Trẻ Bị Ho Về Đêm: Nguyên Nhân Bất Ngờ Mà Cha Mẹ Đừng Bỏ Lỡ

Trẻ bị ho về đêm là tình trạng không hiếm gặp. Nếu ho nhiều đi kèm nhiều biểu hiện nghiêm trọng có thể dẫn tới biến chứng khôn lường, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển trong tương lai. Để điều trị hiệu quả nhất, đòi hỏi phụ huynh cần trang bị đầy đủ kiến thức và lựa chọn các phương pháp phù hợp.

Trẻ bị ho về đêm do những nguyên nhân nào? 

Ho là một phản xạ tự nhiên nhằm đào thải các độc tố, vi khuẩn, đờm, dị vật bên trong cơ thể ra ngoài. Khi đường thở, cổ họng bị kích thích đột ngột, hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu tới phần não nhằm điều khiển các cơ ở ngực, bụng tạo thành cơn ho. 

Trong một số trường hợp, ho còn được đánh giá là hành động tích cực và không đem lại nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho về đêm kéo dài, kèm theo nhiều biểu hiện nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường nếu không được điều trị sớm. 

Trẻ bị ho về đêm do nhiệt độ xuống thấp

Lý do phổ biến nhất khiến những cơn xuất hiện nhiều về đêm chính là nhiệt độ. Nhiệt độ không khí vào ban đêm thường xuống thấp hơn so với ban ngày, đặc biệt vào mùa đông, kết hợp với không khí khô khiến cổ họng dễ bị khô và kích ứng, khiến các cơn ho khởi phát.

Trẻ bị ho về đêm do nhiệt độ xuống thấp
Trẻ bị ho về đêm do nhiệt độ xuống thấp

Trẻ bị ho đêm xu hướng diễn ra mạnh mẽ hơn vào thời điểm chuyển mùa, nhất là khi trời trở lạnh hoặc đối với những trường hợp ngủ điều hòa cả đêm, mất đi độ ẩm cần thiết trong cơ thể.

Trẻ bị ho và nôn về đêm do tư thế ngủ

Tư thế ngủ có thể khiến trẻ ho khi ngủ. Trẻ nhỏ không được gối đầu hoặc để con nằm ở tư thế đầu thấp hơn sẽ tạo điều kiện cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng, gây kích ứng ho. Các mẹ nên lựa chọn loại đệm nằm hoặc gối ngủ phù hợp, dành riêng cho trẻ nhỏ.

Phòng ngủ không sạch sẽ khiến bé bị ho về đêm

Phòng ngủ không sạch sẽ, chăn gối chứa nhiều vi khuẩn hoặc không khí bụi bẩn là nơi ẩn chứa lý tưởng của vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng họng. Bên cạnh đó, trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, mút tay cũng sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, virus tấn công.

Bệnh hen suyễn khiến trẻ bị ho nôn trớ về đêm

Trẻ bị ho đêm trong nhiều trường hợp còn liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn. Không giống với triệu chứng của các bệnh lý hô hấp thông thường, cơn ho diễn ra theo từng cơn rất khó chịu, thu hẹp đường thở, khiến bé thở dốc hoặc khó nhọc, đau thắt ngực.

Viêm xoang

Tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang còn được gọi là viêm xoang. Trên thực tế, viêm xoang có thể phát sinh ở bất cứ nhóm đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch kém. Vào ban đêm, dịch nhầy có xu hướng chảy xuống cổ họng, khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng, tạo ra từng cơn ho dữ dội.

Viêm xoang khiến trẻ ho dữ dội về đêm
Viêm xoang khiến trẻ ho dữ dội về đêm

Viêm xoang thường được chia thành nhiều loại như viêm xoang hàm, xoang bướm hoặc xoang sàng trước – sau…Bệnh sẽ tái diễn theo mùa và rất khó để loại bỏ hoàn toàn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Số trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không phải là hiếm. Khi acid dịch vị dư thừa ở mức nhất định sẽ trào ngược lên thực quản, gây tổn thương cổ họng, kích thích hệ thần kinh đường khí quản và làm cho trẻ ho khi ngủ.

Trào ngược dạ dày có thể trở thành nguyên nhân làm bé bị ho về đêm do khi nằm ngủ, hiện tượng trào ngược lên trên sẽ dễ dàng xảy ra hơn, thậm chí bị nôn trớ.

Trẻ bị ho và nôn về đêm khi nào cần gặp bác sĩ

Tình trạng ho gia tăng về đêm của trẻ nhỏ có thể khởi phát do một số bệnh lý hô hấp và dạ dày. Bên cạnh các trường hợp nhẹ, không đáng lo ngại. Phụ huynh vẫn nên quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện ở trẻ và mức độ tiến triển. Nếu phát hiện thấy một trong những dấu hiệu sau, cần nhanh chóng đưa con tới thăm khám y tế:

  • Trẻ bị ho nôn trớ về đêm nhiều lần, dần chuyển sang nôn khan do thức ăn trong dạ dày đã bị đào thải ra ngoài hoàn toàn, bé bắt đầu mệt lả đi.
  • Ho nhiều kèm theo sốt cao trên 38 độ và không có dấu hiệu hạ nhiệt, người tím tái.
  • Bé khó thở, hẹp đường thở dẫn tới hít thở mệt nhọc, tạo thành tiếng rít.
  • Trẻ bị ho đêm kéo dài, không cải thiện dù đã được áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. 

Trẻ bị ho về đêm phải làm sao? Phương pháp điều trị hiệu quả

Để điều trị cho trẻ bị ho về đêm, phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn các giải pháp an toàn, lành tính. Tránh tâm lý chủ quan hoặc hời hợt trong khi sử dụng thuốc để dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thuốc Tây giúp trẻ bị ho đêm khỏi bệnh nhanh

Các sản phẩm đến từ y học hiện đại có thể giúp cho bé nhanh chóng giảm thiểu triệu chứng bệnh. Tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ, bạn cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng.

Thuốc Tây giúp trẻ khỏi bệnh nhanh
Thuốc Tây giúp trẻ khỏi bệnh nhanh
  • Thuốc giảm ho: Cách giảm ho hiệu quả nhất chính là cho trẻ sử dụng các sản phẩm giúp ức chế sự kích ứng ở cổ họng như thuốc ho, siro, thuốc dạng bột giúp long đờm. Nên cho trẻ dùng trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để có hiệu quả cao nhất.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Đa số các trường hợp bị sốt cao về đêm thường đi kèm với cảm giác đau đầu, khó ngủ hoặc đau đầu, nhức mỏi toàn thân.  Các mẹ nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm hạ sốt phù hợp như dạng sủi, thuốc uống. Lưu ý nên kiểm tra nhiệt độ mỗi 1 – 3 tiếng và mỗi đợt dùng thuốc cách nhau khoảng  2 – 4 tiếng.
  • Thuốc hỗ trợ: Trẻ bị ho về đêm thường kéo theo các biểu hiện nôn, trớ, ngạt mũi, sốt cao. Chính vì vậy, phụ huynh nên áp dụng một số sản phẩm bổ trợ như viên ngậm giảm ho, thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, nước muối sinh lý, miếng dán hạ sốt hoặc cho uống oresol để bù nước, khoáng.
  • Men tiêu hóa: Trường hợp bé ho về đêm do bệnh dạ dày thường được chỉ định dùng các sản phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng dạ dày.

Bài chữa mẹo cho trẻ bị ho đêm

Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị hoặc dùng trong trường hợp nghiêm trọng, nhưng việc áp dụng khoa học bài chữa mẹo cho bé sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách an toàn, giúp con ngủ ngoan.

  • Tắc hấp đường phèn: Quả tắc có tính ấm, vị cay nồng giúp sát khuẩn, hạn chế vùng tổn thương, giảm kích ứng cổ họng. Khi kết hợp với đường phèn sẽ giúp giảm vị chua, tạo ra vị ngọt thích thú cho trẻ.
  • Mật ong gừng: Đem nước cốt gừng trộn lẫn hoặc hấp cách thủy với mật ong sẽ giúp giảm ho, sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng. Các mẹ nên thực hiện và cho trẻ uống từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Chữa ho về đêm bằng lá hẹ: Dùng nước lá hẹ trộn với mật ong và cho trẻ ngậm hằng ngày sẽ giúp giảm tình trạng ho đêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Chữa ho về đêm cho bé bằng thuốc Đông y

Phương pháp y học cổ truyền chú trọng vào việc sử dụng các dược liệu và đi sâu vào loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể. Chính vì vậy, khi trẻ nhỏ dùng các bài thuốc này thường ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thời gian sử dụng lâu, đòi hỏi công đun sắc phức tạp chính là nhược điểm khiến không ít cha mẹ e ngại khi lựa chọn phương pháp này. 

  • Bài thuốc 1: Sử dụng ngải diệp kết hợp với giả tô, thổ hào sâm, đương quy, trần bì, xà ngưu thảo, cam thảo, bạch phi, đại táo đem rửa sạch. Sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị đun sắc cùng 1 lít nước, để lửa nhỏ chờ khi thuốc cạn còn 250ml có thể chia ra làm 3 phần cho trẻ uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm thạch cao đã tán thành bột mịn, hạnh nhân, xạ can, ma hoàng, cam thảo. Tiến hành đun các thảo dược với 500ml nước, khi thuốc cạn còn ½ có thể cho thạch cao vào và hòa tan để uống trước bữa ăn.
  • Bài thuốc 3: Dùng trần bì cùng với bán hạ chế, hạt tử tô, hạt củ cải, gừng tươi, cam thảo rửa sạch và sắc cùng 600ml nước. Khi thuốc cạn vừa đủ 2 cốc nhỏ thì tắt bếp và uống liên tục trong vòng 1 tuần. 

Cách giúp mẹ phòng ngừa tình trạng bé ho về đêm

Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức tự bảo vệ cơ thể, sức khỏe khỏi các tác nhân bên ngoài. Chính vì vậy, cha mẹ chính là tấm gương giúp con rèn luyện thói quen tốt, hình thành chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, chất bảo quản trong quá trình điều trị bệnh.
  • Tăng cường rau xanh và các loại hoa quả trong bữa ăn hằng ngày. Các mẹ có thể chế biến thành các dạng mềm như luộc nhừ, nấu canh, súp hoặc cho con uống nước ép trái cây.
  • Cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau.
  • Hướng dẫn con về vai trò của nước đối với cơ thể, rèn cho con thói quen uống đủ nước để tránh làm khô cổ họng, khoang miệng.
  • Các vi khuẩn có thể tồn tại trong khoang miệng, lưỡi, amidan gây khiến bé bị ho đêm. Chính vì vậy, đánh răng mỗi ngày 2 – 4 lần sẽ giúp nhẹ nhàng lấy đi các mảng bám, thức ăn dư thừa vi khuẩn.
  • Làm sạch thường xuyên các món đồ chơi, chăn gối và phòng ngủ. Hạn chế cho trẻ mút tay hoặc cho đồ chơi vào miệng.
  • Không để điều hòa ban đêm quá thấp hoặc cho con ngủ dưới máy lạnh suốt cả đêm, nên sử dụng chế độ hẹn giờ hoặc đắp thêm một chiếc chăn mỏng.
  • Mặc ấm, chú ý tới bụng, cổ và lòng bàn chân mỗi khi trời trở lạnh.

Trẻ bị ho về đêm là tình trạng phổ biến nhưng không ít cha mẹ vẫn chủ quan trước những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Để hạn chế tối đa khả năng tái phát và nguy cơ biến chứng đòi hỏi các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con tới thăm khám y tế và xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học nhất. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?