Viêm Họng Dị Ứng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Điều Trị

Viêm họng dị ứng là bệnh lý thường gặp ở người có cơ địa mẫn cảm. Mặc dù dễ dàng điều trị ở giai đoạn cấp nhưng thường ít người bệnh phát hiện và điều trị từ sớm. Để không bỏ lỡ những dấu hiệu cảnh báo bệnh cũng như biết cách điều trị dứt điểm, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm họng dị ứng là gì? 

Viêm họng dị ứng là tình trạng niêm mạc họng bị kích thích bởi các dị nguyên bên ngoài môi trường. Dị ứng là một phản ứng tự nhiên khi cơ thể bắt gặp các tác nhân gây hại. Hệ miễn dịch tiết ra một lượng lớn kháng thể vượt quá mức cho phép, giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian histamin kích thích đến vùng họng. Mặt khác, niêm mạc mũi cũng tiết một lượng lớn chất dịch viêm nhiễm và chảy xuống vùng họng khiến cho triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết các dạng viêm họng đều liên quan đến virus hoặc vi khuẩn. Nhưng viêm họng dị ứng lại có một cơ chế gây bệnh khác, do các tác nhân bên ngoài kích thích kháng thể miễn dịch giải phóng histamin. Các tác nhân gây viêm họng dị ứng chủ yếu là:

Tác nhân gây viêm họng dị ứng
Tác nhân gây viêm họng dị ứng
  • Phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất: Chúng có chứa protein, cellulose, pentose, dextrin, phosphore là những chất thường kích hoạt dị ứng của hệ miễn dịch.
  • Lông động vật: Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng là tác nhân gây hại và chống lại bằng cách giải phóng một lượng lớn tế bào. Tuy nhiên tình trạng này chỉ phổ biến ở những ai có hệ miễn dịch cực nhạy cảm.
  • Nấm mốc, nấm men, mạt bụi: Cơ chế kích hoạt dị ứng cũng giống như lông động vật. Cơ thể thường nhạy cảm hơn với các tác nhân này vào mùa thu và mùa xuân.
  • Khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất gây hại sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức, cơ thể trở nên nhạy cảm và giải phóng nhiều histamin hơn.
  • Thức ăn, đồ uống: Trong một số đồ ăn, đồ uống có chứa một số protein kích hoạt phản ứng miễn dịch như tropomyosin, arginine kinase và chuỗi myosin trong hải sản, protein ở lòng trắng trứng gà, casein và protein huyết thanh (whey protein) trong sữa bò, vicilin và albumin trong lạc…
  • Thuốc chữa bệnh: Phân tử thuốc có thể là protein hoặc hapten có thể khiến cơ thể bị mẫn cảm, hình thành các kháng thể IgE hoặc tế bào T. kích thích dị ứng. Các thuốc thường gây dị ứng bao gồm Betalactam, Insulin, Methyldopa, Globulin kháng lympho, Aspirin…

Triệu chứng của viêm họng dị ứng

Triệu chứng của viêm họng dị ứng thường xuất hiện ngay sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên. Dị ứng do thuốc thì có thể lâu hơn. Càng có nhiều triệu chứng thì mức độ dị ứng càng nặng. Ban đầu, cơ thể kích thích phản ứng miễn dịch và người bệnh chỉ thấy ho khan hoặc ho có đờm, nghẹt mũi, hắt hơi. Sau đó sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng:

  • Cổ họng sưng đau, họng khô, khàn tiếng
  • Cảm giác cổ họng vướng víu, khó nuốt
  • Ngứa ngáy khó chịu ở cổ họng, mũi
  • Nghẹt mũi chảy dịch hoặc không tiết dịch nhầy, khô cứng mũi
  • Cảm giác khó thở
  • Đôi khi xuất hiện viêm kết mạc
  • Đau và ngứa tai phổ biến ở trẻ em hơn

Với viêm họng dị ứng cấp tính, các triệu chứng chỉ kéo dài trong khoảng 5-7 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Trong khi đó, viêm họng dị ứng mãn tính thường kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần trong năm.

Viêm họng dị ứng nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu viêm họng dị ứng không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn cấp, viêm họng dị ứng tương đối khó phát hiện. Các triệu chứng đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi thường nhẹ và bị người bệnh bỏ qua. Sau đó, bệnh tiến triển thành mãn tính. 

Khi bị viêm họng dị ứng mãn tính, bất cứ khi nào gặp tác nhân gây bệnh, các triệu chứng đều xuất hiện và dần trở nên khó chịu hơn. Viêm họng dị ứng mãn tính cũng khiến thanh quản ngày càng phù nề, gây nghẹn và cản trở hô hấp. Nếu xuất hiện phù quincke thanh quản thì người bệnh sẽ thấy bỏng rát ở cổ họng, ngứa họng, khó thở, nghẹt thở, thở rít, chân tay buồn bực, người bứt rứt khó chịu. Tình trạng dị ứng này dễ dẫn đến sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

Viêm họng dị ứng có thể gây viêm thanh quản
Viêm họng dị ứng có thể gây viêm thanh quản

Hệ thống miễn dịch bị rối loạn liên tục, về lâu dài sẽ trở nên suy yếu. Các vi sinh gây nhiễm trùng đường hô hấp thường cư trú tại họng có thể thuận lợi sinh sôi, phát triển và tạo thành ổ nhiễm trùng. Chúng cũng dễ dàng theo máu lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Phổ biến nhất là tai, mũi, amidan, phổi, thận… Nếu viêm họng dị ứng có xuất hiện bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt cao.

Vì vậy, khi người bệnh tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng nêu trên, nhận thấy cổ họng sưng đau, nước mắt chảy, mũi nghẹt thì ngay lập tức phải đến các cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh từ sớm.

Các phương pháp điều trị bệnh 

Việc loại bỏ được nguồn gốc gây bệnh là điều quan trọng nhất trong điều trị viêm họng dị ứng. Triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi người bệnh không còn tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Để điều trị các triệu chứng như sưng, đau họng, nghẹt mũi…người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian có chứa thành phần kháng viêm, tiêu sưng, hoạt huyết. Chẳng hạn củ gừng được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” do sở hữu hoạt chất tương tự histamin, có khả năng chống dị ứng, giảm sưng viêm. Ngoài ra nghệ, chanh, mật ong…đều là những “thần dược” giúp giảm đau, sưng họng hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

  • Gừng và mật ong: Gừng thái thành từng lát mỏng, sau đó trộn đều cùng mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy phần cốt uống 2-3 lần/ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 5 ngày thì dừng.
  • Bột nghệ: 1 thìa bột nghệ pha cùng với lượng nước ấm vừa đủ, thêm mật ong vừa đủ và khuấy đều. Mỗi ngày nên uống 1 cốc, dùng liên tục trong 3-5 ngày thì dừng.
  • Chanh muối: Lấy một nửa quả chanh bóc vỏ, trộn cùng ít muối hạt trong khoảng 5 phút. Sau đó đem hỗn hợp này ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút. Mỗi khi đau, khô họng thì lấy ra ngậm. Thực hiện liên tục khoảng 2-3 ngày sẽ hết đau.
Tinh bột nghệ với mật ong trị viêm họng hiệu quả
Tinh bột nghệ với mật ong trị viêm họng hiệu quả

Mẹo dân gian chỉ phù hợp dùng trong những trường hợp nhẹ, viêm họng dị ứng ít triệu chứng. Người bệnh cảm thấy đau rát họng, nghẹt mũi nhưng không bị khó thở. Mẹo dân gian sử dụng các thành phần tự nhiên nên người bệnh phải kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng 3-5 ngày. 

Bài thuốc có đem lại hiệu quả tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mỗi người. Sau khoảng vài ngày sử dụng, nếu triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên đổi sang phương pháp điều trị khác. Tuyệt đối không lạm dụng mẹo dân gian dẫn đến ủ bệnh lâu, người bệnh dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Thuốc điều trị viêm họng dị ứng (tây y)

Sau khi tìm hiểu về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống cũng như thực hiện xét nghiệm máu xác định dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc được phối hợp như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh, mức độ xuất hiện các triệu chứng, độ tuổi và thể trạng bệnh nhân. Các loại thuốc thường được kê trong điều trị viêm họng dị ứng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra), Levocetirizine (Xyzal) và Loratadine (Claritin, Alavert)
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm Beta-lactam (Penicillin, Amoxicillin), nhóm Macrolid (Roxithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin) dùng để điều trị trong trường hợp có nhiễm khuẩn.
  • Thuốc chống viêm họng: Septolete, Lizobakt và các loại thuốc xịt họng Fusafungine, Tyrothricin, Lidocaine, β-glycyrrhetinic.
  • Thuốc thông mũi, giảm nghẹt mũi: Pseudoephedrine, Phenylephrine (Neo-Synephrine), thuốc xịt mũi Oxymetazoline (Afrin).
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Aflubin, Grastek, Oralair và Ragwitek
Dùng thuốc tây y có thể gặp nhiều tác dụng phụ
Dùng thuốc tây y có thể gặp nhiều tác dụng phụ

Điều trị viêm họng dị ứng không chỉ liên quan đến việc giải quyết những triệu chứng tại họng mà quan trọng hơn là phục hồi hệ miễn dịch, giúp nó hoạt động đúng cách. Do đó, các loại thuốc được dùng trong điều trị đều phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng thuốc và dùng thuốc bừa bãi có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về uống tại nhà nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. 

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như khô miệng, mất ngủ, dễ kích động, nhức đầu, đau dạ dày, thậm chí là co giật nếu dùng liều cao. Các loại thuốc điều trị dị ứng Steroid thậm chí có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ…nếu lạm dụng lâu dài. Phụ nữ có thai và trẻ em đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng thuốc. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện tại là giám đốc chuyên môn hệ thống nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Ông tốt nghiệp Học viện y dược cổ truyền Việt Nam và đã có gần 20 năm kinh nghiệm về Y học cổ truyền. Lương y Đỗ Minh Tuấn là truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh phát triển những bài thuốc Đông y gia truyền của dòng họ. Ông là người rất tận tâm với nghề, luôn lắng nghe những băn khoăn, trăn trở của bệnh nhân để hiểu được vấn đề trong căn bệnh của họ. Từ đó điều chỉnh được liều lượng trong các bài thuốc để phù hợp với cơ địa của từng người.

Lương y Đỗ Minh Tuấn giúp điều trị các bệnh Tai Mũi Họng hiệu quả
Lương y Đỗ Minh Tuấn giúp điều trị các bệnh Tai Mũi Họng hiệu quả
  • Nơi khám: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
  • Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 đường Văn Cao, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An nguyên là trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em thuộc Bệnh viện tai mũi họng Trung ương. Bác sĩ An từng có hơn 30 năm kinh nghiêm trong nghề và có khoảng thời gian dài tu nghiệp ở Pháp. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An là người rất tận tâm với người bệnh, nhất là với những bệnh nhân là trẻ nhỏ, các em được cha mẹ đưa đến khám bác sĩ An rất đông. Đặc biệt bác sĩ có thế mạnh trong điều trị các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm VA. Để gặp được bác sĩ An, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

  • Nơi khám: Bệnh viện Đa khoa An Việt
  • Địa chỉ: Số 1E đường Trường Chinh – Thanh Xuân – HN
  • Điện thoại: 024 62 628 628

TS.BS Nguyễn Văn Lý

TS.BS Nguyễn Văn Lý là giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng của Học Viện Quân Y, nguyên trưởng khoa tai mũi họng thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với hơn 35 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Lý được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Bác sĩ có thế mạnh trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng dị ứng, viêm họng thanh quản, viêm amidan,…

  • Nơi khám: Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn
  • Địa chỉ: Số 52 đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – HN
  • Điện thoại: 1900 599 858

TS.BS Đào Đình Thi

Bác sĩ Thi hiện đang là trưởng khoa nội soi của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương và là giảng viên tại Khoa y của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Với gần 20 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh Tai Mũi Họng cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Mỗi ngày bác sĩ đều thực hiện nội soi cho hàng chục thậm chí đến hàng trăm người bệnh tại bệnh và phòng khám riêng. Bác sĩ từng có kinh nghiệm làm việc tại hầu hết các khoa của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương và đã tích lũy được không ít kinh nghiệm.

Bác sĩ Đào Đình Thi đang nội soi cho bệnh nhân tại phòng khám riêng
Bác sĩ Đào Đình Thi đang nội soi cho bệnh nhân tại phòng khám riêng
  • Nơi khám: Bệnh viện Tai Mũi Họng TW
  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng – Đống Đa – HN
  • Phòng khám riêng tại số nhà 33 ngõ 38 đường Phương Mai – Đống Đa – HN
  • Điện thoại: 093 656 65 68

PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào

Bác sĩ Đào hiện là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và là Giảng viên cao cấp bộ môn Tai mũi họng của trường Đại học y Hà Nội. Với 26 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân từ người lớn đến trẻ nhỏ thoát hỏi các căn bệnh như viêm họng dị ứng, ù tai, đau đầu chóng mặt, rối loạn thăng bằng,…. Bác sĩ đã có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và xuất bản những cuốn sách y khoa về tai mũi họng. Người bệnh muốn đăng ký lịch khám với bác sĩ Đào có thể liên hệ thông qua địa chỉ sau:

  • Nơi khám: Phòng khám Tai Mũi Họng ENTIC
  • Địa chỉ: Số 70 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 091 218 98 53

PGS.TS.BS Lương Thị Minh Hương

Bác sĩ Minh Hương nguyên là chủ nhiệm bộ môn Tai mũi họng tại trường Đại học Y Hà Nội, nguyên là Phó trưởng khoa Nội soi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng và đã điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh. Bác sĩ Hương cũng nhận được rất nhiều lời khen từ người bệnh trên các diễn đàn. Chuyên môn nghiệp vụ cao cộng với sự chu đáo nhiệt tình của bác sĩ đã khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy tin tưởng và thoải mái hơn khi đến bệnh viện để điều trị viêm họng dị ứng.

  • Nơi khám: Khoa khám theo yêu cầu – Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội
  • Địa chỉ khám: Tầng 3 nhà A2, số 1 đường Tôn Thất Tùng – Đống Đa – HN
  • Điện thoại: 090 423 82 79

Lưu ý điều trị và phòng tránh viêm họng dị ứng

Đối với người có cơ địa mẫn cảm, chế độ dinh dưỡng cần hạn chế các thực phẩm chứa protein kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần tăng cường sử dụng các thực phẩm nâng cao sức đề kháng:

  • Nên ăn: Cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm đường – đạm – chất béo – vitamin & khoáng chất. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B5, C, E và A trong rau xanh, trái cây; các thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ…) và các thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên, chất chống oxy hóa như tỏi, gừng, nghệ tươi, trà xanh…
  • Kiêng ăn: Các thực phẩm chứa protein gây dị ứng như trứng, tôm, cua, sữa bò, đậu phộng, lạc…Các thực phẩm khiến cho gan, thận thải độc kém, dạ dày khó hấp thụ như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chua cay. Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga…Nhóm thực phẩm khiến họng sưng viêm như nước lạnh, kem…
Chế độ dinh dưỡng tập trung tăng cường sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng tập trung tăng cường sức đề kháng

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh viêm họng dị ứng sau:

  • Tập thể dục đều đặn để cơ thể được nâng cao sức đề kháng, yoga và thiền có thể giúp cơ thể giảm căng thẳng, hạn chế sản sinh các chất dị ứng.
  • Uống nước đầy đủ để cơ thể giải độc tốt, cổ họng ẩm, không bị khô rát.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, lông vật nuôi, nấm mốc…
  • Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
  • Chú ý giữ thân nhiệt ổn định, bảo vệ cổ họng khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào mùa đông.
  • Luôn luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây dị ứng từ môi trường.

Viêm họng dị ứng không phải bệnh nan y khó chữa nếu bạn điều trị đúng cách và đúng lộ trình. Quan trọng là người bệnh cần chú ý những triệu chứng phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

5/5 - (3 bình chọn)

TÌM HIỂU THÊM

Tin mới

Sỏi Thận Nên Ăn Trái Cây Gì, Kiêng Gì Để Hết Sỏi Nhanh Nhất?

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?