Viêm Họng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Phòng Ngừa Và Điều Trị

Viêm họng mãn tính là kết quả của việc không điều trị viêm họng cấp tính một cách kịp thời và đúng cách, dẫn đến sự phát triển và lan rộng của bệnh sang các bộ phận khác và kéo dài trong thời gian dài. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây.

Viêm họng mãn tính là gì?

Bệnh viêm họng mãn tính là tình trạng người bệnh bị viêm họng kéo dài dai dẳng và hay tái phát, thậm chí phát bệnh ngay cả khi không có tác nhân kích thích cụ thể. Đây là hệ lụy do người bệnh bị viêm họng cấp mà không được điều trị dứt điểm. 

So với viêm họng cấp tính thì những triệu chứng của viêm họng mãn tính thường nhẹ hơn. Người bệnh chỉ bị đau họng nhẹ, ho hoặc khó chịu cổ họng mà không có các triệu chứng nặng nề. Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác ngay cả khi có tiếp xúc gần.

Bệnh viêm họng mãn tính là tình trạng người bệnh bị viêm họng kéo dài dai dẳng
Bệnh viêm họng mãn tính là tình trạng người bệnh bị viêm họng kéo dài dai dẳng

Viêm họng mãn tính được chia thành rất nhiều thể bệnh nhỏ với những đặc trưng riêng, bao gồm:

  • Viêm họng xung huyết: Niêm mạc họng có dấu hiệu sưng đỏ và thấy rõ các mạch máu.
  • Viêm họng xuất tiết: Các dấu hiệu tương tự như viêm họng xung huyết, nhưng xuất hiện thêm các chất nhầy trong cổ họng.
  • Viêm họng hạt: Niêm mạc họng dày lên và đỏ, xuất hiện những hạt to nhỏ với kích thước khác nhau. Đây là các tổ chức hạch bạch huyết phát triển thành.
  • Viêm họng xơ teo: Niêm mạc họng mỏng hơn và bị teo lại, vòm họng nhợt nhạt, giảm tiết dịch nhầy và xuất hiện các mảng vảy vàng.

Các triệu chứng của bệnh

Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau họng kéo dài, kèm theo cảm giác nóng rát, khô khan, ngứa ngáy và vướng ở cổ họng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Người bệnh cảm thấy nuốt vướng, gặp khó khăn trong việc ăn nhai hoặc nuốt nước bọt.
  • Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài trong nhiều tuần.
  • Khàn tiếng, mất giọng.
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu.
  • Hơi thở có mùi, dù đánh răng súc miệng nhưng vẫn không cải thiện.
  • Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản còn xuất hiện thêm tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau vùng ngực sau xương ức,…

Người bệnh có thể sẽ không gặp phải tất cả các triệu chứng trên. Những đối tượng dễ bị viêm họng mãn tính chủ yếu là trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch suy giảm. 

Nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm họng mãn tính, bao gồm các yếu tố như: 

Do bệnh viêm amidan 

Amidan là một bộ phận quan trọng tại cổ họng. Nó có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài vào cơ thể. Khi bị viêm nhiễm nghiêm trọng, amidan sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn, gây viêm nhiễm vùng hầu họng và các bộ phận xung quanh. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra tình trạng viêm họng mãn tính.

Bệnh viêm amidan cũng là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính
Bệnh viêm amidan cũng là nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Do môi trường ô nhiễm

Các loại hóa chất độc hại từ nhà máy, khói đốt rác, khói xe, bụi mịn,… có thể gây ra những tác động xấu cho đường hô hấp. Nếu thường xuyên hít phải những khói bụi này sẽ khiến người bệnh dễ gặp phải tình trạng viêm họng mãn tính, gây ảnh hưởng tới phổi.

Do vi khuẩn, virus: Bệnh viêm họng mãn tính có thể gây ra bởi các loại vi khuẩn và virus như: Vi khuẩn streptococcus, virus Epstein-Barr, virus cúm, virus Herpes,… Chúng thường dễ dàng tấn công gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Do viêm mũi dị ứng

Vùng xoang mũi khi tiếp xúc với các chất dị nguyên như phấn hoa, nước hoa, hóa chất, khói bụi, lông động vật, không khí lạnh,… sẽ gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi,… Nếu dịch ở vùng xoang mũi liên tục chảy xuống cổ họng trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm họng mãn tính.

Do trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, axit dịch vị sẽ bị đẩy ngược lên vùng cổ họng, gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính. Người bệnh bị viêm họng do trào ngược sẽ có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau rát họng, vướng víu ở cổ họng,…

Do ung thư vòm họng

Người bệnh bị viêm họng mãn tính có thể xuất phát từ bệnh ung thư vòm họng. Đây là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam và gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Người bệnh bị ung thư vòm họng sẽ xuất hiện các triệu chứng như viêm họng, khó nuốt, sụt cân, chán ăn…

Viêm họng mạn tính có gây nguy hiểm không? Khi nào gặp bác sĩ?

Bệnh viêm họng mãn tính nếu được kiểm soát tốt sẽ không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu người bệnh lơ là trong việc điều trị bệnh sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm tai giữa.
  • Viêm nắp thanh quản.
  • Viêm phổi.
  • Viêm xương chũm.
Bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi nếu không được điều trị đúng cách
Bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi nếu không được điều trị đúng cách

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài quá 3 tháng mà không hề giảm đi.
  • Tăng cảm giác đau rát khó chịu ở cổ họng.
  • Quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn, đau khi nuốt nước bọt.
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng mới như phát ban, có mủ trong nước bọt, ho ra máu hoặc xuất hiện các triệu chứng mới không liên quan đến viêm họng thì nên đến gặp bác sĩ.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị nhưng không thấy triệu chứng không hề thuyên giảm.

Điều trị viêm họng mãn tính

Có rất nhiều phương pháp được dùng để giải quyết bệnh viêm họng mãn tính. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng thường gặp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

Áp dụng mẹo dân gian 

Mặc dù các mẹo dân gian không thể điều trị bệnh tận gốc nhưng nó lại có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng một cách hiệu quả. Phương pháp này sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm và dễ thực hiện, người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Tía tô: Tía tô có chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, protein…. có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng tự nhiên giúp bệnh nhanh khỏi. Người bệnh có thể nấu cháo lá tía tô hoặc đun nước lá tía tô để uống mỗi ngày.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cổ họng, kháng viêm, chống oxy hóa. Người bệnh pha trà hoa cúc như hãm trà bình thường và uống trong ngày. Có thể kết hợp thêm với mật ong để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Mật ong: Mật ong có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra nguyên liệu này còn có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm ho, giảm đau rát và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh chỉ cần ngậm 1 thìa mật ong trong cổ họng và nuốt từ từ hoặc pha 2 thìa mật ong với 200 ml nước ấm để uống.
  • Gừng: Gừng tươi có chứa nhiều hợp chất Gingerol, có tác dụng kháng viêm và ức chế virus RSV gây ra bệnh viêm họng và cảm lạnh. Sử dụng bài thuốc từ gừng sẽ giúp người bệnh giảm ho và đau rát họng. Người bệnh chỉ cần ngậm 1 vài lát gừng tươi trong miệng hoặc pha trà gừng để uống sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.
Sử dụng gừng giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính
Sử dụng gừng giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính

Dùng thuốc Tây y

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc Tây y để điều trị bệnh như sau: 

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị bệnh viêm họng mãn tính bao gồm: Roxithromycin, Penicillin, Augmentin,…. Thuốc có tác dụng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, giúp các triệu chứng khó chịu nhanh chóng thuyên giảm. 
  • Thuốc long đờm, tiêu đờm: Người bệnh sẽ được bác sĩ cho dùng thêm các loại thuốc long đờm để làm giảm độ đặc của đờm, giúp dịch nhầy được đào thải một cách dễ dàng hơn. Một số loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay đó là Bromhexin, Acetylcystein…
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này được sử dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu bị sưng đau, phù nề, áp xe,… do bệnh viêm họng gây ra. Từ đó giúp người bệnh không còn cảm giác sưng viêm, khó chịu tại niêm mạc họng. Một số loại thuốc kháng viêm được dùng phổ biến đó là Lysozyme, Alphachymotrypsin,…
  • Nhóm thuốc giảm ho khan: Bệnh viêm họng mãn tính thường gây ra các cơn ho khan dai dẳng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Một số loại thuốc ho thường được sử dụng hiện nay như Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,…
  • Nhóm thuốc chống dị ứng: Nếu người bệnh bị dị ứng cơ địa dẫn đến viêm họng thì cần sử dụng các thuốc chống dị ứng. Các thuốc thường dùng phổ biến hiện nay bao gồm nhóm thuốc kháng Histamin và nhóm Corticoid.
  • Nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày: Đối với trường hợp bị viêm họng do bị trào ngược dạ dày thực quản thì bác sĩ sẽ kê các thuốc như thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng H2… làm giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày. 

Áp dụng bài thuốc Đông y

Rất nhiều người có xu hướng điều trị bệnh viêm họng mãn tính bằng thuốc Đông y. Bởi các bài thuốc này đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt thuốc có tác động vào tận căn nguyên gốc rễ của bệnh, giúp loại bỏ tác nhân và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Một số bài thuốc phổ biến người bệnh có thể tham khảo sử dụng như sau: 

Bài thuốc 1: Điều trị thể ngoại cảm phong hàn

  • Chuẩn bị: Phòng phong 12g, Cam thảo 12g, Lá bạc hà 10 lá, Khương hoạt 12g, Tiền hồ 12g, Sài hồ 12g, Xuyên khung 12g, Cát cánh 12g, Chỉ xác 12g, Độc hoạt 12g, Kinh giới 12g, Phục linh 12g, Gừng 7 lát.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu này vào đun với 1,2 lít nước. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn 120ml thì tắt bếp. Gạn lấy nước thuốc, lọc bỏ bã, chia thuốc thành 5 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 2: Điều trị thể kinh dương minh tích nhiệt

  • Chuẩn bị: Chi tử 10g, Cam thảo 20g, Liên kiều 10g, Đại hoàng 20g, Hoàng cầm 10g, Bạc hà diệp 10g, Mang tiêu 20g.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên (trừ bạc hà và mang tiêu) mang đi rang trên chảo đến khi giòn thì tắt bếp. Trộn thêm với mang tiêu rồi mang đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 10g đem sắc với nước bạc hà diệp, chia thuốc thành 4 lần và uống hết trong ngày.
Thuốc Đông y giúp điều trị bệnh tận gốc
Thuốc Đông y giúp điều trị bệnh tận gốc

Bài thuốc 3: Điều thể ngoại cảm phải dịch độc thời khí

  • Chuẩn bị: Cát cánh 12g, Thăng ma 12g, Cam thảo 10g, Hoàng cầm 12g, Nhân sâm 10g, Hoàng liên 8g, Bạch thược 12g, Phòng phong 12g, Ngưu bàng tử 12g, Bạch linh 12g, Sinh khương 7 lát.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch và cho vào ấm sắc với 1,2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 120ml thì tắt bếp. Sau đó lọc bỏ phần bã và gạn lấy nước uống hết trong ngày. 

Bài thuốc 4: Điều trị thể đàm hỏa

  • Chuẩn bị: Xương bồ 10g, Đởm linh 10g, Bán hạ 20g, Cam thảo 10g, Chỉ thực 10g, Quất hồng bì 16g, Trúc nhự 8g, Phục kinh 16g, Nhân sâm 8g, Sinh khương 5 lát.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ các vị thuốc trên vào ấm sắc với 1,2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 120ml nước thì tắt bếp. Gạn lấy nước thuốc và uống ngay khi vẫn còn ấm nóng.

Bệnh viêm họng mãn tính nên ăn gì, kiêng gì?

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần giúp bệnh viêm họng mãn tính được cải thiện. Vì vậy chuyên gia khuyên bạn nên và không nên sử dụng những loại thực phẩm sau: 

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn cay nóng: Người bệnh không nên dùng những món ăn cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu,… Những món ăn này sẽ làm cho niêm mạc họng bị sưng viêm và tấy đỏ nghiêm trọng, khiến tình trạng đau rát ngày càng tồi tệ hơn.
  • Hoa quả nhiều axit: Những loại quả chứa nhiều axit có thể làm bào mòn niêm mạc họng, gây kích ứng và khiến những tổn thương tại bộ phận này ngày càng nghiêm trọng. Một số loại quả bạn nên hạn chế dùng như: Nhót, chanh, xoài chua, cóc,…
  • Thực phẩm khô cứng: Khi bị viêm họng mãn tính bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm khô cứng như bánh quy, bim bim, bánh mì… Bởi chúng có thể làm tổn thương niêm mạc họng, khiến bệnh trở nên nặng hơn. 
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể làm kích ứng niêm mạc, tăng tiết đờm, gây ho khan, ho có đờm. Từ đó khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị.
  •  Đồ ngọt: Bao gồm các loại đường tinh luyện, bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt, sữa đặc,… Bởi chúng đều gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.

Thực phẩm nên ăn: 

  • Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Người bệnh nên tích cực sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như sinh tố, cháo, súp, canh,… Đồ ăn được chế biến kiểu này sẽ giúp cho niêm mạc họng không bị tổn thương.
  • Thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp các triệu chứng của bệnh sớm được đẩy lùi. Vì vậy người bệnh nên bổ sung các loại trái cây và rau củ như: Dâu tây, kiwi, chuối, rau bina, cà rốt, bí đỏ, cà chua,…
  • Các loại trà: Một số loại trà như trà mật ong, trà gừng, trà bạc hà, trà quế,… đều có tác dụng giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ giảm ho, đau rát niêm mạc và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
  • Sữa chua: Sữa chua có chứa hàm lượng lớn canxi và lợi khuẩn, có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cổ họng của bạn khôi phục lại một cách nhanh nhất.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Bao gồm các loại thực phẩm như rau chân vịt, ngao, củ cải trắng, sò, nghêu, hạt bí ngô, hạt hạnh nhân,… Chúng có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, loại bỏ vi khuẩn và virus gây bệnh, giúp các triệu chứng của bệnh sớm được cải thiện.
Thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho sức khỏe của người bệnh
Thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho sức khỏe của người bệnh

Phòng ngừa và cải thiện bệnh

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng mãn tính, người bệnh cần tham khảo một số biện pháp sau: 

  • Xây dựng lối sống khoa học lành mạnh bằng các ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
  • Giữ gìn môi trường sống xung quanh, đặc biệt là phòng ngủ bằng cách dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn, màn, gối, đệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với những chất gây dị ứng như bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, phấn hoa, nước hoa,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách bằng việc đánh răng ngày 2-3 lần và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Cần nhỏ mũi mỗi ngày 1-2 lần để làm sạch vùng mũi.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường để bảo vệ vùng mũi họng khỏi sự tấn công của bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Khi thời tiết trở lạnh bạn nên chú ý mặc ấm, đeo khăn quàng cổ để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm họng cấp, viêm xoang cấp, viêm mũi xoang,…
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Viêm họng cấp tính là bệnh lý phổ biến và gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị từ sớm để kiểm soát bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 
5/5 - (3 bình chọn)
Nguồn tham khảo
 

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?