Bệnh ho là gì? Nguyên nhân gây ho và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người, không phân biệt đối tượng và lứa tuổi. Ho là biểu hiện khi sức khỏe gặp các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa, thậm chí là tim mạch. Những cơn ho kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh ho là gì? Làm sao để điều trị dứt điểm bệnh ho?

Bệnh ho là gì? Triệu chứng điển hình của bệnh

Ho là phản xạ có điều kiện, thường xảy ra đột ngột và lặp lại nhiều lần nhằm loại bỏ các chất gây kích thích, nội tiết, các dị vật, hoặc vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập vào đường hô hấp.

Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người
Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người

Có 3 giai đoạn hình thành nên phản xạ ho:

  • Đầu tiên là hít vào. Trong lúc này bạn có thể đã hít vào dị vật hoặc vi khuẩn
  • Lượng khí được hít vào gây sức ép lên thanh môn đang đóng kín
  • Không khí trong phổi được giải phóng ra ngoài với tốc độ mạnh khi thanh môn mở ra. Cùng với áp lực lớn, âm thanh thoát ra ngoài lớn và được gọi là ho.

Các triệu chứng điển hình của bệnh ho như:

  • Người bệnh thường ho nhiều vào buổi sáng
  • Ho vài tiếng hoặc cơn ho kéo dài
  • Ho có đờm hoặc ho ra máu
  • Cổ họng ngứa, rát
  • Căng tức ngực, khó thở
  • Vùng bụng bị co thắt, đau âm ỉ
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Sổ mũi
  • Đau đầu
  • Bệnh ho có nhiều loại, vì vậy tùy từng loại ho mà triệu chứng của mỗi người mắc bệnh sẽ khác nhau.

Nguyên nhân bị ho thường gặp

Bệnh ho là căn bệnh thường gặp và được chia ra làm 2 dạng: Ho cấp tính và ho mãn tính. Theo đó, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây ho khác nhau.

Nguyên nhân ho cấp tính

Ho cấp tính là tình trạng người bệnh có những cơn ho đột ngột, hoặc cơn ho kéo dài dưới 3 tuần. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho cấp tính như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản): Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ho cấp tính do virus gây ra. Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên có các biểu hiện như sốt cao, chảy nước mũi và đau họng, ho. Tình trạng bệnh kéo dài đến 7 ngày.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi): Là tình trạng nhiễm trùng ở phần dưới cổ họng, và có thể gây viêm phổi, viêm phế quản. Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường bị sốt và ho.
  • Hít phải chất kích thích: Khi cơ thể hít phải một số chất kích thích dẫn đến viêm họng và ho.
  • Ứ máu ở phổi: Đây là tình trạng cục máu đông di chuyển đến phổi và gây ra tình trạng khó thở, ho.
  • Tràn dịch màng phổi: Tình trạng này có thể do chấn thương gây nên. Những người hay hút thuốc dễ gặp tình trạng này. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thời, đột nhiên đau ngực và ho khan.

Ngoài các nguyên nhân trên, ho cấp tính có thể hình thành do hen suyễn, viêm họng, viêm tai, viêm xoang.

Ho cấp tính là một dạng của bệnh ho
Ho cấp tính là một dạng của bệnh ho

Triệu chứng điển hình của bệnh ho cấp tính như:

  • Hơi thở khò khè và thở nông
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Sốt cao, ớn lạnh
  • Người mệt mỏi, thường đổ mồ hôi khi về đêm
  • Sụt cân
  • Nhai nuốt khó khăn, ho khi nuốt

Các nguyên nhân gây ho mãn tính

Ho mãn tính là tình trạng người bệnh có những cơn ho kéo dài khoảng 2 tháng, hoặc có thể nhiều hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Một số bệnh lý gây ra ho mãn tính như:

  • Hen suyễn: Hen suyễn hình thành do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với nước hoa, hóa chất, hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Ho chính là triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn.
  • Dạ dày trào ngược: Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và dẫn đến ho. Tuy nhiên ho cũng khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn.
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh này có các biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường. Viêm mũi dị ứng thường do các tác nhân trong môi trường gây ra. Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ho khan, sổ mũi và hắt hơi liên tục.
  • Suy tim: Trái tim của người bị suy tim thường rất yếu. Đây là nguyên nhân khiến dịch dịch tích tụ trong phổi và gây ho. Người bệnh bị suy tim thường cảm thấy khó thở.

Ngoài ra, các bệnh như: Lao, nhiễm nấm phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, xơ nang, hoặc dị ứng thuốc, hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ho mãn tính.

Triệu chứng ho mãn tính là:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Luôn cảm giác có chất dịch chảy xuống cổ họng
  • Cổ họng đau rát
  • Thở khó, thở khò khè, thở dốc
  • Ho ra máu
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Khàn tiếng
Ho dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi
Ho dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi

Bệnh ho có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hại

Ho là phản xạ có điều kiện giúp cơ thể loại bỏ các chất dịch, vi khuẩn có hại. Nếu các cơn ho chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không kèm theo các triệu chứng như: Ho ra máu, đau tức ngực, nôn ói,… sẽ không gây nguy hiểm.

Ngược lại, bệnh ho sẽ thực sự nguy hiểm nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng. Hoặc ở một số trường hợp, cơn ho do cảm cúm thông thường nhưng không được điều trị cũng có thể biến chứng và gây nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gây ra như:

  • Toàn thân: Ho dai dẳng khiến người bệnh mất ngủ, toàn thân mệt mỏi, suy sụp tinh thần.
  • Tiêu hóa: Ho dai dẳng có thể khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn ói.
  • Tai mũi họng: Ho nhiều gây kích thích, tổn thương cổ họng dẫn đến đau khi nhai nuốt, chán ăn.
  • Phổi: Ho nhiều có nguy cơ tràn khí màng phổi, vỡ phế nang,…
  • Tim mạch: Ho có thể dẫn đến các cơn đau tim, tăng huyết áp, hoặc vỡ mạch máu ở kết mạc mắt,…
  • Với người bị bệnh loãng xương ho dai dẳng có thể biến chứng khiến gãy xương sườn.
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác như: Sinh non, tụ máu thành bụng, tiểu són, thoát vị bẹn, són phân, ngất xỉu.

Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, ngay khi bị ho, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm kể trên.

Các loại bệnh ho thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà bệnh ho được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Một số loại bệnh ho chúng ta thường gặp như:

Ho gà

Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Đây là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua nước bọt hoặc dịch tiết.

Khi bị mắc bệnh ho gà, người bệnh thường có những cơn ho dữ dội và kéo dài và khó kiểm soát. Cơn ho gây áp lực lên lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và mệt mỏi. Ở một số trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng vùng bụng co thắt.

Một số triệu chứng khác của bệnh ho gà như:

  • Môi tím tái, mặt đỏ bừng
  • Mắt sưng và chảy nước mắt
  • Sốt nhẹ
  • Khó thở
  • Tiếng ho và hít thở như gà gáy

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn cả. Theo số liệu của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ, ho gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cho trẻ em tại đất nước này.

Chính vì vậy bố mẹ nên lưu ý và tiêm phòng cho trẻ ở độ tuổi 2 tháng để phòng bệnh tốt nhất. Ngoài ra những người đang mắc phải bệnh ho gà nên điều trị sớm trước khi bệnh biến chứng nghiêm trọng.

Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em
Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em

Ho khan

Ho khan là căn bệnh rối loạn đường hô hấp do cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường gây ra. Ngoài ra, ho khan còn do một số nguyên nhân khác như: Hen suyễn, trào ngược dạ dày, ung thư phổi, dị ứng, nhiễm virus,…

Bệnh ho khan kéo dài, không được điều trị có thể biến chứng thành viêm thanh quản, ung thư vòm họng, hoặc nhiễm trùng tai,…

Một số triệu chứng bệnh ho khan như:

  • Ho kéo dài và không kèm theo đờm, chất nhầy
  • Đau họng
  • Hơi thở khò khè
  • Khó thở
  • Mất giọng

Ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng cơn ho kéo dài và có chất nhầy, đờm. Nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm như: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, ung thư phổi,…

Triệu chứng của bệnh ho có đờm như:

  • Cơn ho xuất hiện chất nhầy, đờm
  • Người mệt mỏi
  • Sổ mũi
  • Cảm thấy có chất dịch chảy mũi sau
  • Tức ngực
  • Khó thở, nghẹt thở

Ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng đáng báo động. Điều này có nghĩa bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm. Lượng máu bạn ho ra nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị là điều bạn cần làm khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân gây ho ra máu có thể là: Bệnh lao phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc giãn phế quản.

Một số triệu chứng của bệnh ho ra máu như:

  • Ho ra máu. Máu có thể chảy ra từ mũi, miệng
  • Trong máu có thêm chất đờm
  • Người mệt mỏi
Ho ra máu là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm
Ho ra máu là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm

Ho cảm lạnh

Ho cảm lạnh do virus cảm lạnh gây ra. Đây là tình trạng rất phổ biến, người bệnh có một số triệu chứng sau:

  • Ho ra chất dịch nhầy
  • Sổ mũi
  • Người mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Viêm họng, ngứa họng

Ho cảm lạnh là tình trạng phổ biến tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể biến chứng thành mãn tính.

Cách điều trị bệnh ho hiệu quả, an toàn

Bệnh ho là bệnh thường gặp ở mỗi người. Nếu cơn ho chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh không cần sử dụng thuốc để điều trị. Vì đây có thể là do họng bị kích thích sinh ra ho để loại bỏ các dị vật, vi khuẩn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để tăng cường đề kháng cho họng, giúp họng hoạt động trơn tru hơn.

Nếu người bệnh ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần, đồng thời kèm theo các triệu chứng bất thường như: Ho ra máu, ho ra đờm có màu lạ, đau tức ngực kèm khó thở,… cần đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh như: Lao phổi, ung thư phổi, viêm phế quản, hen suyễn,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh ho hiệu quả, như: Sử dụng phương pháp Tây y, mẹo dân gian, hoặc bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bạn cần xác định nguyên nhân và loại bệnh mà mắc phải. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh khiến cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, thời gian chữa cũng được rút ngắn.

Các mẹo dân gian trị ho lành tính

Mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người bệnh chọn bởi lành tính, đơn giản dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Đồng thời ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Một số mẹo dân gian lành tính trị ho người bệnh có thể tham khảo:

Chanh mật ong chữa bệnh ho hiệu quả

Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, trong mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali,… Chanh là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.

Sự kết hợp của chanh và mật ong giúp loại bỏ các chất nhầy ra khỏi cơ thể, kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch. Uống nước mật ong chanh giúp người bệnh dịu cơn ho, thông đường thở.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 3 thìa mật ong nguyên chất, 3 thìa nước cốt chanh, cùng với 1 ít nước ấm.
  • Trộn đều các loại nguyên liệu đã chuẩn bị và uống, ngày uống 2 lần.

Trị bệnh ho bằng gừng

Gừng không chỉ là gia vị trong nấu ăn, nó còn là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả. Gừng có tác dụng tiêu đờm, giải độc, chống nôn,… Ngoài ra, trong gừng còn có tác dụng chữa cảm lạnh rất tốt. Với những trường hợp ho do cảm lạnh có thể tham khảo bài thuốc từ gừng, hoặc có thể kết hợp mật ong.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng và mật ong
  • Rửa sạch gừng và cạo bỏ vỏ. Đem gừng đã chế biến đi xay nhuyễn hoặc giã nhỏ, đun với nửa lít nước.
  • Lọc bỏ phần bã gừng, nước thu được hòa chung với mật ong. Chia đều làm 2 phần, uống sáng tối.
Gừng là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả
Gừng là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả

Vỏ quýt trị ho

Ít ai biết rằng vỏ quýt cũng có công dụng chữa bệnh, nhất là bệnh ho. Trong vỏ quýt có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tiêu đờm, trị ho.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vỏ quýt khoảng 12g, rửa sạch
  • Đem vỏ quýt đã rửa sạch đun với khoảng 200ml nước cho đến khi cô lại còn 100ml.
  • Phần nước thu được hòa chung với mật ong hoặc đường và uống.

Trị ho bằng lá hẹ

Trong lá hẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn phát triển. Vì thế mà lá hẹ được nhiều người bệnh sử dụng để chữa bệnh ho.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá hẹ tươi và đường phèn. Rửa sạch lá hẹ tươi.
  • Cho đường phèn và lá hẹ vào bát và hấp cách thủy. Phần nước thu được chia làm 2 phần, uống trong ngày. Người lớn có thể ăn cả lá hẹ để chữa ho.

Hỗn hợp húng chanh, quất, đường phèn

Hỗn hợp húng chanh, quất, đường phèn có công dụng chữa bệnh ho rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá húng chanh, 5 quả quất và đường phèn.
  • Rửa sạch lá húng chanh. Húng chanh và quất đem xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ phần bã của húng chanh và quất. Phần nước cho thêm đường phèn và hấp cách thủy. Uống 2 lần/ngày.

Công dụng bất ngờ của tỏi trong điều trị bệnh ho

Tỏi cũng là một gia vị trong nấu ăn, đồng thời nó cũng là một vị thuốc giúp trị ho hiệu quả. Trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất giúp loại bỏ độc tố, giảm viêm, làm dịu cổ họng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị: Một vài nhánh tỏi ta.
  • Nướng chín tỏi và xay nhuyễn. Pha cùng với nước ấm và uống mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại nước ép để cải thiện tình trạng ho. Một số loại nước ép như:

  • Nước ép nho mật ong giúp long đờm, tăng cường hiệu quả hoạt động của phổi.
  • Nước ép hành tây mật ong cũng chữa ho rất tốt.
  • Nước cam trị ho rất hiệu quả.

Điều trị bệnh ho bằng phương pháp Tây y

Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này người bệnh cần thực hiện thăm khám lâm sàng, hoặc một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong Tây y trị ho như:

  • Nếu người bệnh bị ho do kích ứng, sổ mũi kèm dịch trắng: Các loại thuốc được chỉ định như thuốc kháng Histamin, thuốc chống sung huyết.
  • Người bệnh bị ho do hen suyễn: Các loại thuốc được chỉ định giúp giảm viêm nhiễm và khai thông đường thở. Thuốc thường ở dạng xịt.
  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn: Các loại thuốc trong được chỉ định giúp kháng khuẩn, sạch họng, và giảm ho.
  • Thuốc giảm ho và ức chế cơn ho: Dextromethorphan, Codein,… ức chế cơn ho.
  • Thuốc tan đờm: Carbocystein, Bromhexin, Eprazinon, Acetylcystein, Ambroxol,…

Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại nước muối để rửa mũi, giúp kháng khuẩn và giảm dịch nhầy. Đối với người bệnh là trẻ em, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc Codein vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.

Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh
Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh

Bài thuốc Đông y trị bệnh ho hiệu quả

Đông y là một trong những phương pháp chữa ho được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Ngoài ra, sử dụng các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị ho dưới đây:

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị:

  • Trần bì và Ngân hoa mỗi loại 10g.
  • Xương bồ, Mạch môn và Liên kiều mỗi loại 12g.
  • Thiên môn và Tía tô mỗi loại 16g.
  • Tang diệp và Cỏ mực mỗi loại 20g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại thảo dược trên và phơi khô.
  • Các loại thảo dược trên đem đun với khoảng 500ml nước. Đun lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Khi nước cô lại còn khoảng ½ (250ml) tắt bếp.
  • Để nước nguội và chia đều thành nhiều lần, uống trong ngày.

Bài thuốc số 1 giúp làm dịu họng, giảm các cơn ho, tránh những tác động khiến cổ họng tổn thương, tăng khả năng kháng khuẩn.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • 10g Thủy ngọc, cùng với Quất hồng bì, Mơ muối, Rễ chanh và Cam thảo mỗi loại 12g.
  • Sâm đại hành, Xa tiền thảo, Bạch dược, Nam dương sâm và Bạch mao căn mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại thảo dược và phơi khô, sau đó đem sao vàng hạ thổ.
  • Các loại thảo dược trên đem đun với khoản 400ml nước.
  • Đun đến khi nước thuốc cô lại còn 1 nửa.
  • Chia đôi phần nước thuốc thu được và uống dần trong ngày.

Bài thuốc số 2 giúp long đờm, dịu cổ họng và giảm ho. Ngoài ra bài thuốc giúp bỏ phế, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

  • 8g Vỏ quế và Bạch cự, Ngũ mai tử, Thiên niên kiện mỗi loại 10g.
  • Tục huyền, Xà hưu thảo, Độc diệp thảo, Cam thảo mỗi loại 12g.
  • Mã kế, Khương giới, Đương quy, Giao đằng, Xương bồ và Cát cánh mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại thảo dược và đun với 3 bát nước to. Đun thuốc với lửa nhỏ trong vòng 50 phút.
  • Đun đến khi nước thuốc cô lại còn khoảng 1 bát. Chia số nước này làm 3 phần và uống trong ngày (sáng-trưa-tối).

Bài thuốc số 3 có tác dụng chữa các bệnh ho do cảm lạnh, ho có đờm, làm dịu cổ họng. Điều trị các triệu chứng sốt cao, khàn tiếng và đau mỏi khi ho. Giống như các bài thuốc khác, bài thuốc số 3 cũng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Trong thuốc có cam thảo nên có vị ngọt nên rất dễ uống.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị:

  • Phòng phong, Ngân hoa, Bán hạ và Trần bì mỗi loại 10g.
  • Liên kiều, Huyền sâm và Cam thảo mỗi loại 12g.
  • Cùng với: Lá húng chanh, Kinh giới, Tía tô mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi khô tất cả các loại thảo dược đã kể trên.
  • Đem các thảo dược đã phơi khô trên đun với khoảng 300-400ml nước.
  • Đun đến khi nước thuốc còn khoảng 200ml nước.
  • Nước thuốc thu được uống đều trong ngày.

Bài thuốc số 4 có tác dụng điều trị các bệnh ho khan, ho dai dẳng lâu ngày. Bài thuốc giúp tiêu viêm, giảm ho, giảm sưng họng, giảm sốt.

Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng
Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị:

  • 5g Sinh khương, Tang diệp 20g và Trần bì, Phục linh, Thổ bối mẫu mỗi loại 10g.
  • Cam thảo bắc, Sa sâm, Huyền sâm mỗi loại 12g.
  • Dương cửu, Bạch dược, Nam dương sâm mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược trên rửa sạch và đem sắc với nước. Đun khoảng 1 tiếng.
  • Chia nước thuốc làm 3 phần và uống sáng – trưa – tối.

Bài thuốc số 5 điều trị các cơn ho dai dẳng, long đờm bổ phế. Đồng thời giảm các kích ứng ở cổ họng và chống viêm, làm ấm họng. Bài thuốc giúp tăng cường thể lực và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Bài thuốc số 6

Chuẩn bị:

  • 5g Sinh khương và Đại táo, Thủy ngọc, Xà hưu thảo, Bạch phi, Cam thảo mỗi loại 10g.
  • Tế tân, Trần bì mỗi loại 12g.
  • Kinh giới, Ngải diệp, Đương quy, Thổ hào sâm mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược đem rửa sạch và sắc với nước.
  • Lượng nước thu được chia 3 phần và uống trong ngày, không nên để nước thuốc qua đêm.

Bài thuốc số 6 điều trị các bệnh ho do cảm lạnh. Bài thuốc giúp giảm các cơn đau rát ở cổ họng, long đờm, giải cảm.

Bài thuốc số 7

Chuẩn bị:

  • Hạnh nhân, Bách bộ, Tử uyển, Cát cánh mỗi loại 9g.
  • La bạc tử, Bạch tử giới, Khoản đông hoa mỗi loại 12g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược rửa sạch và đun với nước.
  • Nước thuốc chia làm 3 phần và uống hết trong ngày

Bài thuốc số 7 trị bệnh ho cảm lạnh và có đờm.

Bài thuốc số 8

Chuẩn bị:

  • Hạnh nhân, Lá tía tô mỗi loại 9g. Cùng với 6g Cát cánh và 3g Bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược đã chuẩn bị đem rửa sạch và sắc nước uống. Chia đều nước thuốc, uống ngày 2 lần (sáng – tối).

Bài thuốc số 8 trị bệnh ho có đờm loãng.

Các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh
Các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh

Bài thuốc số 9

Chuẩn bị:

  • 12g Xích phục linh, cùng với Quế tâm, Bán hạ và Cam thảo mỗi thứ 8g.
  • Nhân sâm, Toàn phúc hoa, Cát cánh, Thược dược, Trần bì và Tế tân mỗi loại 20g.
  • Gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Thảo dược đem rửa sạch, phơi khô và tán thành bột.
  • Đun gừng tươi với 1 bát nước. Lấy khoảng 12g bột thảo dược hòa với nước gừng tươi đã đun và uống.
  • Người bệnh nên uống khi ấm và uống ngày 2-3 lần.

Bài thuốc số 9 trị các bệnh ho có nhiều đờm kèm theo triệu chứng đau tức ngực.

Bài thuốc số 10

Chuẩn bị:

  • 9g Bách hợp và 9g Khoản đông hoa.

Cách thực hiện:

  • Bách hợp và Khoản đông hoa rửa sạch, phơi khô và tán thành bột.
  • Nặn hỗn hợp nành thành viên nén và uống. Ngày uống 4 viên, chia 2 lần.
  • Người bệnh lưu ý, uống thuốc sau ăn no.

Bài thuốc số 10 trị ho cảm lạnh. Người già yếu khi mắc bệnh cũng có thể dùng bài thuốc này.

Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y trị ho, người bệnh nên xin chỉ định của các thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền, đặc biệt với phụ nữ đang cho con bú. Phương pháp Đông y do lành tính nên thời gian đạt kết quả lâu hơn, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc, không bỏ dở liệu trình.

Trong quá trình sử dụng thuốc Đông y, người bệnh nên kết hợp tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống để đẩy nhanh quá trình điều trị. Một điều đáng lưu ý nữa đó là tuyệt đối không sử dụng thuốc đã để qua đêm. Bởi thuốc có thể đã bị thay đổi thành phần, biến thành độc tố và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bị ho nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ho kéo dài và mãi không khỏi đó chính là chế độ ăn uống. Bởi có một số thức ăn khi nạp vào cơ thể sẽ khiến cho họng bị kích thích, gây ngứa, dẫn đến tình trạng ho kéo dài. Vậy người bị ho nên ăn và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Người bị ho nên ăn gì?

  • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, giúp người bệnh tăng cường đề kháng
  • Bổ sung vitamin C, kẽm, sắt giúp sức đề kháng tốt hơn
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nước ép hoa quả
  • Nên ăn trứng khi bị ho
  • Ăn thịt bò
  • Ăn thịt gà, súp gà
  • Ăn thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa
  • Uống nhiều nước giúp cân bằng độ ẩm cho cổ họng, tránh được tình trạng ho do khô rát họng
  • Uống mật ong vào mỗi buổi sáng
  • Uống trà gừng
Người bị ho nên ăn các loại rau xanh và hoa quả
Người bị ho nên ăn các loại rau xanh và hoa quả

Những thực phẩm cần tránh để bệnh ho mau khỏi

  • Người bệnh cần đặc biệt tránh các loại thực phẩm lạnh, cay nóng, đồ ăn có gia vị gây kích thích
  • Kiêng bia, rượu, đây là những thực phẩm khiến tình trạng ho nặng hơn, giảm sức đề kháng của cơ thể
  • Khi bị ho không nên ăn hải sản
  • Kiêng các đồ ăn tanh như cá
  • Không nên ăn thực phẩm chiên rán, hoặc quá mặn, quá ngọt
  • Không nên uống nước dừa
  • Không uống nước có gas như coca, pepsi

Ngoài việc nên ăn gì và kiêng gì, người bị ho nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh với những thói quen tốt như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ít nhất ngày 2 lần đánh răng sáng và tối
  • Luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe, sức đề kháng
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, lạnh hoặc ngồi điều hòa quá lâu
  • Xông mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là lòng bàn chân và vùng cổ, ngực
  • Không hút thuốc
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn không có môi trường trú ngụ
  • Khi đi ngủ, người bệnh có thể gối cao đầu để tránh các cơn ho do bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
  • Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh vi khuẩn xâm nhập
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ

Trên đây là những thông tin về các loại bệnh ho, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp tình trạng này không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình mình.

4.9/5 - (9 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?