Viêm Họng Mãn Tính Quá Phát: Triệu Chứng Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm

Viêm họng mãn tính quá phát có thể gây biến chứng nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Để chủ động nhận biết bệnh từ sớm và có phương hướng điều trị đúng đắn, phù hợp ngay từ đầu, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm họng mãn tính quá phát là một trong ba hình thức của viêm họng mạn tính, bên cạnh viêm họng mạn tính xuất tiết và viêm họng mạn tính dạng teo. Viêm họng mãn tính quá phát là tình trạng các mô hầu họng bị bít tắc và tăng sinh tế bào. 

Viêm họng mãn tính quá phát
Quá trình tăng sinh tế bào và hình thành hạt xơ hóa

Từ đó niêm mạc hầu họng bị dày lên, các nang lympho phát triển mạnh và có thể xuất hiện các hạt kích thước to nhỏ khác nhau. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Viêm họng mãn tính quá phát có thể dẫn đến biến chứng nhanh chóng. Bởi bệnh đã diễn tiến trong một thời gian lâu dài và các vi sinh gây bệnh được tạo điều kiện phát triển và sinh sôi nhanh chóng.

Người bệnh dễ gặp các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản… Bởi tai mũi họng là những cơ quan có mối liên hệ mật thiết, nối thông với nhau. Viêm họng mãn tính quá phát cũng là căn nguyên dẫn đến viêm họng hạt rất khó để điều trị”.

Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng mãn tính quá phát, phổ biến nhất bao gồm:

Bệnh lý tai mũi họng mãn tính là nguyên nhân dẫn đến bệnh
Bệnh lý tai mũi họng mãn tính là nguyên nhân dẫn đến bệnh
  • Viêm xoang mãn tính: Các vi khuẩn, virus tại mũi có thể nhanh chóng di chuyển sang họng và gây viêm nhiễm. Đặc biệt là người bị viêm xoang sàng sau có dịch mủ chảy thẳng xuống thành họng. Người bệnh bị viêm xoang mãn tính thường bị viêm họng mãn tính và ngược lại.
  • Viêm amidan mạn tính: Người bị viêm amidan mãn tính thường gây biến chứng sang họng nhanh và ngược lại. Điều này là do cấu trúc quy định vì amidan nằm ở ngay ngã ba hầu họng.  
  • Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Các dịch tiết axit có thể phá hủy niêm mạc họng mỗi lần trào ngược từ dạ dày trở lại họng. Đồng thời, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản rất khó để chữa khỏi nên người bệnh cũng bị viêm họng mãn tính theo.
  • Do tiếp xúc với các khói bụi, hóa chất, dùng chất kích thích: Các chuyên gia nhận thấy người bị viêm họng mãn tính quá phát thường có tiền sử tiếp xúc với các chất gây hại như hơi hoá học, bụi vôi, bụi xi, măng hoặc sử dụng nhiều thuốc lá, rượu…
  • Do cơ địa dị ứng: Người bị dị ứng, tạng tân, tạng khớp cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh do có hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công.

Triệu chứng viêm họng mạn tính quá phát

Viêm họng mãn tính quá phát có tất cả các biểu hiện của viêm họng mạn tính nói chung. Chẳng hạn như đau họng, khô họng, sốt, ho kéo dài… Đồng thời có thêm một vài dấu hiệu thực thể điển hình khác:

Triệu chứng viêm họng mạn tính quá phát
Triệu chứng viêm họng mạn tính quá phát
  • Niêm mạc họng đỏ bầm và dày lên: Khi bị viêm họng quá phát, các tế bào tăng sinh nhiều hơn làm cho niêm mạc họng dày lên trông thấy so với bình thường.
  • Niêm mạc họng có màu hồng hoặc các đám xơ hóa to nhỏ không đều màu đỏ: Tại họng có rất nhiều hạch bạch huyết và khi bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể nổi lên. Việc nổi các hạt ở họng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang chuyển biến theo chiều hướng rất xấu.
  • Tổ chức bạch huyết quá phát và có thể hình thành trụ sau giả: Tổ chức bạch huyết quá phát có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan. Người bệnh có thể cảm thấy họng gồ lên, có cảm giác nuốt vướng khó chịu, giống như xuất hiện một “trụ giả sau thứ 2”.

Phác đồ điều trị viêm họng mãn tính quá phát

Để điều trị viêm họng mãn tính quá phát hiệu quả, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân dẫn đến bệnh kết hợp điều trị triệu chứng và tại chỗ.

Điều trị viêm họng mãn tính quá phát theo Tây y

Tây y chỉ tập trung điều trị triệu chứng viêm họng mãn tính quá phát kết hợp kiểm soát các bệnh lý dẫn đến bệnh (viêm amidan, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày). Do đó, phác đồ điều trị bệnh sẽ kết hợp các loại kháng sinh điều trị nguyên nhân với thuốc điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tại chỗ.

Người bệnh kết hợp dùng kháng sinh và thuốc điều trị tại chỗ
Người bệnh kết hợp dùng kháng sinh và thuốc điều trị tại chỗ

Thuốc kiểm soát căn nguyên dẫn đến bệnh:

  • Thuốc kháng sinh chữa bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA: 
  • Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản: Omeprazol, Cimetidin, Domperidon…
  • Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng: Cetirizin, Chlorapheniramin…

Biện pháp điều trị triệu chứng bao gồm:

  • Thuốc giảm ho: Codein, Dextromethorphan
  • Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypsin, Lysozyme…
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocystein, Bromhexin, Ambroxol…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol. Ibuprofen, Aspirin
  • Khí dung họng
  • Rửa mũi: Nước muối sinh lý

Người bệnh sử dụng thuốc tây y để điều trị phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng. Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý dùng bừa bãi khiến bệnh chuyển biến xấu.

Trị viêm họng mãn tính quá phát tại nhà

Viêm họng mãn tính quá phát là giai đoạn bệnh tương đối nặng. Cho nên các biện pháp dân gian không được khuyến khích điều trị riêng lẻ. Người bệnh chỉ sử dụng các bài thuốc sau đây để bổ trợ phác đồ điều trị chính:

  • Uống mật ong: Lấy một lượng mật ong vừa đủ pha cùng với nước ấm và uống vào buổi sáng, tối mỗi ngày.
  • Trà gừng: Thái một vài lát gừng và hãm cùng với nước sôi trong khoảng 10 phút rồi uống. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 cốc.
  • Tía tô: Sau khi sơ chế sạch tía tô thì băm nhỏ và hấp cách thủy cùng đường phèn trong khoảng 15 phút. Chắt lấy phần nước cốt để ngậm rồi nuốt từ từ xuống. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần biện pháp này.

Biện pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh hiệu quả

Để gia tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và phòng bệnh tái phát tốt hơn, bạn đọc cần lưu ý:

Viêm họng mãn tính quá phát nên ăn gì
Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho họng: Thực phẩm tăng cường miễn dịch (vitamin C, Selen, Kẽm, Protein…), thực phẩm tái tạo họng (vitamin A, E), đồ ăn mềm dễ nhai nuốt.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có hại: Đồ ăn cay nóng gây kích ứng họng và tích tụ độc tố trong cơ thể, đồ lạnh, thực phẩm nhiều đường và chứa chất kích thích, thực phẩm khô cứng gây xước niêm mạc họng…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nhiều nước không chỉ giúp giảm cảm giác khô họng mà còn tăng cường đào thải độc tố trong cơ thể. Người bệnh nên uống các loại trà như trà xanh, trà gừng, trà tía tô, trà hoa cúc…
  • Bảo vệ cổ họng khỏi các tác nhân gây bệnh: Người bệnh cần tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất, giữ ấm cổ họng khi trời lạnh. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng.
  • Tăng cường tập luyện thể thao: Đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh viêm họng nói riêng.

Viêm họng mãn tính quá phát là giai đoạn cần được chữa trị dứt điểm nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không được chần chừ trong việc chữa trị. Nếu phát hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Xem Thêm: 10 cách chữa viêm họng mãn tính dân gian tại nhà hiệu quả cực an toàn

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?