Viêm Họng Hạt Có Lây Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh viêm họng hạt có lây không? Phòng tránh như thế nào? Là những câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là khi bệnh lý này ngày càng phổ biến và dễ mắc phải. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh lý giúp người đọc giải đáp được các câu hỏi trên. 

Viêm họng hạt có lây không, lây qua đường nào?

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính quá phát, nếu không được điều trị tốt có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Với câu hỏi viêm họng hạt có lây không? bác sĩ Lê Phương khẳng định, qua khảo sát và nghiên cứu trên người bệnh cho thấy, một trong những nguyên nhân chính gây viêm họng hạt là do các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể người. Do đó các virus này có thể lây lan sang bất kỳ ai bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề viêm họng hạt lây qua đường nào? Bác sĩ Lê Phương cho biết, bệnh lây qua nhiều con đường, chủ yếu liên quan đến tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh. Cụ thể là:

Viêm họng hạt có lây không?
Viêm họng hạt có lây không?

Tiếp xúc trực tiếp

Bệnh viêm họng hạt có thể lây lan trực tiếp từ người này qua người khác bằng con đường hô hấp. Bệnh lây lan nhanh khi:          

  • Nói chuyện: Khi bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với mọi người xung quanh các virus sẽ lây lan nhanh chóng qua tuyến nước bọt.
  • Không khí: Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, lượng virus tồn tại trong cơ thể phát tán ra môi trường xung quanh. Theo đó, với những người có sức đề kháng yếu khi tiếp xúc với môi trường này các virus sẽ xâm nhập nhanh, sớm thích nghi với cơ thể,  thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh.
Viêm họng hạt lây nhanh qua đường hô hấp
Viêm họng hạt lây nhanh qua đường hô hấp
  • Dịch mũi, đờm: Người phải tiếp xúc trực tiếp với các dịch mũi, đờm của bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm bệnh viêm họng hạt. Trong trường hợp này người dễ bị lây nhất là người thân, bạn bè của bệnh nhân.

Tiếp xúc gián tiếp

Cơ chế lây lan này chủ yếu xảy ra ở người thân bệnh nhân thông qua việc tiếp xúc, sử dụng chung các đồ dùng trong gia đình như:

  • Sử dụng chung bát, đũa, thìa…
  • Dùng chung khăn rửa mặt, bàn chải đánh răng…
  • Một số đồ dùng cá nhân khác như: Quần áo, phấn, son…. cũng có thể bị lây nhiễm viêm họng hạt.

Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mọi người xung quanh, người bệnh đặc biệt là người thân bệnh nhân nên thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến thăm khám tại các cơ sở Y tế và điều trị bệnh theo lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ để dứt điểm bệnh viêm họng hạt.

Trên thực tế, viêm họng hạt là một bệnh lý nguy hiểm vì nguy cơ biến chứng tương đối cao. Sự phát triển của các hạt là dấu hiệu cảnh báo các tế bào miễn dịch không đủ sức chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Do số lượng vi sinh gây hại lớn nên có khả năng lây lan nhanh chóng đến các bộ phận lân cận như amidan, tai, mũi. Người bệnh có thể bị thêm viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan… bên cạnh viêm họng hạt.

Bệnh viêm họng hạt có điều trị được không? Chữa bằng cách nào?

Viêm họng hạt là bệnh lý thường xuyên tái phát, có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Chính vì vậy việc điều trị bệnh dứt điểm thường gặp nhiều khó khăn. Điều trị viêm họng hạt cần nhiều thời gian hơn do niêm mạc họng đã bị tổn thương sâu. Mặc dù vậy bệnh vẫn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách và phù hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo áp dụng:

Điều trị bằng Tây y

Có lẽ việc dùng thuốc Tây y là cách chữa viêm họng hạt được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhất. Phương pháp này mang đến hiệu quả nhanh chóng, tức thì, giúp các triệu chứng khó chịu của bệnh như: Ho, đau rát họng, sổ mũi,… được kiểm soát.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây y cũng tồn tại nhiều điểm hạn chế, bởi nếu dùng không cẩn thận có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc, làm rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, loạn khuẩn,… Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa đó là bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc Tây y giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, một số trường hợp bệnh viêm nhiễm quá nặng sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp đốt họng hạt. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành dùng nhiệt điện hoặc tia laser để loại bỏ các trong cổ họng. Ưu điểm của cách chữa này đó là nhanh gọn không tốn thời gian. Tuy nhiên chi phí điều trị lại khá đắt, tỷ lệ tái phát lại lớn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Mất máu, thay đổi giọng nói thậm chí là bị câm, để lại sẹo trong cổ họng.

Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt

Cũng có rất nhiều mẹo dân gian được nhiều người áp dụng trong điều trị bệnh viêm họng hạt và đã thành công, bạn có thể tham khảo như:

  • Mật ong chanh: Bạn pha 1-2 thìa mật ong vào cốc nước nóng, vắt thêm nửa quả chanh vào, khuấy đều rồi uống mỗi ngày 2 ly vào buổi sáng và tối sẽ giúp cải thiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Trà gừng: Bạn pha một ly trà gừng nóng, cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều, nhâm nhi mỗi ngày vài tách trà sẽ giúp bệnh viêm họng hạt được cải thiện.
  • Lá tía tô: Bạn chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch rồi nấu nước để uống thay nước hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể ăn cháo lá tía tô cũng sẽ có tác dụng chữa bệnh tương tự.
  • Tỏi ngâm mật ong: Bạn bóc vỏ 1-2 tép tỏi, đập dập rồi thái nhỏ, sau đó trộn với 1 thìa mật ong và ngậm trong miệng. Sau đó nhai và nuốt từ từ. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, sau 3-5 ngày các triệu chứng viêm họng hạt sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Trà bạc hà: Bạn rửa sạch một nắm lá bạc hà tươi, để ráo nước. Sau đó đem giã bạc hà cho nát nhẹ rồi hãm với nước sôi trong vòng 10 phút. Khi uống có thể cho thêm một ít nước chanh vào để đem lại hiệu quả tốt hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Bạn hòa tan 1 thìa muối biển vào cốc nước ấm, sau đó khuấy đều cho tan hết muối. Dùng nước này súc miệng và súc họng nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Trà bạc hà có cộng dụng giúp cải thiện tình trạng viêm họng hạt
Trà bạc hà có cộng dụng giúp cải thiện tình trạng viêm họng hạt

Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Y học cổ truyền có tác dụng chữa viêm họng hạt tận gốc, điều trị từ căn nguyên gốc rễ và không lo tái phát. Một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo như:

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: Kinh giới 12g, cam thảo 4g, bạc hà 6g, liên kiều 12g, kim ngân 20g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 4g, sinh địa 12g, cương tàm 12g, huyền sâm 12g.
  • Cách dùng: Người bệnh sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần và uống vào lúc bụng đói.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu: Kinh giới 16g, xạ can 4g, tang bạch bì 8g, kim ngân 12g, sinh địa 12g, bạc hà 8g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi 8g.
  • Cách dùng: Người bệnh sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần, nên uống vào lúc bụng đói.

Bài thuốc số 3

  • Nguyên liệu: Ké đầu ngựa, bạch đồng nữ, hoa ngũ sắc, hà thủ ô, dây vằng.
  • Cách dùng: Những nguyên liệu trên đem phơi khô rồi nấu nước uống dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần một bát nước thuốc. Sử dụng đều đặn trong vòng khoảng 1 tuần bệnh viêm họng hạt sẽ thuyên giảm.
Các bài thuốc Đông y được dùng nhiều trong điều tị viêm họng hạt
Các bài thuốc Đông y được dùng nhiều trong điều tị viêm họng hạt

Bài thuốc số 4

  • Nguyên liệu: Huyền sâm, tiền hồ, ngưu bàng tử, sinh địa, liên kiều, hoàng bá, xạ can, thăng ma, thổ phụ linh, kinh giới, cát cánh…
  • Cách dùng: Người bệnh cho hết tất cả các nguyên liệu trên vào sắc cùng với 1 lít nước, đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp để nguội rồi uống. Mỗi ngày sắc một thang, nên uống vào lúc bụng đói.

Bài thuốc số 5

Bài thuốc đặc trị viêm họng, viêm amidan của nhà thuốc Đỗ Minh Đường mang đến công dụng giúp tiêu đờm, bổ phế, trừ ho, chỉ khái, phong nhiệt, giảm cảm giác sưng viêm, phục hồi tổn thương ở ngũ tạng,…

  • Nguyên liệu: Bài thuốc được bào chế từ các thành phần như Hoàng kỳ, quế chi, đẳng sâm, cát cánh, kha tử, bồ công anh, kim ngân hoa, thục địa, sinh địa,….
  • Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng cao đặc dễ sử dụng, người bệnh chỉ cần pha với nước ấm, khuấy đều là có thể uống. Liều lượng và thời gian sử dụng được các bác sĩ chỉ định phù hợp với từng đối tượng.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm họng hạt hiệu quả

Có thể thấy, viêm họng hạt không chỉ là căn bệnh nghiêm trọng mà còn rất dễ lây lan. Vì vậy, để hạn chế tối đa sự lây nhiễm, đảm bảo sự an toàn cho chính mình thì chúng ta cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa như sau: 

Những điều cần chú ý để phòng ngừa lây nhiễm viêm họng hạt
Những điều cần chú ý để phòng ngừa lây nhiễm viêm họng hạt
  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối, thường xuyên làm sạch răng miệng, sát khuẩn bằng nước muối sinh lý để virus không có cơ hội phát triển.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh viêm họng hạt, trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang, vệ sinh tay miệng sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung những đồ dùng, vật dụng cá nhân với người bị bệnh viêm họng hạt như: Quần áo, khăn mặt, bát đũa, son phấn…
  • Đảm bảo cơ thể luôn đủ ấm, chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để chuẩn bị trang phục phù hợp.
  •  Uống nước thường xuyên, cần đảm bảo uống nước 2-3 lít nước mỗi ngày đặc biệt không nên uống nước lạnh
  • Thường xuyên tập luyện thể dụng thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau của quả đặc biệt những thực phẩm giàu vitamin B, C.
  • Hạn chế ăn, uống những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến họng như: Rượu, bia, đồ ăn cay, thức ăn nóng, đồ lạnh…
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm để virus không có có hội xâm nhập vào cơ thể. Luôn giữ gìn môi trường sống, không gian thoáng mát, sạch sẽ.
  • Thăm khám định kỳ 3 tháng/1 lần, trong trường hợp cơ thể có các triệu chứng của bệnh viêm họng như: Họ, đau rát họng, ngạt mũi cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, dứt điểm viêm họng hạt khi còn nhẹ.

Từ những thông tin bài viết cung cấp liên quan đến vấn đề bệnh viêm họng hạt có lây không, những phương pháp phòng tránh lây nhiễm viêm họng hạt hiệu quả. Mong rằng, bạn đọc có thể hiểu, nhận thức được sự lây lan của căn bệnh, nắm rõ được những biện pháp phòng tránh lây bệnh viêm họng hạt hiệu quả để từ đó có thể chủ động bảo vệ chính mình và người thân. 

Xem Thêm: 

Viêm họng hạt ở trẻ em: Tình trạng nguy hiểm cha mẹ không nên chủ quan

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Bệnh có chữa khỏi được không?

5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?