Viêm khớp sau sinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm khớp sau sinh là một tình trạng mà nhiều người mẹ mắc phải sau thời kỳ sinh nở. Bệnh sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và khó khăn khi vận động. Vậy viêm khớp sau sinh là gì và cách điều trị như thế nào? 

Viêm khớp sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Cơ thể người phụ nữ thường trải qua rất nhiều thay đổi sau khi sinh con. Một trong số đó là tình trạng đau nhức các khớp hoặc làm tình trạng xương khớp mà bạn mắc trước đó trở nên tồi tệ hơn. 

Viêm khớp sau sinh là một bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, dẫn đến tình trạng đau khớp và khó vận động. 

Viêm khớp sau sinh  là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ
Viêm khớp sau sinh là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ

Người mẹ có thể cảm thấy đau nhức ở bất kỳ khớp nào sau khi sinh như khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp bàn chân, dây chằng, sụn… Cơn đau viêm khớp sau sinh thường diễn ra dai dẳng hoặc cấp tính, khiến phụ nữ cảm thấy lo lắng và kiệt sức. Theo thống kê, có đến 50% phụ nữ sau sinh có thể gặp các cơn đau nhức xương khớp. 

Các chuyên gia cho biết rằng viêm khớp sau sinh là một trạng thái sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao. Thông thường, các triệu chứng sẽ biến mất từ 6 – 8 tuần sau sinh. 

Nếu mẹ có một thai kỳ tốt cùng với việc sinh nở khỏe mạnh, có một thói quen ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cơn đau khớp sẽ tồn tại từ 4 – 6 tháng hoặc lâu hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của cả mẹ và bé. 

Nếu điều trị không đúng cách, phụ nữ sẽ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, đường cong sinh lý cũng có thể biến mất, làm thay đổi dáng đi và giảm khả năng vận động, khiến việc chăm sóc con nhỏ trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, bệnh có thể ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo. 

Chưa hết, tình trạng này còn khiến mẹ ăn không ngon, khó ngủ, kém tập trung và kéo dài quá lâu sẽ làm chậm quá trình hồi phục và giảm khả năng đề kháng. 

Nguyên nhân đau khớp sau sinh

Bệnh viêm khớp sau sinh ở chị em phụ nữ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:

  • Tăng cân khi mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ có thể tăng từ 10 – 20kg. Tăng trọng lượng nhiều sẽ gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp gối, khớp chậu bởi chúng phải chịu trọng lượng của mẹ và thai nhi.
  • Sự phát triển của thai nhi: Theo thời gian, thai nhi sẽ dần phát triển gây chèn ép lên cột sống lưng và áp lực lên ổ bụng. Hậu quả là dây chằng và dây thần kinh bị chèn ép và gây ra nhiều đau đớn. Mặt khác, khi mang thai, tư thế đi lại và vận động cũng khác đi, khiến cột sống phải điều chỉnh để thích nghi với tư thế này gây ra đau nhức xương khớp.
Thai nhi phát triển gây chèn ép lên cột sống khiến mẹ bị viêm khớp sau khi sinh nở
Thai nhi phát triển gây chèn ép lên cột sống khiến mẹ bị viêm khớp sau khi sinh nở
  • Quá trình sinh nở: Trong quá trình sinh nở, khớp chậu phải mở rộng hơn để sinh con. Đặc biệt, với những thai có kích thước lớn, khớp chậu càng phải giãn nở nhiều. Vì thế, sau sinh các mẹ sẽ cảm thấy đau nhức ở khớp chậu, vùng hông. 
  • Sinh mổ: Mẹ bầu thường bị đau lưng sau khi sinh là do phải tiêm thuốc gây tê trong quá trình sinh mổ, làm tổn thương đến dây thần kinh và tủy sống. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức lưng, xương khớp.
  • Thay đổi hormone: Hệ thống nội tiết tố thay đổi rất nhiều trong suốt quá trình mang thai. Một trong số đó là hormone relaxin – hormone này giúp dây chằng và các cơ khớp được thư giãn và giúp mẹ tải được cân nặng của em bé, khiến cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau sinh thì hormone relaxin sẽ giảm dần đi, cơ khớp sẽ trở về vị trí ban đầu. Sự co rút đột ngột này sẽ dẫn đến tình trạng viêm khớp sau sinh. 
  • Loãng xương sau sinh: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần rất nhiều canxi để cấu tạo nên khung xương của em bé. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, lượng canxi trong cơ thể sẽ ưu tiên cho thai nhi trước, khiến mẹ bị thiếu hụt chất này, gây loãng xương sau sinh. 
  • Tiền sử mắc bệnh xương khớp: Khi mang thai, các bệnh lý viêm khớp tự miễn đều thuyên giảm vì các kháng thể miễn dịch giảm đáp ứng qua trung gian tế bào. Tuy nhiên, sau khi sinh, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại. Sự hoạt động này sẽ khiến bệnh bùng phát trở lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau sinh. 

Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến người mẹ mắc phải tình trạng viêm đau khớp sau khi sinh. Do đó, mẹ nên lưu ý và chăm sóc sức khỏe thật tốt để giảm được tình trạng này sau khi sinh nở. 

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng viêm khớp sau sinh cũng khá giống với dấu hiệu của các hiện tượng đau nhức xương khớp khác. Nhìn chung, bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp. Mức độ đau có thể nhẹ hoặc nặng, kéo dài trong vài phút hoặc dai dẳng trong vài giờ. Khi bạn cử động tại khớp, cơn đau sẽ tăng dần lên, đau âm ỉ và khó chịu. 
  • Cứng khớp: Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy. Tình trạng này sẽ khiến phụ nữ khó khăn trong việc di chuyển, cảm thấy khớp yếu và hạn chế vận động. 
  • Mệt mỏi: Phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi di chuyển, kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận động hàng ngày của người mẹ, đặc biệt là khi chăm sóc em bé. 

Viêm khớp sau sinh có tự hết không? Cách điều trị

Viêm khớp nói chung và viêm khớp gối sau sinh nói riêng là căn bệnh không thể tự hết. Hầu hết những người bị bệnh viêm khớp đều phải có sự can thiệp của các biện pháp điều trị.

Tùy theo tình trạng bệnh mà chị em phụ nữ có thể lựa chọn điều trị viêm khớp theo phương pháp Đông y, Tây y hoặc tập vật lý trị liệu tại nhà. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng phải lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt sau sinh. Nếu biết cách xây dựng một thói quen sống khoa học thì bệnh sẽ sớm thuyên giảm và rút ngắn được thời gian điều trị bệnh. 

Đa số tình trạng viêm khớp gối sau sinh đều có thể điều trị bằng các loại thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. 

Chữa viêm khớp sau sinh bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y cũng là một cách mà chị em phụ nữ có thể áp dụng để điều trị bệnh. Các loại thuốc chữa đau khớp phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau tức thì và giảm sốt khi có triệu chứng sốt kèm theo. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau như sau: Paracetamol, Vicodin Tylenol…
  • Thuốc kháng viêm non-steroid: Thuốc kháng viêm thường được chỉ định là ibuprofen hoặc diclofenac… Các loại thuốc này có công dụng giảm đau, kháng viêm và giảm sưng khớp.
  • Thuốc corticoid: Thuốc được bào chế nhằm ức chế khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, qua đó cải thiện được tình trạng viêm khớp gối. Thuốc thường được bào chế dưới dạng tiêm hoặc viên uống. 
Bệnh viêm khớp có thể điều trị bằng thuốc Tây
Bệnh viêm khớp có thể điều trị bằng thuốc Tây

Ở giai đoạn sau khi sinh và cho con bú, việc sử dụng thuốc Tây ở người mẹ cần được cân nhắc thật sự kỹ lưỡng. 

Bởi đây là một giai đoạn rất nhạy cảm, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do đó, nếu tình trạng đau ở mức nhẹ, người mẹ nên áp dụng các cách giảm đau tự nhiên không dùng thuốc.

Đông y chữa bệnh viêm khớp ở phụ nữ sau sinh

Theo Đông y, sau khi sinh, khí huyết của người mẹ bị suy giảm, can thận bị tổn thương trong quá trình mang thai. Từ đó hệ thống xương khớp không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến đau nhức. 

Viêm đau xương khớp sau sinh cũng có thể xảy ra do nhiễm phong hàn thấp tà. Bởi sau khi sinh, chính khí của người mẹ rất thấp, vệ khí không đủ và tạo điều kiện cho phong hàn thấp tà xâm nhập, gây đau nhức. 

Đông y điều trị viêm khớp theo căn nguyên của bệnh. Các bài thuốc vừa làm giảm tình trạng đau nhức vừa giúp bồi bổ khí huyết cho người mẹ sau sinh. 

  • Bài thuốc số 1: 9g tri mẫu, 9g quế chi, 6g ngạnh mễ, 4g cam thảo, 30g thạch cao. Bệnh nhân cho tất cả các dược liệu vào ấm sắc, mỗi ngày uống một thang.
  • Bài thuốc số 2: Tần giao, khương hoạt, đương quy, quế chi, mộc dương, quế hương và xuyên khung mỗi vị 6g. Cho dược liệu vào ấm nước sắc, chia thuốc thành 2 lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang. 
  • Bài thuốc 3: Cam thảo 6g, 15g đảng sâm, 9g mỗi vị độc hoạt và phòng phong, xuyên khung và đỗ trọng mỗi thứ 10g, bạch linh, tần giao và thục địa mỗi vị 30g. Bạn cũng cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc rồi uống mỗi ngày một thang thuốc. 

Cũng như thuốc Tây y, trước khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh, chị em phụ nữ cũng nên cân nhắc và thăm khám kỹ lưỡng. Vì có một số vị thuốc có thể đi vào sữa và không tốt cho sức khỏe của em bé. 

Chữa bệnh tại nhà bằng cách dân gian

Nếu chỉ bị đau khớp nhẹ, chị em có thể tận dụng các nguồn thảo dược tại nhà điều trị bệnh khớp. Các bài thuốc dân gian thường giúp giảm đau nhanh chóng và tiết kiệm chi phí khi điều trị. 

Chìa vôi

Chìa vôi giúp thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn khá tốt. Bên cạnh đó, chìa vôi còn chứa nhiều hoạt chất để điều trị bệnh viêm đau khớp hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá chìa vôi và một ít muối hột. Rửa thật sạch lá chìa vôi rồi để cho ráo nước.
  • Bạn vò nát lá rồi cho lên chảo sao vàng với một ít muối hột.
  • Sao trên chảo với nhiệt độ vừa phải rồi đắp lên vùng khớp bị viêm. Đắp thuốc khi còn nóng thì thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao. 

Gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay tính nóng, có thể làm giảm viêm, giảm đau nhanh chóng. Do đó, nhiều người thường sử dụng gừng để chữa các bệnh về đau nhức xương khớp.

Gừng có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả
Gừng có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng nửa ký muối hột, gừng, hành tây và một chiếc túi vải. 
  • Rang muối trong khoảng 10 phút rồi cho muối vào trong túi vải. Sau đó, bạn cắt vài lát gừng, hành tây cho vào bên trong túi.
  • Bạn đắp túi lên vùng bị đau nhức rồi trở qua trở lại nhiều lần. 
  • Khi hỗn hợp nguội dần, bạn nên rang muối lại cho nóng. 

Trên đây là hai cách dân gian dễ thực hiện nhất giúp giảm nhanh tình trạng viêm khớp sau khi sinh mà mẹ bầu có thể áp dụng. Tuy nhiên, các cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau mà không thể thay thế các loại thuốc chữa bệnh dứt điểm. 

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là những cách giảm đau tự nhiên vừa giúp các bà mẹ không còn cảm thấy đau nhức vừa thư giãn, giảm căng thẳng. 

  • Trị liệu nóng lạnh: Đây là phương pháp trị liệu thường được áp dụng để giảm tình trạng đau nhức. Mẹ có thể áp dụng bằng cách tắm nước nóng vào buổi sáng để giảm đau, cứng khớp hoặc sử dụng túi chườm nóng. Với trị liệu lạnh, mẹ có thể sử dụng một túi chườm lạnh để chườm hoặc ngâm vùng khớp bị đau vào chậu nước đá.
  • Massage xoa bóp: Đây là phương pháp hữu hiệu giúp các cơ xương khớp được thư giãn, giảm co cứng và sưng đau. Bên cạnh đó, massage còn giúp tăng serotonin, từ đó mẹ có thể giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Vận động trị liệu: Sau khi sinh, mẹ không nên tập thể dục mạnh mà chỉ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng tại nhà. Người bệnh có thể tập các bài yoga nhẹ nhàng đơn giản, tốt cho xương khớp. 

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm khớp

Chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng viêm khớp sau sinh ở chị em phụ nữ. Do đó, bạn nên lưu ý xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất.

Chú ý đến tư thế

Khi chăm sóc em bé, mẹ nên duy trì một tư thế sao cho thoải mái nhất, ngồi thẳng, giữ cho vai thẳng. Đồng thời, mẹ luôn hít thở đều đặn và hít sâu. Một số tư thế lưu ý cho mẹ:

  • Không được nâng em bé từ vị trí quá thấp. 
  • Giảm thời gian bế em bé để giữ cho tay, lưng thư giãn. 
  • Khi cho em bé bú, bạn nên kê gối dưới lưng. 

Thay đổi chế độ ăn uống

Người mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày. Đồng thời, bạn nên chú ý bồi bổ nhiều loại thực phẩm tốt cho xương khớp như:

  • Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: Bạn nên bổ sung nhiều bông cải xanh, cải bẹ, cải rổ, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. 
  • Thực phẩm giàu vitamin K: Các loại như cà rốt, trứng, trái cây sấy khô, cần tây…
  • Thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin: Các món hầm từ xương động vật, nước hầm xương, canh xương…
  • Thực phẩm giàu omega 3: Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích, dầu oliu, dầu cá…

[pr_middle_post]

Sau khi sinh, chị em phụ nữ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Sau khi sinh, chị em phụ nữ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp

Đồng thời, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn quá cay nóng, đồ ăn quá mặn, thuốc lá và các loại nước có ga, chất kích thích. 

Ngồi thiền

Ngồi thiền giúp người mẹ giải phóng được hormone cortisol, gây viêm và đau cho các khớp. Bên cạnh đó, ngồi thiền sẽ giúp não bộ giải phóng endorphin – một hóa chất giảm đau tự nhiên cho cơ thể. Từ đó, giúp các cơ khớp trở nên thư giãn và thoải mái hơn.

Có thể thấy, viêm khớp sau sinh là một bệnh lý mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Do đó, các bà mẹ phải nắm vững về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh cho phù hợp. Khi tình trạng diễn biến quá nặng, chị em phụ nữ nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm nhất.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?