Top 7 Chữa viêm họng bằng lá tía tô hiệu quả nhất và những lưu ý

Việc sử dụng lá tía tô để chữa viêm họng là một trong những phương pháp điều trị bệnh bằng mẹo dân gian đang được nhiều người bệnh ưa chuộng hiện nay, không chỉ dành cho người lớn mà còn cho trẻ nhỏ. Lá tía tô được biết đến với nhiều dược tính an toàn cho sức khỏe, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng lá tía tô để giảm viêm và đau họng, người bệnh có thể tìm kiếm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Công dụng chữa viêm họng của lá tía tô

Lá tía tô có tên khoa học là Folium Perillae Fructescentis. Trong Đông y và dân gian còn gọi với các tên gọi khác như là É tía, tử tô hay xích tô. Đây là loại cây mọc quanh năm, chiều cao khoảng 0,5 – 1,5cm. Thân cây thẳng đứng và nhiều lông mềm nhỏ xung quanh. Lá tía tô có hình bầu, nhiều răng cưa quanh viền, mọc cân xứng.

Tía tô có 2 loại, có thể nhận biết dựa vào màu sắc:

  • Tía tô màu tím (Perilla ocymoides var purpurascens)
  • Tía tô màu xanh lục (Perilla ocymoides va bicolor) 

Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị hơi cay, giúp làm ấm cơ thể, giải độc, trị cảm, an thai, đau bụng do lạnh, viêm họng, viêm họng hạt… Ngoài ra, một số hoạt chất trong lá tía tô có tính sát khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. 

Các nghiên cứu y học hiện đại phân tích thành phần lá tía tô thấy chứa 0,3 – 0,5% tinh dầu (khối lượng thô), 20% citral, 23,12% protein, 45,07% dầu béo… Kèm theo các vitamin A, B1, B6, C, K và các khoáng chất. Nhờ vậy, lá tía tô có tác dụng hỗ trợ tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ổn định quá trình chuyển hóa bên trong và tăng cường miễn dịch.

Chữa viêm họng của lá tía tô
Trong lá tía tô có nhiều tinh chất tốt cho cơ thể

Một vài nghiên cứu gần đây còn chỉ ra tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp của dầu hạt tía tô. Theo đó, hạt tía tô có chứa một số loại tanin và glycosid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, xoa dịu các tổn thương niêm mạc họng.

Do các đặc điểm trên, tía tô thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm họng được nhiều người tin dùng. Ngoài ra, tía tô còn dùng trong điều trị các bệnh hen suyễn, đau bụng, nôn mửa, tê thấp, cảm cúm, sốt, nhức đầu…

Xem Thêm: Hướng Dẫn Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt An Toàn, Hiệu Quả

Cách chữa viêm họng bằng lá tía tô

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa viêm họng bằng lá tía tô. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng độ tuổi cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

Chữa viêm họng bằng lá tía tô và hoa đu đủ đực

Trong thành phần của hoa đu đủ đực có chứa beta carotene, axit gallic, phenol giúp bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bị lão hóa, đồng thời các vitamin A, C, và chất papain trong hoa đu đủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để chống lại vi khuẩn gây viêm. Khi kết hợp với lá tía tô và hoa khế sẽ mang đến cho người bệnh bài thuốc chữa viêm họng cực kỳ hiệu quả

Nguyên liệu: Lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế: mỗi loại 5g. Đường phèn 15g.

Cách làm: 

  • Đem các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước
  • Cho tất cả vào một chén nhỏ, hấp cách thủy 20 phút
  • Sau khi hỗn hợp nguội, chắt lấy nước cho bé uống 3 lần mỗi ngày.

Sử dụng lá tía tô và các thảo dược khác

Sự kết hợp giữa lá tía tô với các loại thảo dược khác như đại táo, mận tươi, lá trà,… mang đến cho người bệnh bài thuốc chữa viêm họng cực kỳ an toàn và hiệu quả. Phương pháp này được nhiều người áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo. 

Sử dụng nước lá tía tô mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng
Sử dụng nước lá tía tô mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm họng

Nguyên liệu:

  • Lá tía tô: 6g
  • Mận tươi: 30g
  • Đại táo: 5 quả
  • Lá trà: 3g

Cách làm:

  • Đem các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước
  • Xay nhuyễn mận tươi, đại táo hòa vào 500ml nước, đun sôi
  • Khi nước sôi, cho thêm lá tía tô và lá trà, hãm trong khoảng 20 phút nữa
  • Để ấm, chắt lấy nước, uống 3 lần/ngày cho tới khi hết bệnh.

Nấu cháo tía tô chữa viêm họng

Ngoài việc dùng lá tía tô để nấu nước, bạn có thể ăn kèm lá tía tô với cháo. Việc bổ sung thêm lá tía tô vào bữa ăn hàng ngày cùng có tác dụng giúp phòng chống viêm họng và tăng cường sức khỏe. Món ăn này còn phù hợp với những người bị cảm cúm, ho, ốm sốt, viêm amidan,… bởi nó có tác dụng kích thích tiết ra nhiều mồ hôi, giải cảm, giảm ho, trừ đờm. 

Cháo lá tía tô dễ nấu nhưng có công dụng chữa bệnh rất tốt
Cháo lá tía tô dễ nấu nhưng có công dụng chữa bệnh rất tốt

Cách làm:

  • Lấy 150g lá tía tô, rửa sạch, thái nhỏ
  • Hành khô: 3 củ, bóc vỏ, rửa sạch, băm hoặc thái lát nhỏ
  • Nấu cháo từ gạo tẻ và nước lọc như bình thường
  • Sau khi cháo chín, thêm lá tía tô và hành khô vào, nêm nếm vừa ăn
  • Người bệnh viêm họng nên ăn cháo tía tô 1 lần/ngày.

Lá tía tô kết hợp với gừng và kinh giới

Gừng và kinh giới đều là những vị thuốc quý có tác dụng giúp diệt khuẩn, sát trùng, chống ho và tiêu đờm rất tốt. Áp dụng các bài thuốc chữa viêm họng bằng lá tía tô kết hợp với gừng và kinh giới sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng như: Ho, đau rát họng, ngứa cổ.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá tía tô
  • Một củ gừng tươi
  • Một nắm rau kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Gừng cạo sạch vỏ, sau đó đem giã nát.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun sôi với 100ml nước.
  • Lọc lấy nước cốt để uống mỗi ngày 2 lần.
  • Kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm họng thuyên giảm.

Dùng nước lá tía tô nguyên chất

Ngoài cách kết hợp lá tía tô cùng những nguyên liệu khác thì việc dùng nước lá tía tô nguyên chất để trị viêm họng cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, cách làm này có dược tính thấp nên mang đến tác dụng hơi chậm. Vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện liên tục trong nhiều ngày.

Chữa viêm họng bằng nước lá tía tô nguyên chất
Chữa viêm họng bằng nước lá tía tô nguyên chất

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá tía tô.
  • Nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 10 phút.
  • Để ráo nước rồi đem lá tía tô đi giã nát.
  • Gạn lấy nước lá tía tô, thêm nước nóng, khuấy đều rồi uống mỗi ngày 2-3 lần.
  • Sau 5-7 ngày kiên trì thực hiện bệnh viêm họng sẽ được cải thiện.

Chữa viêm họng bằng hạt tía tô ngâm rượu

Trong thành phần của hạt cây tía tô có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, dầu béo, oleic, linoleic, axit linolenic, axit nicotinic,… có tác dụng kích thích ra mồ hôi, giảm xuất tiết ở phế quản, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng hạt tía tô để điều chế các bài thuốc tiêu đờm, giải độc, giải cảm, trị ho do viêm họng, hen suyễn cực kỳ hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1 lạng hạt tía tô
  • 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Bạn đem xay hạt tía tô thành bột rồi đổ vào hũ thủy tinh.
  • Đổ thêm rượu vào hũ, khuấy đều và ngâm trong 7 ngày.
  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 1-2 thìa.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu của bệnh viêm họng được thuyên giảm.

Hạt tía tô tán bột

Đối với trẻ nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng hạt tía tô để chữa bệnh viêm họng. Theo đó, cách chữa viêm họng bằng hạt tía tô được thực hiện như sau.

Nguyên liệu: 20g hạt tía tô

Hạt tía tô tán bột được dùng để chữa bệnh viêm họng cực tốt
Hạt tía tô tán bột được dùng để chữa bệnh viêm họng cực tốt

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy khoảng 20g hạt tía tô đem tán bột mịn.
  • Mỗi lần dùng, bạn pha khoảng 10g bột tía tô với 100ml nước rồi uống.
  • Mỗi ngày dùng một lần, liên tục trong vòng nhiều ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.

Nên Xem: Chữa Đau Họng Bằng Diện Chẩn Hiệu Qủa Tận Gốc Tại Nhà

Những lưu ý khi dùng lá tía tô điều trị viêm họng

Bên cạnh việc thực hiện đúng các bước chữa viêm họng bằng lá tía tô, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các chú ý sau để giúp giảm triệu chứng viêm, đau rát họng hiệu qua:

  • Khi dùng lá tía tô chữa bệnh cần rửa thật sạch và chỉ chọn những lá tươi mới, không héo úa. Bởi nồng độ dược chất trong lá tươi thường cao hơn lá úa.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Đánh răng hằng ngày sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi và chất dị ứng
  • Hạn chế làm việc trong môi trường có máy điều hòa quá lạnh hoặc gió thổi trực tiếp vào mặt.
  • Uống nhiều nước ấm. Tránh uống nước lạnh, nước đá.

Chữa viêm họng bằng lá tía tô là phương pháp dân gian an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ nên người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc, các triệu chứng không quá nguy hiểm. Hiệu quả chữa bệnh của những phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Có những trường hợp, dù bệnh nhẹ nhưng các công thức chữa bệnh trên không mang lại hiệu quả.

Tóm lại, chữa viêm họng bằng lá tía tô là những phương pháp khá an toàn, tiết kiệm chi phí và phù hợp với một số đối tượng nhất định. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng hoặc có dấu hiệu bất thường khi áp dụng các bài thuốc này, người bệnh cần liên hệ bác sĩ ngay.

Xem Thêm: 

 
5/5 - (1 bình chọn)
Nguồn tham khảo
 

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?