Trẻ bị ho kéo dài là bệnh gì? Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Ho dai dẳng kèm theo sốt, khó thở ở trẻ trong thời gian dài khiến bé luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Tình trạng này xảy ra ở bé khiến bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài là gì? Đâu là cách điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất cho bé?

Trẻ bị ho kéo dài là bệnh gì? Triệu chứng điển hình

Ho là một phản xạ tự nhiên giúp đẩy virus ra ngoài, bảo vệ và làm sạch đường thở. Ngoài ra khi trẻ bị hóc dị vật, hoặc hít phải khói bụi bẩn cũng dẫn đến ho kéo dài.

Khi thấy trẻ bị ho kéo dài, cha mẹ không nên chủ quan, bởi lúc này có thể trẻ đã mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm họng, hay trào ngược dạ dày…

Khi trẻ bị ho kéo dài có thể trẻ đã mắc phải một số bệnh lý đường hô hấp.
Khi trẻ bị ho kéo dài có thể trẻ đã mắc phải một số bệnh lý đường hô hấp.

Những triệu chứng điển hình khi trẻ bị ho kéo dài như: 

  • Đầu tiên, ở trẻ xuất hiện nhiều cơn ho dai dẳng, kéo dài liên tục
  • Trẻ bị đau họng, ngứa họng
  • Ho nhiều dẫn đến mất giọng
  • Bé bị nôn trớ do ho lâu
  • Trẻ bị ho đờm
  • Thở khò khè, đôi khi tiếng thở kèm theo tiếng rít như gà (đây là triệu chứng điển hình của bệnh ho gà)
  • Nghẹt mũi
  • Sốt

Đây là một số triệu chứng thường gặp, tuy nhiên mỗi một bệnh lý sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy bố mẹ cần lưu tâm, để ý đến những thay đổi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài

Trẻ bị ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân trẻ bị ho thường được chia thành 2 nhóm chính dưới đây. 

Nguyên nhân sinh lý

Những nguyên nhân này nhìn chung gây ra bệnh ho ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên không phải vì vậy mà cha mẹ được chủ quan. Một số nguyên nhân sinh lý cụ thể gây ra ho như:

  • Tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm: Trong trường hợp này trẻ thường ho để ngăn chặn vi khuẩn vi rút xâm nhập. Nếu trẻ hít phải khói thuốc lá cũng gây ra ho, thậm chí ho kéo dài. 
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài.
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng cũng có thể khiến trẻ bị ho, đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể.
  • Hóc dị vật: Trẻ có thể bị hóc thức ăn hoặc một đồ vật nhỏ nào đó. Các dị vật này không thể trôi xuống thực quản dẫn đến trẻ bị sặc lên mũi, gây ra ho kéo dài. Trường hợp này trẻ thường ho kèm theo nôn, trớ. Cha mẹ nên lưu tâm trường hợp này, nhanh chóng lấy dị vật ra giúp trẻ thông thoáng đường thở. 

Do bệnh lý

Trẻ bị ho lâu ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra triệu chứng ho

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Một số bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang… Nguyên nhân gây ra các bệnh này do vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi mắc phải các bệnh này thường có triệu chứng như: Ho kéo dài, ho khan lâu ngày gây mất tiếng, đau rát cổ họng. Một số trường hợp trẻ bị viêm xoang khi ho kèm theo nhiều đờm, mũi chảy mủ xanh hoặc vàng. Hầu hết trẻ chưa có phản xạ tống đờm hay xì mũi mà thường nuốt vào, điều này khiến ho càng kéo dài hơn. 
  • Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân bệnh lý thứ 2 gây ra ho ở trẻ em chính là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như thực phẩm, lông động vật, bụi bẩn. Các triệu chứng điển hình khi bị viêm mũi dị ứng như: Trẻ bị ho đờm, ho kéo dài, chảy nước mũi, đau ngứa rát cổ họng, đôi lúc kèm theo sốt nhẹ. Cha mẹ nên xác định rõ tác nhân trẻ tiếp xúc phải để điều trị ho được dứt điểm. 
  • Hen phế quản: Nguyên nhân do sức đề kháng của trẻ yếu dẫn đến bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Hay một số tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc, hoạt động thể lực quá sức cũng khiến cơn hen ở trẻ nặng hơn. Khi bị hen phế quản trẻ thường ho, thở khò khè, khó thở và mệt mỏi, chán ăn. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ hiếu động, thường chạy nhảy trong khi ăn, dẫn đến trào ngược dạ dày, thực quản. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho lâu ngày. 
  • Ho gà: Bệnh này ít khi gặp ở trẻ, tuy nhiên nếu trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ khả năng mắc bệnh ho gà khá cao. Các triệu chứng khi trẻ bị ho gà như: Ho thành từng cơn dài liên tiếp, thở khò khè, thường kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi và sốt nhẹ. 

Ho ở trẻ em và cách điều trị dứt điểm

Trẻ bị ho kéo dài thường kèm theo sốt gây mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… Xác định đúng nguyên nhân trẻ bị ho sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Khi trẻ bị ho, cha mẹ tham khảo một trong những phương pháp sau đây để điều trị ho dứt điểm cho bé.

Bé bị ho phải làm sao? Uống thuốc kháng sinh Tây y

Thuốc Tây y giảm ho nhanh chóng, vì vậy nó là lựa chọn được nhiều bố mẹ khi trẻ bị ho lâu ngày.  Dưới đây là một số nhóm thuốc Tây y cha mẹ có thể dùng khi trẻ bị ho. 

  • Nhóm thuốc, viên ngậm giảm ho, long đờm: Một số loại thuốc như Prospan dạng siro hay viên ngậm, siro ho bổ phế giúp cải thiện chức năng thông khí cho bé giúp giảm ho. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ cho đường tiêu hoá, ảnh hưởng gan, thận…
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Giúp ngăn ngừa viêm, giảm đau rát cổ họng gây ho khan ở trẻ. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm tức thời nên không thể điều trị triệt để cơn ho theo từng nguyên nhân cụ thể. 
  • Nhóm kháng sinh: Kháng sinh là nhóm thuốc phổ biến mà cha mẹ thường tự ý mua để điều trị ho cho con tại các nhà thuốc tư nhân. Một số loại kháng sinh thường được dùng để trị ho cho bé như Acetylcysteine, Carbocistein… Trong khi phần lớn các trường hợp trẻ bị ho là do virus thì kháng sinh lại chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, không diệt được virus. Khi lạm dụng kháng sinh còn gây ra tình trạng nhờn kháng sinh, dẫn đến lần sau trẻ sẽ phải uống kháng sinh liều cao hơn. Nghiêm trọng hơn là lâu dần hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ bị yếu đi..
Thuốc kháng sinh Tây y là lựa chọn của người bị bệnh ho
Thuốc kháng sinh Tây y là lựa chọn của người bị bệnh ho

Trước khi áp dụng phương pháp uống thuốc kháng sinh Tây y để trị ho ở trẻ em, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Ngoài ra, trong quá trình chữa ho kéo dài ở trẻ em, bố mẹ không nên lạm dụng thuốc hay bỏ dở liệu trình. Tất cả các việc này đều có thể khiến bệnh ho ở bé trở nên nặng hơn. 

Bài thuốc Đông y chữa ho ở trẻ em

Đông y được đánh giá là phương pháp chữa ho lành tính, an toàn cho bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa ho ở trẻ em dưới đây:

Bài thuốc số 1

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 9g sa sâm, 3g xuyên bối, bạch tiền, bách bộ 6g mỗi loại
  • Sắc toàn bộ nguyên liệu cùng với khoảng 300ml nước. 

Cách dùng: Số thuốc sắc được chia đều để trẻ dùng 3 lần/ ngày. Với bài thuốc này cha mẹ nên cho trẻ dùng khoảng 5 ngày để đạt hiệu quả rõ rệt. 

Bài thuốc số 2

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị hoa cúc, mạch môn, rễ cây dâu – 12g mỗi loại, 8g bạc hà, 16 lá chanh. 
  • Nguyên liệu rửa sạch đợi ráo nước rồi đem sắc với 500ml nước
  • Đun đến khi còn khoảng 200ml là dùng được

Cách dùng: Nước chia thành 3 lần cho trẻ dùng trong ngày.

Trẻ bị ho lâu ngày chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y và Đông y, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để chữa ho ở trẻ em.

Trị ho tại nhà bằng gừng chưng đường phèn

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 4 – 5 lát gừng tươi. 1 – 2 thìa cà phê đường phèn
  • Gừng rửa sạch rồi thái sợi mỏng
  • Trộn đều gừng với đường phèn rồi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút

Cách dùng: Lấy nước cho trẻ ngậm 2 – 3 lần trong ngày. Cách này giảm ho đáng kể với những trường hợp ho do cảm cúm, cảm lạnh. 

Mật ong và gừng giúp trẻ hết bị ho đờm

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 50 gừng tươi – nên chọn gừng già, 30g mật ong, 100ml nước sạch.
  • Rửa gừng thật sạch rồi giã nát
  • Cho toàn bộ gừng giã nát đun cùng 100ml trong khoảng 30 phút
  • Khi nước nóng cho mật ong rồi khuấy đều

Cách dùng: Bố mẹ cho trẻ dùng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối hoặc sau những lúc trẻ ho lâu. Nên cho bé dùng khi nước còn ấm. Sau khoảng 2 – 3 ngày tình trạng ho đờm sẽ giảm đáng kể. 

Trị ho cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian hiệu quả, an toàn và rất dễ làm
Trị ho cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian hiệu quả, an toàn và rất dễ làm

Trẻ em bị ho nên uống gì? Đường phèn hấp mật ong và quất

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 3 quả quất xanh, 30g mật ong, 1 thìa cà phê đường phèn
  • Quất rửa sạch bổ đôi, để nguyên hạt
  • Trộn đều quất với mật ong và đường phèn rồi hấp cách thuỷ khoảng 30 phút.

Cách dùng: Cho trẻ uống từng thìa nhỏ, mỗi lần 2 – 3 thìa. Mỗi ngày dùng 2 lần sáng và tối hoặc sau khi trẻ ho. 

Đường phèn và trứng gà giúp trẻ hết ho

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả trứng gà nhỏ, 50g đường phèn
  • Cho đường phèn vào bát nhỏ hấp cùng 1 ít nước đến khi đường tan ra. 
  • Đập 2 quả trứng gà vào bát, đánh tan trứng rồi hấp chín.
  • Khi chín có thể cho thêm 1 ít nước gừng để ăn cùng

Cách dùng: Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 lần. Chỉ cần dùng trong khoảng 3 ngày cơn ho sẽ giảm rất nhanh.

Trẻ bị ho dùng mật ong và tỏi

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 30g mật ong, 4 – 5  nhánh tỏi, nên lấy loại tỏi ta nhánh nhỏ dài.
  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi giã nhỏ
  • Tỏi trộn đều cùng mật ong rồi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút

Cách dùng: Cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê. 

Những mẹo dân gian được sử dụng khi tình trạng ho của trẻ không quá nặng, ho do cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Cha mẹ nên theo dõi tình trạng ho của con, nếu cơn ho kéo dài, con mệt mỏi nên cho con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. 

Cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ

Trẻ là đối tượng dễ bị ho bởi sức đề kháng còn yếu. Cha mẹ nên lưu ý cách phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Những cách phòng bệnh ho hiệu quả mà bố mẹ nên biết như: 

Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp tốt nhất để trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp tốt nhất để trẻ không mắc các bệnh đường hô hấp.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. 
  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ khi trẻ bị ho sốt. Khi trẻ ho kèm sốt nặng, nhiệt độ thường tăng cao vào sáng sớm hoặc chiều tối cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế được được thăm khám cụ thể. 
  • Không nên lạm dụng kháng sinh bởi chúng có thể làm giảm sức đề kháng cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm. Trong các bữa ăn có thể cho trẻ uống nước táo, nước cam, chanh tươi.
  • Trẻ bị ho nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo gà, súp gà.
  • Tắm nước ấm cho trẻ và hạn chế để trẻ tắm quá lâu.
  • Khi trẻ bị ho kèm sổ mũi nên kết hợp cả rửa mũi và nhỏ mũi. Hình thành thói quen cho trẻ súc miệng bằng nước muối hàng ngày. 

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về vấn đề trẻ bị ho. Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp cha mẹ sẽ biết thêm nhiều phương pháp phòng tránh ho cho trẻ nhỏ.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?