Bệnh Viêm Họng Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Tránh

Bệnh viêm họng có lây không là thắc mắc của không ít người bệnh bởi hầu hết các trường hợp, viêm họng thường đi kèm với cảm cúm hoặc ho. Để giải đáp thắc mắc này, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin tư vấn từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm họng có lây không?

Theo bác sĩ Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng Dụng Đông y Việt Nam, viêm họng là bệnh xảy ra do sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm,… Các tác nhân này tấn công cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc khi có điều kiện thuận lợi phát triển như thời tiết thay đổi thất thường,… 

Người bị viêm họng thường cảm đau rát, sưng to, ngứa ngáy vùng cổ họng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày mà còn gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản,… khiến người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu.

Bệnh viêm họng có lây không? Đây là quan tâm của không không ít người bệnh bởi viêm họng mà còn của cả những người xung quanh họ bởi các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi,… tương tự như cảm cúm.

Bệnh viêm họng có lây không?
Bệnh viêm họng có lây không?

Giải đáp vấn đề này, bác sĩ Lê Phương cho biết, về cơ bản, viêm họng không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, các tác nhân gây viêm họng lại hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác.Các nhân này gồm có vi khuẩn, virus thường xuất hiện trong đờm, nước mũi hoặc nước bọt của người bệnh. Ngoài ra, chúng cũng có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân của người bệnh. Do vậy, nếu tiếp xúc với người bệnh trong cự ly gần hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, việc lây nhiễm có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, chỉ trường hợp viêm họng do virus, vi khuẩn mới có thể lây từ người này sang người khác. Nếu viêm họng là do dị ứng, ngộ độc, chấn thương hay từ một bệnh lý khác thì không thể lây từ người này sang người khác.

Con đường lây nhiễm của các tác nhân gây viêm họng

Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh có thể lây từ người này sang người khác theo 2 con đường chính là tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.

Tiếp xúc trực tiếp

Virus, vi khuẩn gây viêm họng có thể lây lan và phát triển mạnh trong cơ thể qua đường hô hấp và có khả năng lan tỏa trong môi trường sống. Do vậy, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hay những người đang hoạt động trong cùng không gian với người bệnh có thể lây nhiễm và dẫn tới bệnh. 

Tác nhân gây viêm họng có thể lây từ người sang người qua giao tiếp
Tác nhân gây viêm họng có thể lây từ người sang người qua giao tiếp

Mặt khác các loại virus, vi khuẩn, có thể từ người bệnh đi tới cơ thể người khác qua các giọt nhỏ đường hô hấp trong không khí. Vì thế, khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với nhau nguy cơ mắc bệnh là rất cao, nhất là với những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh cũng có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với nước bọt, đờm, nước mũi của người bị viêm họng. 

Tiếp xúc gián tiếp

Theo bác sĩ Lê Phương, vi khuẩn, virus gây bệnh viêm họng có thể tồn tại trên đồ dùng cá nhân cá nhân của người bệnh trong một thời gian nhất định. Do vậy, nếu sử dụng bát, đũa, ly uống nước, các vật dụng ăn uống chung với người bệnh, một người bình thường cũng có thể bị mắc bệnh. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị nhiễm Streptococcus pyogenes – một loại vi khuẩn gây viêm họng trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Dùng chung đồ ăn, thức uống với người bị viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra.
  • Có các cử chỉ thân mật với người bệnh như bắt tay, ôm, hôn,…
  • Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trên bề mặt của các vật thể như bàn ăn, kệ bếp, nắm cửa,… Nếu bạn không may chạm vào những vật thể này và đưa lên miệng hay bốc thức ăn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra tình trạng viêm họng.
  • Ngoài ra, khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh bạn cũng có nguy cơ bị mắc cao hơn.

Đối tượng nào dễ bị lây bệnh viêm họng?

Nhóm vi khuẩn Streptococcus pyogenes là một trong những loại vi khuẩn sống, tồn tại chủ yếu ở miệng, da và mũi. Không phải ai mang vi khuẩn này đều bị bệnh viêm họng vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, viêm họng do Streptococcus pyogenes là một trong những yếu tố phổ biến nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh viêm họng rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, cụ thể như: Tổn thương khớp, tim, nhiễm trùng, một số vấn đề liên quan tới chức năng của thận,…

Chính vì những điều này mà rất nhiều người cảm thấy quan ngại, hoang mang về tình trạng lây nhiễm của bệnh. Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn phát triển mạnh vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu. Theo kết quả nghiên cứu thu được, có khoảng 15 – 40% trẻ thuộc nhóm tuổi từ 5 – 15 dễ bị viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Trong đó, chỉ có 5 – 10% bệnh xuất hiện ở người đã trưởng thành.

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất

Bên cạnh đó, với các trường hợp có hệ thống miễn dịch suy yếu thường có nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn cao hơn những người bình thường. Bên cạnh đó, người bị ung thư hay HIV/AIDS, người cấy ghép nội tạng cũng là một trong những đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh viêm họng.

Cách phòng tránh viêm họng như thế nào hiệu quả?

Mặc dù các tác nhân gây viêm họng có khả năng lây nhiễm cao tuy nhiên không phải không có cách để phòng chống bệnh. Bác sĩ Lê Phương cho biết có thể phòng viêm họng bằng một trong những cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng và các khoang mũi hàng ngày bằng cách đánh răng 2 lần/ ngày và súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng nhằm đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
Vệ sinh răng miệng giúp phòng viêm họng
Vệ sinh răng miệng giúp phòng viêm họng
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi chưa đảm bảo các vấn đề về vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc hoặc nói chuyện trong khoảng cách gần với các bệnh nhân viêm họng.
  • Không ăn uống chung hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm họng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm hạn chế tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Uống nhiều nước ấm, hạn chế các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Hạn chế uống nước đá, ăn thực phẩm lạnh.

Trên đây là những thông tin quan liên quan tới vấn đề “Bệnh viêm họng có lây không?” Hy vọng những thông tin này giúp bạn đọc và người bệnh biết được viêm họng lây nhiễm qua đường nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao. Hiểu rõ những yếu tố này cũng giúp hạn chế được tỉ lệ mắc bệnh và lây nhiễm viêm họng từ người này sang người khác một cách hiệu quả.

BÀI XEM NHIỀU:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?