Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Có nguy hiểm không & Cách chữa

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý về cơ xương khớp nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Các khớp bị viêm gây đau đớn, vận động khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Khớp gối thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó đến khớp vai, hông và những khớp khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm hỏng các xương và sụn trong khớp, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân.

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn, hay còn gọi là viêm khớp sinh mủ, là tình trạng các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tại ổ khớp. Mặc dù là một biểu hiện viêm khớp ít gặp nhưng bệnh là tình trạng nặng, tiến triển nhanh và có thể để lại các di chứng nặng nề. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào. Tuy nhiên thường gặp nhất là khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, mắt cá chân và khớp vai.

Viêm khớp nhiễm trùng thường gặp ở người già. Nhưng theo các nghiên cứu gần đây, bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Ở những người lạm dụng chất kích thích, tỷ lệ mắc bệnh cao gấp nhiều lần những người có lối sống lành mạnh.

Vậy, viêm khớp nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Cũng như các bệnh về cơ xương khớp khác, viêm khớp nhiễm khuẩn trước tiên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao từ 10-15%. Tỷ lệ bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng vận động khớp là 25-50%. Hầu hết các các trường hợp có biến chứng đều phải can thiệp phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng để có những biện pháp xử trí bệnh kịp thời.

Khớp gối bị viêm do vi khuẩn
Khớp gối bị viêm do vi khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn ở hệ thống cơ xương khớp, nhất là viêm khớp nhiễm khuẩn, là do vi khuẩn vi trùng lan truyền theo đường máu đến ổ bệnh. Viêm khớp nhiễm trùng bao gồm những nguyên nhân như sau:

  • Màng hoạt dịch suy yếu: Tình trạng tập trung nhiều mạch máu ở màng hoạt dịch tại khớp gối là yếu tố khiến vi khuẩn dễ xâm nhập từ máu vào ổ khớp. Vì vậy, khớp gối là vị trí bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị bệnh.
  • Vi khuẩn: Bất kỳ loại vi khuẩn nào cũng có thể gây ra chứng viêm đau ở hệ thống cơ xương khớp. Tuy nhiên một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: tụ cầu vàng, trực khuẩn gram âm, phế cầu, liên cầu, lậu cầu,… Trong đó tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Bệnh lý nền: Trên một số cơ địa dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn như người đái tháo đường, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục, bệnh lý có tổn thương mạch máu và các bệnh lý suy giảm miễn dịch,… tỷ lệ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn cũng rất cao.
  • Cấu trúc khớp tổn thương: Tổn thương cấu trúc của ổ khớp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn. Chấn thương xương khớp, viêm khớp dạng thấp, gút hay từng thực hiện cấy ghép nhân tạo,… khiến ổ khớp ảnh hưởng, hệ thống bảo vệ ổ khớp suy yếu. Đây cũng có thể yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Đa số các trường hợp viêm khớp nhiễm trùng chỉ tổn thương ở một khớp với dấu hiệu thường gặp nhất là đau. Đau nhức từ mức độ nhẹ đến nặng xuất hiện tại ổ khớp và xung quanh các khớp bị viêm.

Ngoài ra bệnh viêm cũng có thể gặp một số triệu chứng như sau:

  • Sưng khớp, nóng đỏ, nhất là ở các khớp đầu gối, cổ tay, mắt cá chân. Ở các khớp sâu hơn như khớp háng, khớp vai, khớp chậu, dấu hiệu khó phát hiện hơn.
  • Bệnh nhân có thể sốt cao 39 – 40 độ C kèm ớn lạnh. Tuy nhiên, mức độ sốt cũng tùy ở giai đoạn bệnh và tùy thể trạng từng người. Ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý phối hợp như viêm khớp dạng thấp, xơ gan, suy thận triệu chứng sốt cũng không thể hiện rõ ràng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, vận động khó khăn.
  • Trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu thường có biểu hiện đặc trưng hơn, là người bệnh sốt rét run, nổi mụn mủ trên da, đau đớn và viêm có mủ ở khớp gối, cổ tay, mắt cá chân.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Nếu nhận thấy các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh tật, biểu hiện toàn thân, biểu hiện lâm sàng tại vị trí đau của người bệnh, kết hợp với một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tế bào bằng nhuộm Gram dịch khớp
  • Nuôi cấy định danh vi khuẩn trong máu
  • Xét nghiệm hình ảnh: X-quang, siêu âm, MRI, CT

Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Điều trị các bệnh lý về viêm cơ xương khớp cần được tiến hành khẩn trương kịp thời. Có 2 phương pháp chính mà các bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn. Đó là: Sử dụng thuốc kháng sinh và chọc hút dịch khớp.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh cần được chỉ định ngay sau khi lấy mẫu bệnh phẩm làm các xét nghiệm. Khi chưa có kết quả xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ, kháng sinh được lựa chọn dựa trên yếu tố tiền sử bệnh tật, các biểu hiện lâm sàng và kinh nghiệm của bác sĩ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: 35-55% vi khuẩn gây nên bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là tụ cầu vàng. Trong trường hợp này kháng sinh được sử dụng là methicillin hoặc vancomycin với liều 1g/12 giờ đường tiêm tĩnh mạch. Trường hợp nặng hơn có thể phối hợp với một số kháng sinh nhóm aminoglycosid để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Tuỳ chủng vi khuẩn gây bệnh, vị trí ổ viêm và mức độ nặng nhẹ của bệnh, thời gian sử dụng kháng sinh có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần.

[middle_link]

Chọc hút dịch khớp

Với nhiễm khuẩn tại khớp gối và khớp vai, chọc hút dịch khớp là phương pháp có hiệu quả nhất. Phương pháp này cho phép đánh giá mức độ tổn thương cụ thể tại khớp, kết hợp bơm rửa và lấy các tổ chức bị bệnh ra khỏi ổ khớp.

Chọc hút dịch khớp trong viêm khớp nhiễm khuẩn
Chọc hút dịch khớp trong viêm khớp nhiễm khuẩn

Trong trường hợp sử dụng kháng sinh và chọc hút dịch khớp không đem lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khớp mở. Phẫu thuật được ưu tiên trong viêm khớp háng nhiễm khuẩn ở trẻ em do hiệu quả điều trị tốt, ngăn cản sự huỷ hoại sụn khớp và rút ngắn thời gian hồi phục.

Các phương án điều trị trên có thể kết hợp với vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu chữa đau xương khớp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chế độ ăn uống, luyện tập khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Khi được chẩn đoán mắc viêm khớp nhiễm khuẩn, cùng với chế độ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc đúng phác đồ và tái khám theo lịch hẹn của bệnh viện.
  • Tập vận động, phục hồi chức năng, nhất là sau chọc hút dịch khớp và phẫu thuật khớp mở. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt.
  • Xây dựng một chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất và chú ý bổ sung: chất xơ, Omega-3, Calci, các loại Vitamin, khoáng chất…trong thực đơn.
  • Nên hạn chế dầu mỡ, đường, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể. Trong trường hợp béo phì nên thực hiện các biện pháp giảm cân để tránh áp lực cho xương khớp.
Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nguy hiểm và ngày càng trở nên phổ biến. Nắm bắt các thông tin về dấu hiệu triệu chứng bệnh, cũng như khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?