Bệnh Viêm Họng Liên Cầu: Nhận Biết Triệu Chứng và Cách Điều Trị 2022

Viêm họng liên cầu có thể gây ra hậu quả nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời. Bởi nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, bệnh này có khả năng tạo ra các biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và phương pháp điều trị hiệu quả, mời quý độc giả đọc tiếp bài viết dưới đây.

Viêm họng liên cầu là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Viêm họng liên cầu là căn bệnh nhiễm trùng ở họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay còn gọi là khuẩn liên cầu nhóm A gây ra. Đây là loại vi khuẩn phổ biến với tỷ lệ nhiễm lên đến 40% các trường hợp viêm họng. Vi khuẩn này thường cư trú tại mũi họng và phát triển nhanh chóng, khi gây viêm họng các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ rệt hơn so với viêm họng do virus.

Viêm họng liên cầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là lứa tuổi từ 5 – 15. Loại vi khuẩn này dễ dàng lây lan qua hệ hô hấp khi bạn tiếp xúc với chất dịch hắt hơi, sổ mũi của người mang mầm bệnh hoặc thông qua ăn uống chung. Chúng cũng phát triển mạnh nhất vào mùa thu và mùa xuân.

Khuẩn liên cầu gây bệnh viêm họng
Khuẩn liên cầu gây bệnh viêm họng

Triệu chứng viêm họng liên cầu

Khi bị viêm họng liên cầu, các triệu chứng sẽ xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Các dấu hiệu nhận biết bệnh thường gặp bao gồm:

  • Có hạch nổi ở cổ họng. 
  • Đau khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Sốt cao từ 38-29 độ C.
  • Phát ban.
  • Đau cơ và cứng cơ.
  • Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn.

Trong đó đặc điểm dễ nhận thấy nhất là cổ họng sưng đau, có hạch ở hầu họng, khó nuốt và sốt cao. Triệu chứng nổi hạch xảy ra là do vi khuẩn phát triển quá mạnh, cơ quan sản sinh tế bào bạch cầu ở họng hoạt động quá mức, không đủ sức để ngăn chặn độc tố nên nhiễm trùng ngược và sưng viêm.

Triệu chứng viêm họng do khuẩn liên cầu
Triệu chứng viêm họng do khuẩn liên cầu tán huyết

Bệnh có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp

Streptococcus pyogenes là loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, từ viêm họng, viêm amidan đến viêm phế quản… Khi người bệnh nhiễm khuẩn, Streptococcus pyogenes có thể cư trú trong họng sinh sôi và phát triển, gây nhiễm trùng tại họng. Sau đó theo đường máu di chuyển từ cơ quan này sang cơ quan khác tạo thành biến chứng:

  • Biến chứng tại chỗ: Tạo thành ổ áp xe tại họng, gây sưng mủ.
  • Biến chứng kế cận: Viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản.
  • Biến chứng toàn thân: Nhiễm trùng huyết, sốt thấp khớp, viêm màng tim, phát ban, viêm cầu thận.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bệnh cần nhận biết được dấu hiệu cảnh báo bệnh từ sớm. Ngay từ khi mới khởi phát bệnh cần điều trị chuyên sâu, diệt sạch khuẩn liên cầu. Nếu người bệnh gặp phải các biến chứng toàn thân, ngay cả khi vi khuẩn được tiêu diệt thì các cơ quan này bị di chứng nặng nề về sau.

Chẩn đoán và điều trị viêm họng liên cầu hiệu quả

Viêm họng liên cầu cần được điều trị từ sớm để tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Chẩn đoán viêm họng liên cầu như thế nào?

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ có thể cho bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:

  • Nuôi cấy dịch: Bác sĩ sẽ lấy một lượng chất đờm/dịch trong cổ họng hoặc amidan và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này thường phải mất từ khoảng 2 ngày.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: Xét nghiệm nhanh chóng trên các mẫu thử để phát hiện vi khuẩn. Nếu dương tính với xét nghiệm thì có nghĩa là bạn bị viêm họng do khuẩn liên cầu, âm tính thì không.

Điều trị viêm họng liên cầu theo Tây y

Trên thực tế, việc xét nghiệm ít khi xảy ra. Nếu bạn có các triệu chứng viêm họng, bác sĩ sẽ chỉ chẩn đoán lâm sàng và kê thuốc dựa trên kinh nghiệm. Kháng sinh được dùng thường là kháng sinh phổ rộng. 

Đơn thuốc bác sĩ kê để điều trị viêm họng thường có:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin là hai loại được sử dụng phổ biến nhất. Trong trường hợp bạn có cơ địa dị ứng với hai loại thuốc này, bác sĩ sẽ chuyển sang kê cephalosporin (cephalexin (KEFLEX), Erythromycin, Azithromycin (Zithromax).
  • Thuốc giảm ho: Các loại thuốc chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan.
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocistein, Ambroxol.
  • Thuốc giảm đau giảm sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin. 
Thuốc kháng sinh chữa viêm họng
Thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Các loại thuốc này sẽ được phối hợp tùy theo triệu chứng xuất hiện. Người bệnh phải tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Ngay cả khi triệu chứng đã hết nhưng chưa hết liệu trình thì không được dừng dùng thuốc kháng sinh. Việc dùng thuốc kháng sinh sớm có thể khiến các vi khuẩn chưa được tiêu diệt còn sót lại sinh sôi, phát triển và tái phát bệnh theo mức nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn lúc này cũng có khả năng kháng thuốc dẫn đến điều trị thất bại.

Một vài loại thuốc điều trị triệu chứng sẽ kèm theo các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt… Việc sử dụng acetaminophen nhiều có thể gây ảnh hưởng đến gan. Riêng Aspirin chống chỉ định dùng cho trẻ em và người dưới 18 tuổi. Bất kỳ loại thuốc nào khi dùng để điều trị viêm họng liên cầu đều phải có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Nên điều trị bệnh viêm họng liên cầu ở đâu?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về bệnh lý này. Hiện nay có rất nhiều các cơ sở y tế, bệnh viện được bệnh nhân tin tưởng lựa chọn tới thăm khám và điều trị. Người bệnh có thể tham khảo những địa chỉ sau đây:

  • Bệnh viện Quân Dân 102 Trực thuộc Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102: Địa chỉ tại Hà Nội: Số 7, ngách 8/11 trên đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, số điện thoại: 0888598102. Địa chỉ tại Hồ Chí Minh: Số 179 trên đường Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh, số điện thoại: 0888698102.
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Địa chỉ tại số 78 trên đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại: 02438686050.
  • Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108: Địa chỉ tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, số điện thoại: 02462784109.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Có địa chỉ ở số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại: 0989171462.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Địa chỉ tại Hà Nội: Số 37A, thuộc ngõ 97 Văn Cao, quận Ba Đình, số điện thoại:  02462536649. Địa chỉ tại Hồ Chí Minh: Số 100 trên đường Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh, số điện thoại: 0983449768.

Phòng tránh bệnh viêm họng liên cầu như thế nào?

Để bệnh được điều trị nhanh chóng, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý xây dựng một lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, chống nhiễm trùng.
  • Uống thật nhiều nước để họng có độ ẩm, cơ thể thải độc tốt.
  • Súc miệng bằng nước ấm và nước muối hàng ngày, hỗ trợ diệt khuẩn hiệu quả.
  • Nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau xanh và trái cây, chú ý bổ sung chất đạm, chất béo lành mạnh, không tạo gánh nặng cho cơ thể (thịt nạc, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa…)
  • Kiêng ăn những thực phẩm kích thích đến cổ họng như đồ chua cay hoặc đồ sống, tái chín, chứa arginine (socola) giúp vi sinh phát triển.
  • Luôn vệ sinh thân thể, đặc biệt là tay sạch sẽ.
  • Khi ra đường hoặc ở nơi công cộng nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi, vi khuẩn xâm nhập vào họng.

Viêm họng liên cầu tương đối nguy hiểm nhưng không khó để điều trị. Bệnh có thể dứt điểm hoàn toàn nếu người bệnh được điều trị từ sớm. Do đó, khi thấy các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?