Viêm họng xung huyết: Triệu chứng nguy hiểm không thể bỏ qua

Viêm họng xung huyết là một loại viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến với màu đỏ đặc trưng ở niêm mạc họng bị xung huyết, phù nề. Bệnh gặp ở hầu hết các lứa tuổi, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Nếu không được điều trị phù hợp, viêm họng xung huyết có thể dẫn tới biến chứng nặng nhất là ung thư vòm họng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để nhận biết, điều trị, chăm sóc và phòng ngừa căn bệnh này.

Bệnh viêm họng xung huyết là gì? 

Viêm họng xung huyết xảy ra khi niêm mạc họng bị virus, vi khuẩn tấn công, trở nên xung huyết, phù nề, sưng tấy, đau rát. Đây là một thể nặng, cấp tính của bệnh viêm họng, thường xảy ra vào thời điểm thời tiết thay đổi, gây ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Viêm họng xung huyết rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh có thể xuất hiện độc lập hoặc xuất hiện đồng thời cùng một số bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm xoang, cảm cúm… Một số triệu chứng của bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh lý vêm đường hô hấp trên khác, dẫn tới điều trị sai cách, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm họng xung huyết là do nhiễm khuẩn. Trong đó, có hơn 80% các ca bệnh là do nhiễm virus. Các virus, vi khuẩn này có nguồn gốc từ chính môi trường sống hằng ngày: Không khí, thức ăn, đất, nước…

  • Các virus gây bệnh thường gặp: Adenovirus, Virus cúm, RSV – virus hợp bào hô hấp, Virus para- influenzae, Virus Coxsackie,…
  • Các vi khuẩn ít gặp hơn: Liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; phế cầu, Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, các vi khuẩn kị khí…

"<yoastmark

Ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn, một số yếu tố dưới đây thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng xung huyết:

  • Thời tiết: nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm không ổn định khiến cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến suy giảm sức đề kháng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh tật: Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ mắc viêm họng xung huyết cao hơn.
  • Suy giảm đề kháng: Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người già, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch… là những đối tượng có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh.
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống và làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi, bụi bẩn, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất… dễ gây tổn thương đường hô hấp.
  • Nghề nghiệp: Một số công việc sử dụng giọng nói với cường độ cao như ca sĩ, người dẫn chương trình, giáo viên… có nguy cơ bị tổn thương niêm mạc họng rất cao, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
  • Tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, stress, thức khuya khiến cơ thể suy nhược, tăng nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày, là điều kiện phát triển bệnh.
  • Lối sống: Thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh… có thể làm tổn thương niêm mạc họng, dễ mắc bệnh viêm họng xung huyết.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng xung huyết

Nhìn chung, hầu hết các trường hợp viêm họng xung huyết do virus hay vi khuẩn đều xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau: 

Niêm mạc họng phù nề, rát, đỏ, đau là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm họng xung huyết
Niêm mạc họng phù nề, rát, đỏ, đau là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm họng xung huyết
  • Cảm giác khó chịu, ngứa vướng, nóng rát ở cổ họng
  • Niêm mạc họng tấy đỏ, phù nề
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi
  • Ho khan hoặc kèm theo dịch đờm loãng. Cơn ho thường nặng hơn lúc bắt đầu đi ngủ
  • Amidan sưng to. Một số trường hợp nặng, amidan có thể có mủ trắng như bã đậu, mùi hôi khó chịu
  • Hàm dưới sưng tấy, đau đớn, đặc biệt là khi nhai nuốt, nói chuyện, há miệng
  • Mệt mỏi, chán ăn, nhức mỏi cơ thể. Trẻ em có thể quấy khóc, bỏ bú, ban sởi

Bị viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, viêm họng hạt xung huyết là dạng cấp tính nặng của bệnh viêm họng, diễn biến đột ngột và có nguy cơ biến chứng cao. Đặc biệt, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng.

Muốn biết bệnh viêm họng xung huyết có nguy hiểm không, cùng điểm qua một số biến chứng người bệnh có thể mắc phải như:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe hoặc viêm mãn tính các khu vực bên trong họng, áp xe thành họng, hoại tử vùng cổ họng. Trong đó viêm hoại tử vùng cổ là một trong những biến chứng hiếm gặp của bệnh viêm họng hạt, có nguy cơ biến chứng và gây tử vong cao.
  • Biến chứng gần: Bao gồm viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi, tràn khí màng phổi…
  • Biến chứng xa: Nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, viêm màng ngoài tim, thấp tim, thấp khớp… Nguy hiểm nhất là viêm họng mãn tính sau thời dài bị viêm họng xung huyết tái phát.

Viêm họng xung huyết được đánh giá là một dạng bệnh nặng, dế biến chứng. Do vậy, người bệnh cần cảnh giác với các nguy cơ và triệu chứng ban đầu của bệnh. Nhận biết sớm và tích cực điều trị sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm họng xung huyết hiệu quả

80% nguyên nhân gây viêm họng xung huyết là do virus. Với những trường hợp này, bệnh có thể kéo dài từ 3 -5 ngày, giảm dần rồi khỏi hẳn mà không cần dùng kháng sinh. Với những trường hợp khác, bệnh sẽ kéo dài hơn. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ để xuất các phương án điều trị khác nhau. 

3 cách chữa viêm họng xung huyết có thể được áp dụng gồm:

Sử dụng mẹo dân gian tại nhà

Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu dân gian dễ kiếm tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng cơ bản của bệnh an toàn và đơn giản. Tuy nhiên, mẹo chữa bệnh này chỉ phù hợp với một số trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng không nổi bật. Với những trường hợp nặng hơn, người bệnh nên đi thăm khám kỹ càng để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Một số cách chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian thường được áp dụng:

  • Mẹo chữa viêm họng từ lá hẹ: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào bát (chén) nhỏ. Thêm 1 – 2 thìa đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy phần nước, chia uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ mật ong và chanh: Pha 1 muỗng mật ong nguyên chất, 2 muỗng nước cốt chanh vào 100ml nước ấm. Khuấy đều và uông mỗi ngày 2 ly (200ml), đều đặn các bữa ăn 20 phút.
  • Trà gừng: Thái một vài lát gừng mỏng pha vào khoảng 200ml nước nóng. Hãm trong khoảng 10 phút, uống nhiều lần trong ngày.
Một số loại trà thảo dược có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm họng khá hiệu quả
Một số loại trà thảo dược có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm họng khá hiệu quả

Lưu ý: 

  • Không dùng mật ong chữa viêm họng xung huyết cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc. 
  • Thận trọng khi dùng trà gừng cho bệnh nhân huyết áp thấp
  • Nếu áp dụng các mẹo dân gian sau 3-5 mà triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc nặng hơn, người bệnh nên ngừng ngày và đến các cơ sở để kiểm tra.

Dùng thuốc điều trị viêm họng xung huyết của Tây y

Thuốc điều trị viêm họng xung huyết được sử dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng biểu hiện. Một số thuốc tây điều trị viêm họng xung huyết thường được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng nhóm Beta Lactam (Penicillin A, Penicillin G, Penicillin V), nhóm Cephalosporin (Cefadroxil, Cefalexin, Cefixim…) hoặc nhóm Macrolid (Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin…). 
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin, Prednisolon, Methylprednisolon…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Ibuprofen( 5 – 10 mg/kg, tối đa 400 mg), Paracetamol (10-15mg/kg, tối đa 75mg/kg)…
  • Thuốc giảm ho: Codein, Pholcodin, Dextromethorphan…
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin, Carbocystein…
  • Thuốc ngậm, xịt giảm đau: Nhóm thuốc ngậm này thường chứa các hoạt chất giảm đau hoặc gây tê tại chỗ như benzonatate, menthol, lidocain, mybacin, lysopaine, oropivalone…
  • Thuốc kháng Histamin H1: Diphenhydramin, Clorpheniramin, Alimemazin, Promethazine… có tác dụng làm giảm các triệu chứng ho khan, ngạt mũi, chảy nước mũi…
Chỉ nên sử dụng thuốc tây y khi có sự chỉ định va hướng dẫn từ bác sĩ
Chỉ nên sử dụng thuốc tây y khi có sự chỉ định va hướng dẫn từ bác sĩ

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng xung huyết:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc có bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp viêm họng do virus, kháng sinh không có hiệu quả điều trị.
  • Các loại thuốc giảm ho, long đờm chỉ sử dụng theo chỉ định trong các trường hợp ho nhiều gây mệt mỏi, kiệt sức. 
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc giảm ho Codein, Pholcodin cho trẻ em vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp.
  • Các thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng nhanh, hiệu quả ngay tại thời điểm dùng thuốc nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu lạm dụng (độc gan, suy thận, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim…)
  • Dùng thuốc đúng hướng dẫn trên đơn thuốc của bác sĩ điều trị

Cách chăm sóc khi bị viêm họng xung huyết

Để bệnh viêm họng xung huyết nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần quan tâm nhiều hơn đến quá trình chăm sóc trong thời gian điều trị. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm họng xung huyết gồm:

  • Súc họng ít nhất 2 lần mỗi ngày với nước muối sinh lý
  • Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
  • Ăn uống đủ chất, tăng cường chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây tươi
  • Chế biến thức ăn dạng loãng, mềm, dễ nuốt
  • Không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đóng hộp, nhiều muối, nhiều đường.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, bánh kẹo, nước ngọt
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác hoặc người bệnh sởi, thủy đậu, quai bị
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến những khu vực ô nhiễm, khói bụi, nhiều hóa chất độc hại
  • Cân bằng cảm xúc, hạn chế căng thẳng, áp lực

Phòng bệnh

Phòng ngừa viêm họng xung huyết cần được thực hiện chủ động, đặc biệt là trong thời điểm chuyển mùa, trở lạnh. Một số biện pháp phòng ngừa người bệnh có thể áp dụng gồm:

  • Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân và thân thể sạch sẽ mỗi ngày
  • Uống nhiều nước
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ ngực và lòng bàn chân
  • Không nên ngồi điều hòa hoặc ngồi quạt ngay sau khi tắm
  • Ăn uống đủ chất, đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Xây dựng lối sống văn minh, hợp lý, không thức khuya, làm việc căng thẳng
  • Luyện tập thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng

Viêm họng xung huyết là một chứng viêm họng gặp phổ biến trong đời sống. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để nếu người bệnh sớm phát hiện và điều trị tích cực. Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng xử lý phù hợp.

Xem Thêm: Tại sao viêm họng lại sốt? Người bệnh nên uống thuốc gì?

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?