Ho về đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Thời tiết đang bước vào thời điểm giao mùa chính là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Một trong những bệnh lý dễ gặp nhất trong thời điểm này chính là ho về đêm. Vậy ho về đêm là do đâu? Có nguy hiểm không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để trang bị thêm kiến thức về bệnh và có cách điều trị an toàn, hiệu quả.

Ho về đêm là bệnh gì? Triệu chứng điển hình

Ho về đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên ho vào ban đêm khi ngủ, với các cơn ho kéo dài liên tục. Nguyên nhân là, về đêm lượng dịch nhầy tăng lên, tích tụ ở cổ họng, gây kích ứng dẫn đến ho. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Ho về đêm gây gián đoạn đến giấc ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe
Ho về đêm gây gián đoạn đến giấc ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe

Ho nhiều về đêm xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em với những triệu chứng điển hình như:

  • Ho khan thành từng cơn
  • Ho nhiều về đêm và có đờm
  • Đau rát cổ họng
  • Người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực
  • Thở khò khè
  • Người bệnh xuất hiện chứng ợ chua, ợ nóng, khàn tiếng
  • Sút cân
  • Ho ra máu

Nguyên nhân gây ra ho nhiều về đêm

Ho về đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra làm hai nguyên nhân chính bao gồm: Sinh lý và bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý khiến ho vào ban đêm

Nguyên nhân sinh lý là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ người bệnh khiến ho vào ban đêm.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho về đêm khi ngủ:

  • Do tư thế nằm ngủ: Những người lớn tuổi, có bệnh lý về cột sống thường được khuyên nằm ngủ không gối hoặc nằm đầu thấp. Tư thế này tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ, tăng quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, các tư thế trên lại là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho về đêm. Bởi khi ngủ, tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối khiến chất dịch ở mũi chảy xuống cổ họng. Cổ họng bị kích ứng dẫn đến ho.
  • Hút thuốc lá lâu năm: Những người hút thuốc lá lâu năm hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá dễ bị gặp các bệnh liên quan đến phổi. Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo các bệnh phổi là ho về đêm, ho khan.
  • Uống rượu bia: Cồn trong rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc họng, thanh quản và thực quản. Nếu sử dụng rượu bia thường xuyên trước khi ngủ thì bạn sẽ dễ gặp tình trạng ho nhiều về đêm.
  • Nhiệt độ thấp: Ban đêm là lúc nhiệt độ thường có xu hướng thay đổi thất thường, giảm thấp đột ngột. Những yếu tố này có thể gây ho nhiều về đêm, kèm theo đó là sổ mũi, nghẹt mũi.

Nguyên nhân bệnh lý

Ho về đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải như:

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên. Bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Từ đó khiến cổ họng và mũi bị viêm nhiễm, tăng tiết dịch nhầy.

Dịch nhầy nhiều gây kích ứng cổ họng và ho vào ban đêm. Người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

Ho nhiều về đêm là dấu hiệu điển hình của bệnh cảm cúm
Ho nhiều về đêm là dấu hiệu điển hình của bệnh cảm cúm

Viêm xoang

Người bị viêm xoang có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Nguyên nhân gây bệnh là do các xoang bị tắc, chất dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng.

Ban ngày, cơ thể hoạt động, những chất dịch này được người bệnh nuốt vào hoặc khạc ra. Tuy nhiên, vào ban đêm khi người bệnh ngủ, những chất dịch này bị ứ đọng. Quá trình này gây ra ho khan, hoặc ho có đờm.

Hen phế quản

Một trong những triệu chứng điển hình của hen phế quản, hen suyễn là ho nhiều vào ban đêm. Hen phế quản là tình trạng viêm đường thở mãn tính dẫn đến co thắt phù nề và tăng tiết dịch nhầy, gây ho.

Các cơn ho xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm. Kèm theo đó là những triệu chứng như khó thở, khò khè từng cơn. Đối tượng hay bị nhiễm bệnh là trẻ nhỏ và người lớn có sức đề kháng yếu.

Trào ngược dạ dày, thực quản

Ho về đêm cũng có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Các axit dịch vị sẽ đi từ dạ dày lên thực quản kích thích gây ra ho. Người bệnh sẽ có biểu hiện ợ hơi, ợ chua cảm giác như có dị vật trong cổ họng.

Tần suất các cơn ho tăng khi nằm và vào lúc đói. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày là do người bệnh ăn bữa tối quá no. Hoặc do tư thế ngủ mới dẫn đến ho khan, ho khó thở về đêm.

Viêm phổi

Bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập khiến cho phổi bị nhiễm trùng và tiết dịch nhiều hơn. Khi nằm ngủ đầu thấp, dịch nhầy tiết ra có thể tràn vào khí quản, kích thích các cơn ho.

Do đó, viêm phổi thường có triệu chứng ho nhiều về đêm, ho có đờm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như: Sốt cao, khó thở, tức ngực. Lúc này, bệnh đã diễn tiến nặng, cần chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

Ho nhiều về ban đêm có nguy hiểm không? Biện pháp điều trị hiệu quả

Ho nhiều về đêm là một triệu chứng rất NGUY HIỂM đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đặc biệt khi các cơn ho kéo dài trên 2 tháng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý có mức độ nghiêm trọng cao.

Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế ngay khi gặp tình trạng ho về đêm khi ngủ. Qua thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị ho về đêm khi ngủ bằng thuốc Tây y

Tây y là một trong những phương pháp điều trị ho về đêm được nhiều người bệnh lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là tính hiệu quả cao, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu do ho về đêm gây ra.

Một số loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong điều trị ho về đêm như:

  • Các loại thuốc giảm ho như: Codein, noscapin hoặc dextromethorphan. Đây là những loại thuốc ho trung ương, có tác dụng ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành tủy. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh ho khan, ho mãn tính kéo dài trên 8 tuần.
  • Thuốc kháng sinh histamin H1: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, an thần. Đặc biệt, kháng sinh histamin điều trị hiệu quả các chứng ho khan, ho do kích ứng và nhất là ho về đêm. Một số loại thuốc phổ biến người bệnh có thể tham khảo như Alimemazin, Diphenhydramin…
  • Thuốc tiêu đờm: Một số loại thuốc dùng để trị chứng ho nhiều về đêm có đờm như Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol. Nhóm thuốc này có tác dụng làm loãng chất nhầy, giảm độ đặc và dính của đờm. Từ đó giúp người bệnh khạc đờm ra dễ dàng.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Người bệnh có thể tham khảo những thuốc như Aspirin, Paracetamol,… giúp trị các chứng ho về đêm kèm theo sốt.

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa xác định nguyên nhân gây bệnh.

Những bài thuốc Đông y lâu đời chữa ho khó thở về đêm

Các bài thuốc Đông y với thành phần là các thảo dược thiên nhiên nổi tiếng với công dụng trị ho an toàn, hiệu quả. Vì vậy Đông y là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để trị chứng ho khó thở về đêm khi ngủ.

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y lâu đời chữa ho về đêm sau:

# Bài thuốc từ trần bì, tía tô

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Mỗi loại thảo dược sau 10g: Ngân hoa và trần bì. Mỗi loại dược liệu sau 12g: Mạch môn, xương bồ, liên kiều. Thảo dược sau mỗi loại 16g: Tía tô và thiên môn. Cùng với cỏ mực và tang diệp mỗi loại 20g. Các loại thảo dược kể trên đem sắc lấy nước uống, đun khoảng 30 phút. Đổ nước thuốc ra chén, uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc này tăng khả năng kháng khuẩn, giảm tần suất các cơn ho.

Bài thuốc trị ho về đêm theo phương pháp Đông y
Bài thuốc trị ho về đêm theo phương pháp Đông y

# Bài thuốc trị ho từ quế, hà thủ ô và kinh giới

Bài thuốc này có công dụng trị chứng ho có đờm, ho về đêm kèm theo sốt cao, mệt mỏi.

Nguyên liệu bao gồm: Khương giới, mã kế, đường quy, giao đằng, xương bồ, cát cánh mỗi vị 16g; tục huyền, độc diệp thảo, xà hưu thảo, cam thảo mỗi thứ 12g. Kết hợp cùng thiên niên kiện, bạch cự, ngũ mai tử mỗi thứ 10g; vỏ quế 8g. Sắc uống trong vòng 45p – 1h. Ngày uống 3 lần.

Trị ho về đêm bằng mẹo dân gian đơn giản

Nhằm tránh các tác dụng phụ từ thuốc tây, nhiều người đã tìm đến những mẹo dân gian để trị ho nhiều vào ban đêm. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản, làm ngay tại nhà giúp trị ho về đêm hiệu quả.

Dùng gừng để trị ho

Vị cay từ gừng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Chúng giúp làm giảm triệu chứng ho, đau rát cổ họng.

Cách thức thực hiện: Đem gừng rửa sạch, giã nhỏ pha với nước ấm rồi uống trực tiếp. Ngoài ra, người bệnh có thể pha gừng cùng với mật ong hoặc chanh đều có tác dụng làm giảm tần suất cơn ho

Chữa ho khan về đêm từ củ cải trắng

Vị thanh mát, cay ngọt từ củ cải trắng giúp giảm sưng ở cổ họng, điều trị chứng ho khan hiệu quả. Đây là loại nguyên liệu phổ biến, rất dễ tìm.

  • Cách thức thực hiện: Rửa sạch củ cải trắng, thái nhỏ như hạt lựu rồi bỏ vào nồi. Đem đun sôi 15 phút lấy nước, rồi uống hằng ngày.
  • Cách thứ hai: Chuẩn bị một lọ thủy tinh, ngâm củ cải đã gọt vỏ với đường phèn qua đêm. Mỗi ngày khi uống lấy ra 2-3 thìa pha với nước ấm.

Dùng ô mai mơ

Ô mai mơ có tác dụng rất tốt trong việc trị ho nhiều đêm có đờm. Ô mai mờ giúp làm dịu cổ họng, tiêu đờm và giảm ho. Cách thức thực hiện: Người bệnh ngậm trực tiếp hoặc đun với nước sôi từ 15-20 phút rồi uống.

Cách phòng bệnh ho buổi đêm hiệu quả

Để ngăn ngừa chứng ho về đêm, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, người bệnh cần chủ động tìm hiểu cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý mà người bệnh cần tham khảo:

Nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm các triệu chứng ho
Nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm các triệu chứng ho
  • Người bệnh nên thường xuyên súc miệng và họng bằng nước muối. Bởi nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch đường thở, giúp giảm viêm, giảm ho.
  • Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết lạnh vào buổi đêm dễ khiến mắc cách bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm. Đây là nguyên nhân chính gây ra ho. Vì vậy cần giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng để giảm tình trạng ho lâu ngày.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng khoa học đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn sự tấn công của virus. Người bệnh ho nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và protein như rau xanh, hoa quả, cá, thịt, trứng,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng.
  • Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên: Phòng ngủ sạch sẽ, khô thoáng sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Hạn chế hoặc không nên hút thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh liên quan đến phổi dẫn tới bệnh ho về đêm.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Người bệnh bị ho đêm cần hạn chế đến những môi trường độc hại nơi có nhiều khói bụi như nhà máy, khu công nghiệp…
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích: Phấn hoa, bụi, lông của vật nuôi,.. vì chúng gia tăng tình trạng ho, khiến bệnh lâu ngày không khỏi
  • Hạn chế uống sữa: Sữa khiến cho các chất dịch nhầy, đờm sản sinh ra nhiều hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế uống sữa để giảm triệu chứng ho có đờm, ho kéo dài
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, không tự ý sử dụng thuốc mà cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh ho về đêm. Khi triệu chứng bệnh diễn biến nặng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết đang giao mùa như hiện nay.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?