Bệnh viêm khớp vảy nến: Phát hiện nhanh, điều trị sớm

Tưởng chừng đơn giản nhưng viêm khớp vảy nến có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn chức năng vận động cơ bản. Không nên chủ quan với những triệu chứng ban đầu của viêm khớp vảy nến, người bệnh nên kịp thời nhờ đến sự chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Triệu chứng nhận biết

Bệnh viêm khớp vảy nến là một bệnh lý mãn tính khởi phát trên nền bệnh vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn, tức các thế bào mô bị chính hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công.

Sự tấn công này gây ra triệu chứng viêm đau ở các khớp. Ban đầu, bệnh mới khởi phát sẽ rất khó để nhận biết. Tuy nhiên sau đó bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp xương, làm suy giảm chức năng vận động.

Viêm khớp xảy ra ở những bệnh nhân mắc vảy nến được gọi là viêm khớp vảy nến
Viêm khớp xảy ra ở những bệnh nhân mắc vảy nến được gọi là viêm khớp vảy nến

Biểu hiện viêm khớp vảy nến bao gồm:

  • Ngón tay, ngón chân sưng tấy: Các đầu ngón tay, ngón chân là vị trí phát bệnh sớm nhất. Thường các bệnh lý viêm khớp đều thể hiện bằng những cơn đau rút ở các đầu ngón tay, ngón chân. Ngoài đau, các đầu ngón tay còn có thể có dấu hiệu sưng, phù nề, biến dạng.
  • Đau các khớp: Những cơn đau bắt đầu ở chân, nhất là tại các vị trí phía gót chân, lòng bàn chân rồi lan rộng ra khắp cơ thể. Đau có thể diễn ra ở một bên hoặc cả hai bên như: đau cổ, đau cột sống, đau chân, đau khớp gối, đau vùng xương chậu,…
  • Da có những dấu hiệu bị tổn thương: Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như nổi chấm, mảng, viêm đỏ trên da. Mảng chấm dày nhiều lớp, dễ bị bong tróc vảy như nến. Mảng chấm thường xuất hiện ở vùng da đầu, tay, chân, gần rốn, mông,…
  • Móng tay bất thường: Hầu hết những người mắc viêm khớp vảy nến đều bị loạn dưỡng móng tay. Tức là hiện tượng móng tay bị mất màu, móng dày lên, dễ bong móng, móng tay có đốm rỗ như bị kim châm.
  • Các biểu hiện khác: Ngoài những biểu hiện chính kể trên, số ít các trường hợp khác sẽ có những biểu hiện như viêm loét miệng, viêm kết mạng, loét niệu đạo,…
Biểu hiện sưng tấy các đầu ngón tay, bàn tay
Biểu hiện sưng tấy các đầu ngón tay, bàn tay

Viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Viêm khớp vẩy nến nguy hiểm hơn suy nghĩ của nhiều người dù được nhận định là bệnh lý lành tính. Những chủ quan của bệnh nhân khiến bệnh không được điều trị đúng cách, không kịp thời sẽ gây ra những biến chứng không hề đơn giản:

  • Suy giảm chức năng vận động: Viêm khớp vảy nến mãn tính khiến các cơn viêm đau ở khớp và sụn khớp trở trên trầm trọng hơn. Bệnh nhân thường bị tổn thương sâu ở các khớp tay chân, khớp cổ, khớp vai, khớp đầu gối,… Bệnh càng để lâu các khớp xương càng viêm đau nặng, ảnh hưởng đến các mô sụn, gân và cả dây chằng. Thậm chí bệnh nhân có thể bị bại liệt hoàn toàn nếu không được điều trị sớm.
  • Biến chứng hô hấp: Bệnh có thể là nguyên nhân gây viêm phổi kẽ, tổn thương trong phổi hình thành các sẹo. Các vết sẹo này chính là nguyên nhân gây nên chứng ho, khó thở, thở gấp, thường xuyên mệt mỏi.
  • Biến chứng tim mạch: Những người mắc chứng rối loạn viêm mạn tính thường có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc bệnh tim mạch. Các triệu chứng viêm khiến các mạch máu dày hơn, cứng hơn, tuần hoàn máu kém. Những người này cũng có nguy cơ đột quỵ, đau tim cao hơn bình thường. Đây là một biến chứng đặc biệt nguy hiểm, vậy nên bệnh nhân viêm khớp vảy nến hay bắt cứ chứng viêm nào nên thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe tim mạch.
Người bệnh đặc biệt cần phòng ngừa biến chứng tim mạch
Người bệnh đặc biệt cần phòng ngừa biến chứng tim mạch

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vẩy nến

Y học chưa xác định chính xác nguyên nhân gây viêm khớp vẩy nến là gì. Tuy nhiên, giả thiết được ủng hộ nhất vẫn là cơ chế tự miễn của hệ thống miễn dịch.

Sự tấn công của tế bào miễn dịch khiến các phản ứng viêm nặng nề hơn, tế bào da tăng sinh quá mức. Một số nguyên nhân bệnh khớp vảy nến khác cũng được đưa ra như:

  • Do di truyền: Viêm khớp vảy nến có dấu hiệu di truyền. Những người có bố mẹ, người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác
  • Do những tổn thương ngoài da: Những tổn thương nhỏ ngoài da như trầy, xước, nhiễm trùng da,… đều có thể khiến bệnh khởi phát. Hầu hết các bệnh nhân đều không để ý đến điều này vì chúng ta thường không mấy để ý đến các vết thương nhẹ ngoài da.
  • Do liên cầu khuẩn: Liên cầu khuẩn là những vi khuẩn gây bệnh phát triển ở những môi trường có dịch. Liên khuẩn có rất nhiều dạng khác nhau, khi xâm nhập được vào cơ thể sẽ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến, triệu chứng viêm đa khớp.
  • Do bệnh HIV/ AIDS: Thống kê cho thấy những bệnh nhân viêm khớp vảy nến sẽ có tiến triển bệnh nghiêm trọng hơn sau khi bị nhiễm HIV/AIDS
  • Do phản ứng thuốc: Người đang mắc các bệnh lý mãn tính khác và đang dùng thuốc có thể là nguyên nhân ban đầu của viêm khớp vảy nến. Một số loại thuốc gây phản ứng bao gồm: thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm. thuốc lithium, thuốc sốt rét,…
Sự tấn công của các vi khuẩn, vi trùng gây viêm trong cơ thể
Sự tấn công của các vi khuẩn, vi trùng gây viêm trong cơ thể

Chẩn đoán và điều trị viêm khớp vẩy nến

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến, sau khi kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm đo độ lắng máu và đo CRP
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp trong máu (RF)
  • Xét nghiệm kiểm tra dịch khớp
  • Thực hiện sinh thiết da

Bệnh nhân sau đó cũng sẽ được tiến hành chụp X-quang và chụp MRI để kiểm tra màng xương, các sụn xương, khớp bị viêm. Thường kỹ thuật này sẽ chụp cột sống, lưng dưới, bàn tay, bàn chân.

Sau khi đã xác định được mức độ và tính chất bệnh từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị. Các phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến hiện nay bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Khá nhiều loại thuốc được kê đơn trong điều trị bệnh lý viêm khớp vảy nến bao gồm: Thuốc kháng viêm (ibuprofen, naproxen natri…), thuốc cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh (sulfasalazine, leflunomide, methotrexate,…), nhóm thuốc hạn chế quá trình tự miễn (azathioprine, cyclosporine,..),,, Ngoài ra là một số loại thuốc ức chế kiểm soát hoạt động viêm trong tế bào.
  • Điều trị ngoại khoa: Những trường hợp viêm khớp vảy nến có những triệu chứng nghiêm trọng, có nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cần đến can thiệp ngoại khoa để điều trị. Thông thường, trong quá trình phẫu thuật viêm khớp, các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương sâu của khớp và thay thế khớp tổn thương bằng các bộ phận nhân tạo khác.
Phương pháp sinh thiết da được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến
Phương pháp sinh thiết da được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến

[middle_link]

Lưu ý khi điều trị viêm khớp vẩy nến

Có thể thấy, viêm khớp vảy nến thực sự đáng quan ngại. Điều trị bệnh cũng chỉ giải quyết được vấn đề tạm thời, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý:

  • Ăn uống theo chế độ riêng: Khi mắc các bệnh về xương khớp bệnh nhân cần kiêng kị một số loại thực phẩm nhất định. Bên cạnh có cũng có rất nhiều thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Người bệnh nên xây dựng cho mình một thực đơn phù hợp và thật sự khoa học.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân béo phì thực sự là cơn ác mộng với những người mắc viêm khớp vảy nến. Cân nặng gây áp lực trực tiếp đến các khớp xương, khiến bệnh nặng hơn và cản trở quá trình điều trị. Điều này thực sự cần thiết với các bệnh nhân viêm đau khớp, thoái hóa khớp, vôi hóa đốt sống,…
  • Vận động đều đặn, vừa sức: Viêm khớp vảy nến gây ra những cản trở đối với chức năng vận động. Người bệnh cần phải thường xuyên vận động để các khớp xương được cọ xát, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cũng không nên vận động quá sức khiến sụn khớp bị tổn thương nặng, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và rất khó lành.
  • Giảm đau tạm thời: Khi có dấu hiệu đau vùng xương khớp, có thể dùng biện pháp giảm đau tạm thời chườm nóng hoặc chườm lạnh. Những trường hợp cần thiết hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Không nên cố sức làm việc nặng, nguy cơ mất chức năng vận động sẽ rất cao.

Những thông tin về bệnh viêm khớp vảy nến trên đây hy vọng sẽ mang lại những kiến thức có ích cho những người đang lo ngại về bệnh lý mãn tính này. Song song với quá trình điều trị, người bệnh cần cân bằng nghỉ ngơi và làm việc, luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái tránh căng thẳng stress.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?