưng từ ngày dùng thuốc thanh hầu bổ phế thang chữa theo 2 lộ trình, lộ trình đầu kéo dài khoảng 7-10 ngày thì cắt ho hẳn, lộ trình sau tầm 7-10 ngày gì thôi để tăng đề kháng đường hô hấp gì á mình nghe bs bảo vậy. Như vậy mình uống thuốc có khoảng 2 tháng thôi, cho đến nay cũng đã gần 1 năm trôi qua r vẫn chưa thấy bị viêm họng hành lại. Nói chung mình dùng thuốc này thấy rất hiệu quả đó. Vả lại thuốc làm từ thảo dược nên thơm với dễ uống lắm, thuốc thơm dịu nhẹ. Mng xem thêm review hiệu quả thuốc từ bệnh nhân khác nè
Tôi đang sử dụng thuốc thanh hầu bổ phế thang đây ạ, nhờ bài thuốc mà bệnh viêm họng của tôi đã cải thiện đáng kể, ho giảm, đờm tiêu và cảm giác ngứa cổ không còn. mỗi cái là thuốc hơi khó uống chút nhưng uống 1 thời gian cũng quen à.
Em cũng cho con chữa ho bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang nè, bé nhà em uống sắp hết đợt thuốc rồi thấy khỏe lên, không còn ho nữa với vòm họng không còn thấy sưng đỏ nữa. Mấy hôm nay trời trở lạnh mà bé cũng không thấy ho hắng gì. Chứ trước bé uống kháng sinh liều cao mà chẳng cải thiện gì
cho e hỏi 1 năm nay em thấy có mụn trắng ở trong cổ họng có mùi rất hôi.nó k đau nhưng rất vướng ở cả sâu trong cổ họng và ở 2 bên chỗ sưng. e gẩy ra nó rất hôi,lấy ra xong nó lại tiếp tục mọc lên lại. bạn e bảo triệu chứng này giống vs viêm họng hạt. giờ e nên dùng thuốc gì chữa trị cho khỏi hẳn đây ạ
Con chỉ bị nổi mấy hột nhỏ trong họng ạ kèm theo khan tiếng thế có tự mua thuốc kháng sinh uống có hết dc không
Mình khuyên thật đừng nên lạm dụng kháng sinh bạn ạ. Nếu ho nhẹ thì bạn cứ yên tâm áp dụng các phương pháp chữa dân gian như uống mật ong chanh đào, lá hẹ đường phèn hoặc diếp cá nước vo gạo. Phương pháp dân gian nen an toàn, lành tính, nguyên liệu cũng dễ tìm nữa. Thử áp dụng 1 thời gian xem có đỡ không rồi hãy tìm đến thuốc.
Ko nên lạm dụng kháng sinh đâu bạn, chỉ khi nào bs chỉ định dùng thì mới dùng thôi. Tại mình nghe rất nhiều ng nói rằng thuốc kháng sinh uống nhiều k tốt, để lại nhiều tác dụng phụ lắm ấy, đặc biệt là ảnh hưởng đến dạ dày.
k nên tự ý mua đâu b, uống thuốc gì cũng cần có đơn kê của bs cả. Tự mua uống nhỡ uống quá liều thì không tốt cho sức khỏe đâu.
Thông thường nhà mình ai bị ho cũng đều uống mật ong nóng với gừng, uống sáng tối 4-5 ngày là đỡ ho rồi á chứ chẳng cần dùng kháng sinh gì. Uống kháng sinh nhiều hại thận lắm bác ơi
Em bị viêm amidan lâu ngày, họng tự dưng nổi nhiều hạt khó chịu vô cùng, họng vướng mà dùng thuốc tây không thấy giảm mấy
Mọi người đi đốt hạt bao giờ chưa, em nghe nói đốt xong đỡ hơn đỡ vướng, e đang định đi đốt chứ khó chịu quá
Vợ em mang bầu được 4 tháng, đợt này thay đổi thời tiết nên ho nhiều lắm. Có đi viện tai mũi họng uống thuốc nhưng cũng không đỡ lắm, không biết thuốc Thanh hầu bổ phế thang có hiệu nghiệm không
Em bị viêm amidan hốc mủ, miệng hôi khó chịu lắm, họng thì đau nhiều khi em không nói được, em ngậm anphachoay k đỡ
Ai uống Thanh hầu bổ phế thang rồi phán cho mình giá với nèo, cần chữa gấp cái họng hạt chứ cổ cứ vướng víu xong nó tự chảy nước miếng khó chịu thật sự
Có mẹ nào đưa con tới trung tâm Nhất Nam chữa viêm họng hạt chưa ạ, có thể tư vấn giải đáp cho em được không, bé từ mấy tuổi thì mới đủ tuổi để uống thuốc đông y bên này vậy ạ? Bé nhà em năm nay mới 5t thôi.
Đây e đây ạ, con e cũng bằng tuổi con c và được bác sĩ cho uống rồi đấy ạh, e thấy trước mắt chị cứ đưa bé đến khám trước rồi bé mới được cấp thuốc cho uống. Đợt con e viêm họng ho suốt, e thấy ho nhiều quá mà amidan sưng có mấy hạt trăng trắng li ti nên cũng đâm lo, e đưa đi khám thì chẩn ra viêm họng hạt rồi thuốc tây cũng gần cả tháng thấy không khả quan nên e đổi sang đông y, mà không nghĩ con e hợp thuốc, nay uống hai tháng thấy bé đã bớt ho, đờm cũng giảm nhiều mà amidan không còn sưng tấy đỏ nữa. C xem tham khảo thêm ở đây này chị
Bài thuốc này dùng có an toàn không vậy? Tôi thấy nhiều trường hợp uống thuốc đông y vào gặp vấn đề nên cũng khá là lo lắng với lại con tôi cũng khá sợ đắng, thuốc mà đắng quá nó lại không chịu uống đấy chứ
Không sao b ui, t cũng đang cho con uống thuốc thanh hầu bổ phế thang bên nhất nam đây này, nchung mới lần đầu cho uống nên cũng hơi lo t có tìm hiểu kỹ thông tin với hỏi vài người họ hàng từng uống họ bảo thuốc được trồng ở việt nam chứ không phải nhập như mấy chỗ tt đông y khác
Thông thường thì không đắng đâu do các loại thuốc viêm họng nếu mà cho bé uống thì bác sĩ sẽ kê dạng siro thanh ngọt đấy nên ổn cả, chẳng đắng đâu. Bên đây họ có bào chế theo yêu cầu nữa đấy, thành dạng viên dạng cao dễ uống chứ không nhất thiết là dạng thang như hồi trước đến giờ đâu.
Uhm tôi cũng chưa uống bao giờ nhưng nghe bảo đâu uống đông y cũng không đến nổi, cơ mà thuốc nào cũng có 3 phần độc thôi đông tây y gì cũng thế cả. để tôi đọc cmt thêm xem có bác nào dùng ổn chưa đã…
Mèn ơi, có ai uống loại thanh hầu bổ phế thang này chưa dị? Cho tui xin ý kiến cảm nhận với, nào á giờ chưa có uống loại thuốc đông y bao giờ, cứ sợ không hạp thuốc không ấy chớ =))))
Mình dùng rồi nhé, đã xong điều trị liệu trinh 3 tháng của bác sĩ Lê Phương hướng đẫn thì thấy bệnh tình tốt hơn trước nhiều, không còn mệt mỏi vì ho khan, amidan sưng đau với nổi hạch to ở cổ nữa rồi. Ban đầu uống tgian dài quá không quen nên thấy lâu hết nhưng không bận tâm nữa thì cũng nhanh khỏi chứ không có vấn đề gì. Bạn không cần phải sợ hạp thuốc hay không đâu vì đông y đa phần đều lành tính hợp với mọi người, qtrong do bác sĩ điều chỉnh lượng thuốc như nào, đến khám là bác sĩ tư vấn thôi
Em thấy chữa bằng thuốc tây cũng tốt mà mn, nhiều cái lợi hơn hại đó mà sao vẫn có người chọn đông y nhờ, đấy vừa phức tạp vừa lâu nữa, uống có khi tận mấy tháng, dài quá trời dài luôn đấy chứ
T cũng chữa bằng tây y mấy năm trời đây, cứ viêm họng là ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống, uống mãi mà thành viêm họng hạt luôn rồi đây này, chẳng đùa chứ t khuyên chân thành đừng uống kháng sinh, chả hết chỉ tổ bị nhờn với thuốc, mai này khó chữa trị bằng tây y nữa lắm đấy bác ạ
Mk cũg đồng ý với ý kiến của bạn trên, mk từng là ng chửa = thuốc tây song cuối cùng cũng phải chửa = đông y nhờ người bạn gthieuj loại thanh hầu bổ phế thag này mới chửa đc đây này. Tgian dài thật nhưng mà bù lại là khỏi bệnh không cần bận tâm nhiều. Nếu cho mk chọn chửa bệnh hoặc nuôi bệnh mình chọn chửa cho nhanh rồi xong 1lan thoi. Mình đọc bài báo này thấy hữu ích lắm, để cái đường dẫn ở đây cho mn cùg đọc này https://baothanhhoa.vn/y-te-suc-khoe/nhat-nam-y-vien-nghien-cuu-giai-phap-chua-v-iem-hong-viem-amidan-cua-ngu-y-trieu-nguyen/149133.htm
Các cậu ạ, tớ muốn hỏi mắc phải viêm họng hạt có được ăn thịt gà không thế? Bởi tớ nghe người lớn trong nhà bảo không ăn được, ăn vào là bệnh nặng hơn nữa nên tớ cũng khá lấn cấn, đi học xa nhà nên không tiện điện thoại về hỏi mẹ, tớ sợ mẹ lo lắm.
Vẫn ăn được đó e ơi nhưng mà nên ăn ở một lượng vừa đủ, kh nên ăn quá nhiều và nhớ là phải là thịt gà được chế biến sạch sẽ, kĩ càn chứ kh là nguy hiểm với sức khỏe lắm đấy nhé e. Bổ sung đạm cũng tốt nhưng nhớ là mắc bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý để chóng đẩy lùi bệnh
Em thấy trên này người ta có hdan nhiều cách thấy cũng hay, chẳng như dùng chanh hoặc là tắc để pha uống, chua thật chua thì mới hết viêm đấy ạ, trong nhà em cũng thấy ba em áp dụng như thế, chẳng bao giờ thấy ba em uống thuốc tây hay thuốc đông gì khi mà bị ho, viêm họng hết đấy ạk
Nói thật thì chanh tắc mà dùng để chữa viêm họng ho thì cũng rất là ổn, nếu biết cách pha chế thì nó giống như là một bài thuốc dân gian vậy á bạn., ở nhà mình cũng thế, toàn là ít uống thuốc mà dùng chanh tắc là nhiều
Cách đấy cũng ổn nhưng mà chỉ hợp với mấy trường hợp cảm mạo, ho nhẹ thôi chứ còn nếu viêm nặng, ho dai dẳng thì khó mà điều trị được lắm. Như hồi mình cũng chỉ đơn thuần viêm họng nhẹ thôi cũng có uống chanh tắc các kiểu xong giờ thành viêm họng hạt, đi tới bệnh viện tai mũi họng khám được chẩn vậy đấy, do mình chủ quan không chữa sớm mà ra nè:((
Giả sử như cái bệnh viêm họng hạt này tôi không chữa trị hẳn hoi thì có gây ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe không các bác? Có trở nặng gì nguy cấp lắm không thế??
Có cả đấy chị ạ, nào có cái bệnh gì mà chẳng phát sinh biến chứng nguy hiểm nếu mà không chữa kịp thời đâu chị, đâu chả nói đâu xa xôi ngoài đầu hẻm nhà em có bác mắc viêm họng hạt từ hồi trẻ, sau mới có 49 đã mất do ung thư vòm họng giai đoạn cuối, chẳng cứu cách nào nổi, nguy hiểm lắm đấy chị, như có thể chữa thì nên chữa cho sớm để kẻo hối hận không kịp.