Người bị ho kiêng ăn gì, nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Những cơn ho dai dẳng và kéo dài trong một thời gian làm bạn cảm thấy họng đau rát, khó chịu. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp. Vậy người bị ho kiêng ăn gì, nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Vai trò của thực phẩm trong điều trị bệnh ho

Ăn uống là nhu cầu tối thiểu của mỗi con người để duy trì các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể. Với người bị bệnh ho cũng vậy, việc nạp đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Thế nhưng, ít ai biết rằng, không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp với người bị ho. Việc lựa chọn thực phẩm nạp vào cơ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ho.

"<yoastmark

Một số vai trò cụ thể của thức ăn trong điều trị bệnh ho như:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị ho nên có sự lựa chọn các loại thực phẩm trước khi ăn để tránh kích thích cho cổ họng, khiến bệnh ho nặng hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng: Người bị ho sức đề kháng thường giảm, để ức chế sự phát triển của bệnh, bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng giúp bạn chống lại các tác nhân có hại xâm nhập.
  • Giảm kích thích lên cổ họng: Lựa chọn các thực phẩm phù hợp giúp người bị bệnh ho giảm được các kích thích lên cổ họng, tránh tình trạng ngứa họng dẫn đến ho. Một số loại thực phẩm dễ gây kích thích như chua, cay, mặn, nóng,… dễ khiến cổ họng bị kích thích, gây ngứa họng và ho.

Người bị bệnh ho nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ho. Vậy câu hỏi được đặt ra: Người bị bệnh ho nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Thực phẩm giàu tinh bột và dễ tiêu hóa

Người bị bệnh ho nên ăn nhiều tinh bột. Bởi tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh ho hiệu quả.

Ngoài ra, khi bị bệnh ho, các cơn ho dai dẳng khiến cổ họng đau rát, khó chịu. Vì vậy khi xây dựng chế độ ăn uống, người bệnh nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng để hạn chế các kích thích lên vùng niêm mạc đã bị tổn thương ở cổ họng.

Một số loại thực phẩm dễ tiêu hóa nhưng cũng đảm bảo chất dinh dưỡng như: Các món cháo như cháo tía tô, cháo thịt băm, cháo hành. Hoặc các loại súp, nước rau luộc, hoa quả mềm,…

Người bị bệnh ho nên ăn nhiều tinh bột
Người bị bệnh ho nên ăn nhiều tinh bột

Thực phẩm có tính kháng khuẩn

Người bị bệnh ho nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm có tính kháng khuẩn cao như: Tỏi, hành tây, gừng hoặc lá tía tô. Đây đều là những thực phẩm quen thuộc trong nấu ăn, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm.

  • Gừng: Đây là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mỗi nhà. Gừng có tính ấm cao, kháng khuẩn tốt. Ngoài ra gừng còn có khả năng kháng histamin, giúp điều trị bệnh ho cảm lạnh, cảm cúm, ho do viêm mũi dị ứng. Bạn có thể chế biến gừng thành các món như: Trà gừng, gừng mật ong, gừng đun nước muối, gừng chưng đường phèn,…
  • Tỏi: Tỏi có tính ấm cay, và trong nó có chất kháng sinh tự nhiên. Tỏi có công dụng trong việc trừ lạnh, làm ấm cơ thể. Vì vậy tỏi thường được dùng trong điều trị các bệnh ho cảm lạnh, ho khan và ho có đờm. Với những người không bị bệnh vẫn có thể dùng tỏi để giúp tăng sức đề kháng.
  • Lá tía tô: Lá tía tô có vị cay và tính ấm. Lá có công dụng trị ho, trị sốt, giải cảm, trị hen suyễn, ho có đờm, ho khan,… Người bị ho có thể ăn cháo tía tô, hoặc uống trà lá tía tô để trị bệnh.

Một số thực phẩm có tính kháng khuẩn khác như:

  • Hành tây: Hành tây có tính nóng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt. Hành tây có công dụng long đờm, giảm ngứa, đau rát cổ họng, trị bệnh ho có đờm.
  • Bạc hà: Là loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống và thường được sử dụng trong nấu ăn, làm kẹo, làm trà,… Bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế các cơn đau, hạ nhiệt, giảm sốt, ngăn ngừa ung thư, trầm cảm, hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng bạc hà trong điều trị bệnh ho. Tuy nhiên, với những người bị ho rát họng không nên sử dụng bạc hà, vì nó có thể gây tổn thương vùng họng.

Thực phẩm giàu vitamin C, A, kẽm

Người bị bệnh ho nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm. Các loại chất này giống như kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, ức chế sự phát triển của bệnh.

Đồng thời làm dịu các cơn ho. Vitamin C và A thường có trong rau củ có màu xanh, đỏ, vàng, xanh đậm như: Cà rốt, cải xanh, bắp cải, cải thảo, bí xanh,… Các loại thực phẩm giàu kẽm như: Củ cải trắng, ngao, sò, cháo, súp,…

Người bị ho nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3
Người bị ho nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3

Bổ sung thực phẩm giàu omega 3

Người bị ho nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3. Omega 3 là loại axit béo giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, và giảm chất nhầy, chất đờm do các cơn ho gây ra.

Omega 3 thường có trong các loại thực phẩm như:

  • Cá ngừ
  • Cá thu
  • Cá hồi
  • Hàu
  • Đậu nành
  • Hạt óc chó
  • Hạt chia
  • Hạt lanh…

Người bệnh có thể thêm các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình để hỗ trợ điều trị bệnh ho.

cây

Trái cây là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Người bị bệnh ho nên ăn nhiều các loại trái cây như: Cam, bưởi, chanh, quất, … Đây là các loại hoa quả có vitamin, tinh dầu và pectin giúp kháng khuẩn, cải thiện sức đề kháng, long đờm, ngăn chặn virus xâm nhập.

Một loại quả khác cũng rất tốt cho người bệnh ho đó là quả la hán. Quả la hán chứa nhiều vitamin C, kẽm, sắt,… rất tốt trong việc điều trị bệnh ho, tăng sức đề kháng và làm dịu kích ứng niêm mạc.

Người bị ho cũng có thể ăn các loại quả khác như: Nho, khế, dưa hấu, táo, lê, dâu tây,… vì chúng cũng chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Bạn cũng có thể uống nước ép các loại hoa quả này thay vì ăn trực tiếp.

Mật ong

Mật ong có tính bình và vị ngọt và rất giàu vitamin E, C. Mật ong có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, sát khuẩn và làm dịu cổ họng. Đồng thời mật ong cũng giúp long đờm, giảm chất dịch nhầy, thông thoáng đường thở,… Chính bởi những công dụng trên mà mật ong được coi là “thần dược” trong điều trị bệnh ho.

Cách sử dụng mật ong cho người bị bệnh ho rất đơn giản. Theo đó người bệnh có thể trực tiếp nuốt mật ong, hoặc pha mật ong với chanh, gừng để uống. Uống mật ong vào buổi sáng giúp cơ thể bổ sung năng lượng và chống mệt mỏi.

Ngoài các loại nêu trên, khi bị ho người bệnh có thể ăn một số loại thực phẩm sau đây: Lá hẹ nấu canh, lá hẹ hấp đường phèn, rau diếp cá, húng chanh, lê hấp đường phèn… Đây đều là những loại thực phẩm quen thuộc và có tác dụng chữa ho hiệu quả.

Bị ho kiêng ăn gì?

Nhiều người nghĩ rằng, khi bị bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều cần thiết và ăn gì cũng được. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm, đặc biệt là với người bị bệnh ho.

Người bị ho kiêng ăn gì? Tránh các thức ăn tanh như hải sản
Người bị ho kiêng ăn gì? Tránh các thức ăn tanh như hải sản

Khi bị ho, cơn ho dai dẳng khiến niêm mạc ở cổ họng bị đau rát. Khi nhai nuốt, một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc sinh ra những cơn ho. Vì vậy, khi bị ho bạn cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh kích ứng niêm mạc. Cụ thể:

Bị ho không nên ăn gì? Hạn chế ăn đồ tanh, hải sản

Theo các bác sĩ chuyên khoa, với những bệnh nhân bị ho do hen suyễn không nên ăn các món chứa chất tanh. Cụ thể như: Tôm, mực, cá, cua, ốc,… Bởi trong hải sản có chứa nhiều protein – đây là chất gây dị ứng có thể khiến cơn ho kéo dài không dứt, bệnh lâu khỏi.

Ở một số trường hợp, người bệnh khi ăn các món tanh sẽ cảm thấy khó thở, buồn nôn ói. Điều này gây kích ứng cổ họng sinh ra các cơn ho dai dẳng.

Cụ thể một số loại hải sản người bệnh ho nên tránh như: Nghêu, mực, bạch tuộc, tôm, cua, sò huyết, ghẹ, cá quả, cá chim, cá mè, cá trê, cá chép, ốc, ếch, ngao, trai, hến,…

Kiêng các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm xào, chiên rán, nhiều dầu mỡ, người bị ho không nên ăn. Vì khi bị bệnh, đề kháng của cơ thể thường yếu đi, người bệnh luôn mệt mỏi, ăn các loại thực phẩm này sẽ gây hại cho dạ dày. Đồng thời những thực phẩm này cũng gây tăng tiết đờm, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Ho không nên ăn gì? Đồ có tính lạnh

Khi bị ho, bạn tuyệt đối không nên ăn uống các loại thực phẩm có tính lạnh. Đồ ăn có tính lạnh sẽ gây kích ứng cổ họng, dẫn đến ho nhiều hơn. Ngoài ra, đồ lạnh cũng sẽ gây tổn thương phổi, gây tắc khí ở phổi, khiến bệnh nặng hơn. Nếu bạn muốn ăn các loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, nên lấy ra ngoài và để nguội trước khi dùng.

Đồ mặn và đồ ngọt không nên ăn

Các loại đồ ăn mặn, hoặc đồ ngọt dễ khiến cơ thể bị nóng trong. Từ đó làm cho các cơn ho trở nên lâu hơn và dai dẳng hơn. Cụ thể, người bệnh không nên ăn các loại đồ ăn có lượng muối cao như thịt xông khói hay các loại cá muối.

Các đồ ăn quá ngọt như bánh ngọt, socola,… rất dễ gây kích ứng niêm mạc cổ họng, và tăng tiết chất nhờn khiến bệnh nặng và lâu khỏi hơn.

Người bị ho nên kiêng các thực phẩm chế biến sẵn

Bạn không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bởi chúng có chứa một lượng thuốc bảo quản gây hại cho cơ thể. Một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: Bánh mì, các loại quả sấy khô, đồ ăn đóng gói,….

Đồ uống có gas, cồn và chất kích thích

Khi bị ho người bệnh thường cảm thấy cổ họng đau rất khó chịu. Việc sử dụng các loại đồ uống như bia, rượu, cà phê khiến cho tình trạng này nặng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên uống đủ nước (nước ấm) để làm dịu cổ họng. Đồng thời tránh sử dụng các loại đồ uống nêu trên.

Người bị ho kiêng uống bia rượu, đồ uống có gas
Người bị ho kiêng uống bia rượu, đồ uống có gas

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh cũng như để phòng bệnh, bạn không nên hút thuốc. Một số người cho rằng hút thuốc giúp giảm căng thẳng và hạn chế các cơn ho. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm và hút thuốc có thể khiến kích ứng gây ho.

Hạn chế uống sữa khi bị ho

Người bị ho kiêng ăn gì? Theo đó, bạn không nên uống sữa khi bị ho. Bởi sữa kích thích tạo chất nhầy khiến đờm nhiều lên. Tình trạng này lâu ngày có thể gây ra viêm nhiễm. Vì vậy người bị ho nên đặc biệt kiêng uống các loại sữa.

Kiêng các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy

Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy người bệnh cần tránh như: Khoai sọ, củ từ, mồng tơi, rau đay,… Lượng chất nhầy trong các loại rau củ này gây sản sinh và làm tăng chất nhầy trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây ra một loạt các cơn ho dai dẳng.

Quýt và dừa là trái cây người bị ho không nên ăn

Dừa và quýt là các loại trái cây có tính mát, tuy nhiên nó lại không thực sự tốt với người bị ho. Tính mát của dừa và quýt khiến cho nội tạng người bị ho dễ bị tổn thương và gây ra cơn ho suyễn. Ngoài ra, trong quýt có chứa chất Cellulite. Đây là chất có khả năng sinh đờm và nhiệt rất cao gây ra các cơn ho dai dẳng, kèm có đờm.

Không ăn quá no vào buổi tối

Buổi tối những người bị bệnh trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản không nên ăn quá no. Việc ăn quá no vào buổi tối khiến dạ dày tiết dịch nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Việc này gây ra tình trạng trào ngược và dẫn đến ho.

Những biện pháp điều trị và phòng bệnh ho hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng chỉ đóng góp một phần vào quá trình hồi phục sức khỏe người bệnh. Để loại bỏ tình trạng ho dai dẳng, người bệnh cần phải có hướng điều trị đúng đắn và lựa chọn các giải pháp điều trị chuyên sâu. Hiện nay, phương pháp kết hợp giữa đặc trị ho và dưỡng sinh hiệu quả nhất chính là thuốc y học cổ truyền. Sử dụng thuốc YHCT bào chế từ thảo dược tuy tác dụng từ từ nhưng hiệu quả lại bền vững và không lo tác dụng phụ. 

Ngoài giải pháp điều trị, người bệnh cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh. Cụ thể bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ít nhất ngày 2 lần đánh răng sáng và tối
  • Xông mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Súc miệng bằng nước muối thường xuyên để giảm triệu chứng ho khan, ho lâu ngày không khỏi
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe, sức đề kháng
  • Hạn chế vận động mạnh. Bởi, nếu như không biết cách thở bằng mũi, người bệnh sẽ thường há miệng để thở. Việc này khiến cho cổ họng bị khô, và rát hơn. Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với ,trường ô nhiễm, lạnh hoặc ngồi điều hòa quá lâu
Xông mũi và rửa mũi là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Xông mũi và rửa mũi là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Ngoài ra người bệnh cần:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là lòng bàn chân và vùng cổ, ngực
  • Không hút thuốc
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn không có môi trường trú ngụ
  • Khi đi ngủ, người bệnh có thể gối cao đầu. Việc này để tránh các cơn ho do bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
  • Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh vi khuẩn xâm nhập
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ

Trên đây là một số thông tin về vấn đề người bị ho kiêng ăn gì, nên ăn gì. Ngoài ra là những lưu ý để phòng bệnh ho hiệu quả. Nếu bạn đang mắc phải những cơn ho dai dẳng, dù có kiêng khem ăn uống nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Lúc này, bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám và điều trị, tránh bệnh biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

5/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?