7 mẹo dùng dầu tràm trị ho áp dụng tại nhà, hiệu quả

Cách trị ho bằng dầu tràm từ lâu đã được khá nhiều người chọn lựa chọn bởi tính an toàn, không gây kích ứng và có hiệu quả điều trị tốt. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh cũng có thể áp dụng cách làm này thường xuyên mà không lo tác dụng phụ. Vậy nên dùng dầu tràm trị ho theo cách nào? Bài viết ngay sau đây sẽ chia sẻ 7 mẹo vừa đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn tuyệt đối.

Dầu tràm có tác dụng trị ho không?

Các cơn ho thường xuất hiện khi bạn bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này chính là sự xâm nhập và tác động của các loại virus, vi khuẩn vào cơ thể gây nên bệnh cúm và cảm lạnh. Lúc này, dùng dầu tràm sẽ là cách đơn giản để giúp long đờm cổ họng, tiêu viêm, sát khuẩn đồng thời giảm ho hiệu quả.

Dầu tràm là loại tinh dầu có mùi thơm nhẹ, không quá nồng và được chiết xuất hoàn toàn từ cành và lá của cây tràm gió. Eucalyptol là hoạt chất chính của cây này, nó có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn và cả điều trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Dầu tràm trị ho là cách làm đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả mà bạn nên áp dụng
Dầu tràm trị ho là cách làm đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả mà bạn nên áp dụng

Ngoài ra, thành phần Terpineol và 1.8 cineol có trong cây tràm đã được khoa học chứng minh có tác dụng tốt trong việc tiêu viêm, diệt khuẩn, giúp loại bỏ các tác nhân gây nên tình trạng ho và sổ mũi. Bên cạnh đó, các hoạt chất này cũng có khả năng làm lành lớp niêm mạc bị tổn thương trong cổ họng, từ đó hạn chế những cơn đau rát họng hiệu quả.

Mặc dù đề có tác dụng làm ấm nhưng sự khác biệt rõ ràng nhất giữa dầu tràm so với dầu gió đó là không gây tình trạng nóng hay bỏng rát da. Vì vậy loại dầu có nguồn gốc tự nhiên này vô cùng an toàn chọ đối tượng kể cả trẻ sơ sinh và phụ nữ đang mang thai bị ho.

7 cách dùng dầu tràm để chữa ho tại nhà hiệu quả

Dầu tràm trị ho có rất nhiều cách dùng. Trong đó bôi trực tiếp lên người, lên chân hay dùng để tắm là những cách sử dụng loại dầu này được khá nhiều người lựa chọn.

1. Mẹo dùng dầu tràm trị ho bằng cách bôi lên người

Khi xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi hay thở khò khè thì bạn hãy thoa dầu tràm vào khắp gan bàn chân, bàn tay. Sau khi thoa dầu, bạn cần massage chân nhẹ nhàng trong vài phút để các hoạt chất dễ thấm sâu, làm ấm cơ thể.

Thực hiện cách làm này đều đặn ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Việc thoa dầu tràm vào gan bàn chân sẽ giúp giữ ấm cơ thể bạn vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp đồng thời phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả các bệnh lý về hô hấp, trong đó có ho.

Những vị trí nên bôi dầu tràm để trị ho cho bé
Những vị trí nên bôi dầu tràm để trị ho cho bé

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhỏ khoảng 1 – 2 giọt dầu tràm ra khăn rồi để gần mũi và hít thở trong vòng 5 phút hay quàng vào cổ khi ngủ đều được. Cách này nhằm mục đích trị ngạt mũi, sổ mũi và cả thở khò khè.

2. Pha nước tắm với dầu tràm

Bất kể thời tiết nóng hay lạnh, để phòng tránh hay chữa trị ho, sốt hay cảm mạo thì khi tắm bạn nên nhỏ 3 – 5 giọt dầu tràm vào nước tắm. Trong quá trình tắm, các thành phần trong dầu này sẽ bay lên, vì vậy mũi của bạn có thể hít ngửi được chúng nhờ vậy, hệ hô hấp sẽ được thông thoáng hơn.

Bên cạnh đó, cách này cũng góp phần tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại cũng như kích ứng niêm mạc mũi để dịch nhầy được đào thải ra bên ngoài. Sau khi tắm xong, bạn nên thông hút mũi và rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Điều này thực sự có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc trị ho.

Bạn nên thực hiện quy trình trên 2 đến 3 lần mỗi ngày tùy vào tình trạng bệnh. Tùy vào cơ địa của mỗi người, các triệu chứng ho, nghẹt mũi, sổ mũi sẽ hết sau khoảng 1 đến 4 ngày.

Lưu ý: Khi tắm nước có pha dầu tràm, bạn nên chú ý tránh để dầu dính vào mắt gây kích ứng niêm mạc mắt.

3. Dùng dầu tràm day huyệt Dũng Tuyền

Dùng dầu tràm thoa lên gan bàn chân và day đều vào vị trí huyệt Dũng Tuyền là cách làm vô cùng hiệu quả để giữ ấm cơ thể khi ngủ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể hạn chế tối đa tình trạng ho hay cảm lạnh.

Vị trí huyệt dũng tuyền nên thoa dầu tràm để trị ho
Vị trí huyệt dũng tuyền nên thoa dầu tràm để trị ho

Theo y học cổ truyền, việc dùng lực tay tác động lên huyệt Dũng Tuyền có tác dụng điều trị khá nhiều chứng bệnh liên quan đến hô hấp như ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản mạn tính hay cả tình trạng ho ra máu,…

Huyệt đạo này nằm ngay trên gan bàn chân, với cách xác định vị trí như sau: Chia khoảng cách từ ngón chân trỏ tới gót chân làm 5 phần bằng nhau, lúc này huyệt dũng tuyền chính là điểm lõm sâu nằm cách gót chân khoảng 3 phần.

4. Thoa dầu tràm trước khi ra ngoài để trị ho

Việc thoa dầu tràm trước khi ra ngoài là cách làm hiệu quả để tránh gió, đề phòng cảm mạo và cả trị ho. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng một vài giọt dầu tràm bôi lên các đầu ngón tay, ngón chân rồi massage nhẹ nhàng để các hoạt chất được thẩm thấu vào trong da.
  • Tiếp tục dùng lượng dầu tràm vừa đủ thoa lên vùng cổ để giữ ấm cổ.
  • Với bé dưới 1 tuổi, chúng ta nên thoa dầu tràm lên khăn mỏng sau đó quấn quanh cổ để giữ ấm cho bé.

Lưu ý: Vùng cổ vốn là vị trí có nhiều nếp gấp, chúng ta nên lấy lượng dầu tràm vừa đủ để tránh cảm giác khó chịu do quá nóng.

5. Trị ho bằng cách thoa tinh dầu tràm vào lưng và ngực

Khi bạn bắt đầu nận thấy các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hay có đờm ở vùng cổ, thì đó chính là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ho. Lúc này, bạn hãy thoa tinh dầu tràm vào vùng lưng và ngực rồi xoa bóp nhẹ nhàng để các hoạt chất trong dầu thẩm thấu vào da, làm ấm cơ thể. Tốt nhất, bạn nên massage theo hình cánh quạt từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài để đạt hiệu quả trị ho tốt nhất.

Chú ý: Đối với đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, bạn cũng có thể sử dụng cách trên nhưng với liều lượng dầu tràm ít hơn.

Dầu tràm bôi lên ngực sẽ giúp cơ thể bé được giữ ấm
Dầu tràm bôi lên ngực sẽ giúp cơ thể bé được giữ ấm

6. Dầu tràm trị ho bằng cách bôi lên chăn, màn, quần áo

Việc nhỏ dầu tràm lên chăn, màn hay quần áo, yếm, tất cũng là cách giúp trị ho, nghẹt mũi hay sổ mũi hiệu quả. Bởi đây là những vật dụng mà chúng ta luôn mang theo bên mình, nên có thể dễ dàng hít thở được tinh dầu.

Lúc này mùi thơm của tinh dầu tràm sẽ phát huy tác dụng thanh lọc không khí và kháng khuẩn. Đồng thời nó cũng giúp hạn chế tối đa các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là trong những ngày đông giá lạnh.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chỉ bôi dầu tràm với lượng vừa đủ và tránh bôi lên gối bởi nó có thể dễ dàng bám vào mắt gây kích ứng niêm mạc mắt.

7. Dùng dầu tràm trị ho bằng máy khuếch tán

Dùng máy khuếch tán hay đèn xông tinh dầu có thể giúp mùi thơm của dầu tràm ra khắp phòng, nhờ vậy bạn sẽ dễ dàng hấp thụ được nó hơn. Lúc này tình trạng ho sổ mũi hay cảm cúm sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc dùng dầu tràm trị ho bằng máy khuếch tán cũng giúp phòng ngủ hay phòng khách của bạn luôn được thơm tho sạch sẽ, hạn chế tối đa các vi khuẩn gây bệnh sinh sống và trú ngụ trong ngôi nhà.

Để trị ho bằng dầu tràm, bạn cũng có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu
Để trị ho bằng dầu tràm, bạn cũng có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu

Những lưu ý khi dùng dầu tràm trị ho mang lại kết quả tốt

Dùng dầu tràm trị ho là phương pháp an toàn, hiệu quả và có thể áp dụng trên nhiều đối tượng, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không thoa dầu tràm trực tiếp lên vết thương hở, các vùng da nhạy cảm như da mặt, mũi, vùng kín hay nách,…bởi nó có thể gây tình trạng kích ứng da hay tổn thương viêm mạc mắt, mũi.
  • Sử dụng liều lượng tinh dầu vừa đủ bởi đây là loại dầu rất đậm đặc, chỉ một vài giọt thôi cũng đủ để phát huy hiệu quả.
  • Không uống trực tiếp tinh dầu tràm, nếu không may uống phải bạn hãy sơ cứu ngay bằng việc uống sữa nguyên kem sau đó tới bệnh viện theo dõi, thăm khám.
  • Nếu ho kèm theo triệu chứng khó thở, ra máu, sụt cân, sốt cao kéo dài thì không nên sử dụng tinh dầu tràm để chữa trị.
  • Người bệnh cần nhớ rằng, tinh dầu tràm không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ho vì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Chính vì vậy bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào loại tinh dầu này.
  • Để tinh dầu tràm tránh xa tầm tay trẻ em.

Vừa rồi là 7 mẹo dùng dầu tràm trị ho mà mỗi người chúng ta cần biết. Để biết thông tin chi tiết hơn về trị ho bằng dầu tràm thì tốt nhất bạn nên nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?