Thuốc Chữa Viêm Họng Hiệu Quả Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Cập nhật: 28/03/2024

Thuốc chữa viêm họng nên dùng loại nào? Uống như thế nào? Là những thắc mắc của vô số bệnh nhân. Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng điều trị viêm họng luôn gặp nhiều khó khăn. Nếu dùng thuốc sai cách, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, gây biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa, thậm chí viêm phổi. Để giải đáp thắc mắc bị viêm họng nên uống thuốc gì, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc.

Viêm họng phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh gây ra bởi sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài, thường là vi khuẩn và virus hoặc các dị nguyên, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng. Hậu quả là người bệnh có cảm giác đau, ngứa, rát ở họng, gặp khó khăn khi nuốt hoặc nói chuyện. Một số trường hợp người bệnh viêm họng có thể bị sốt, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, nổi hạch ở cổ, đau nhức toàn thân…

Hầu hết các triệu chứng viêm họng đều được điều trị triệt để hoặc cải thiện đáng kể sau khi dùng thuốc kết hợp chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, nếu không được uống đúng thuốc, điều trị đúng cách, người bệnh viêm họng có thể gặp biến chứng nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm amidan… Với những trường hợp viêm họng do nhiễm liên cầu, bệnh nhân có thể bị sốt thấp khớp (ảnh hưởng tới khớp và van tim), viêm cầu thận cấp….

Bị viêm họng uống thuốc gì? Phác đồ điều trị viêm họng theo tây y

Về sinh lý bệnh, viêm họng được chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Thuốc tây y dùng trong điều trị viêm họng cấp nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Với điều trị viêm họng mãn tính, người bệnh thường được sử dụng thuốc trong những đợt cấp của bệnh kết hợp chế độ chăm sóc lâu dài.

Các loại thuốc chữa viêm họng theo tây y:

Nhóm thuốc Hạ sốt – Giảm đau – Chống viêm NSAID:

Được sử dụng với mục đích giảm các triệu chứng sốt, sưng đau họng, khó nuốt… do bệnh viêm họng gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế các enzym tổng hợp Prostaglandin – một chất trung gian gây kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể.

Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Paracetamol: Dùng với liều 10 – 15mg/kg cân nặng và không quá 70 mg/kg/ngày. Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, không có tác dụng chống viêm, giảm sưng họng.
  • Ibuprofen: Dùng với liều 20 – 30mg/kg cân nặng và không quá 120 mg/kg/ngày. Các lần uống cách nhau 4 – 6 giờ. Thuốc được dùng để thay thế Paracetamol trong các trường hợp dị ứng. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ có thai trong những tháng cuối thai kỳ.
thuoc-chua-viem-hong-1
Bị viêm họng uống thuốc gì là thắc mắc chung của hầu hết bệnh nhân
  • Aspirin: Dùng với liều 325-650 mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4 giờ khi cần thiết, không quá 4g/ngày. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm họng kèm ho, sốt. Nhưng do có nhiều tác dụng phụ đến đường tiêu hóa nên hiện nay không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi, đặc biệt là với trẻ em dưới 12 tuổi.

Thuốc kháng viêm Corticoid

Thường sử dụng đường uống trong những trường hợp viêm họng cấp tính hoặc mãn tính ở mức nặng. Tuy nhiên, cần thận trọng với các trường hợp viêm họng do vi khuẩn vì thuốc gây ức chế miễn dịch, có thể làm nặng hơn tình trạng nhiễm khuẩn họng.

Các thuốc chữa viêm họng chứa corticoid thường được sử dụng là: Prednisolon, dexamethason, betamethason…

Thuốc chữa viêm họng – Kháng sinh

Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp tính đều do virus. Do vậy, kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng cho mọi trường hợp viêm họng. Người bệnh chỉ nên sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn ở bệnh viêm họng nặng.

Mục đích của kháng sinh là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện triệu chứng viêm họng và phòng ngừa các biến chứng. Kháng sinh chữa viêm họng có thể được sử dụng ở dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch. Bao gồm:

  • Amoxicillin: Kết hợp với Axit clavulanic (biệt dược Augmentin) hoặc kết hợp với các cephalosporin như Cephalexin, Ceftriaxone…
  • Clarithromycin: Là kháng sinh nhóm Macrolid. Ngoài ra còn có thể sử dụng các kháng sinh cùng nhóm khác như Erythromycin, Azithromycin…

Thuốc ngậm trị đau họng

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và diệt khuẩn tại chỗ. Thuốc thường chứa thành phần kháng sinh, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.

Một số thuốc chữa viêm họng dạng ngậm được sử dụng phổ biến như:

  • Viên ngậm Eugica Candy: Thành phần gồm lá bạc hà, khuynh diệp, tần, gừng, tinh dầu quế.
  • Viên ngậm trị đau họng và ho Bảo Thanh: Phục linh, Tỳ bà lá, Ngũ vị tử, Bán hạ, Quan lâu nhân, Cao lỏng, Trần bì, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Khổ hạnh nhân…
  • Thuốc ngậm viêm họng Dorithricin: Gồm Tyrothricin (kháng sinh), Benzalkonium (chất sát khuẩn tại chỗ) và Benzocain (chất gây tê).
  • Thuốc ngậm trị viêm họng Prospan: Được bào chế từ cao khô lá cây thường xuân.

Dung dịch súc họng – miệng

Tương tự như thuốc ngậm, các loại dung dịch này có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ. Ngoài ra chúng còn mang lại hiệu quả làm sạch niêm mạc họng, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn, loại bỏ giả mạc ở họng, làm giảm ho.

Một số loại thuốc súc họng được dùng là:

  • Dung dịch Betadine (chứa povidone-iodine)
  • Nước muối sinh lý: Có tác dụng làm sạch và trung hòa pH, ít diệt khuẩn.
  • Nước súc miệng Listerine: Thành phần chính là Thymol nồng độ 0,064%, và một số loại tinh dầu khác như bạc hà, lý bách hương, bạch đàn, tinh dầu methyl salicylat,…
  • Dung dịch Giva

Cần lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc Aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye, một dạng bệnh lý não – gan có thể gây tử vong nhanh chóng, rất nguy hiểm.
  • Không sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAID cho người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng vì có thể khiến bệnh nặng hơn, gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc bỏ thuốc giữa chừng sẽ gây ra nguy cơ kháng kháng sinh.
  • Cần kết hợp sử dụng các thuốc súc họng ít nhất 2 lần/ ngày và thuốc ngậm để cải thiện triệu chứng khi cần thiết.
  • Việc sử dụng thuốc chữa viêm họng theo tây y có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng, kể cả đối với các loại thuốc không cần kê đơn. Đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc.

Các bài thuốc chữa viêm họng theo Đông y

Bên cạnh các loại thuốc Tây được ưa chuộng bởi hiệu quả tác dụng nhanh và tiện lợi, thì các bài thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng bởi sự lành tính và hiệu quả toàn diện.

Nguyên tắc của thuốc chữa viêm họng theo Đông y là đi sâu vào phế, thận, tỳ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh bên trong, kết hợp tiêu sưng, giảm viêm, cải thiện triệu chứng bên ngoài.

chua-ngua-nach-bang-thuoc-dong-y-1
Các bài thuốc đông y được ưa chuộng nhờ tính an toàn và cho hiệu quả lâu dài

Trong Đông y, viêm họng được chia thành nhiều thể: thể phong nhiệt, thể phong hàn, thể phế vị nhiệt thịnh. Nguyên nhân hình thành bệnh thường liên quan đến chứng hỏa viêm, khí hư, đàm uất và khí huyết ngưng trệ. Các chứng này càng kéo dài, càng tích tụ độc tố gây tổn thương phế âm, thận âm và tỳ vị. Tùy vào mức độ và thể bệnh mà các triệu chứng biểu hiện như sưng đau rát họng, ho, đờm, sung huyết, nổi hạt, hạch có thể biểu hiện khác nhau. Với những nguyên nhân khác nhau, người bệnh sẽ được sử dụng các bài thuốc chữa viêm họng khác nhau.

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm họng tại nhà

Song song với việc sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng theo cả đông y và tây y, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Những yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng đối với thời gian và hiệu quả sử dụng thuốc. Những vấn đề cần lưu ý bao gồm:

  • Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tai biến có thể xảy ra
  • Chú ý nghỉ ngơi và giữ ấm cổ họng, giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm niêm mạc họng, tránh khô họng và mất nước toàn thân.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc họng chuyên dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn kể cả khi không bị viêm họng.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh viêm họng hoặc các bệnh đường hô hấp khác
  • Không dùng chung thức ăn, nước uống với người đang mắc bệnh
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là khi cầm nắm các đồ vật nghi ngờ nhiễm virus, nhiễm khuẩn.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, chế biến các món ăn thanh đạm, mềm, dễ nuốt trong thời gian đang điều trị. Không cần ăn kiêng khem quá mức.
  • Tránh tiếp xúc và hạn chế sử dụng các chất kích thích
  • Hạn chế đi lại trong khu vực ô nhiễm khói bụi, hóa chất…

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc chữa viêm họng được nhiều chuyên gia khuyến cáo trong điều trị. Cả tây y và đông y đều mang lại hiệu quả điều trị nhất định, giúp người bệnh sớm cái thiện các triệu chứng viêm họng. Bệnh nhân nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn và sử dụng hiệu quả các loại thuốc chữa viêm họng.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC