Bệnh viêm đa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Viêm đa khớp là một bệnh lý gây đau đớn và tổn thương ở nhiều ổ khớp trên cơ thể. Khi diễn ra trong một thời gian dài, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng trầm trọng không chỉ ở khớp mà lan sang tim, phổi, xương và các bộ phận khác trên cơ thể. 

Viêm đa khớp là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp là tình trạng sưng viêm và đau đồng thời ở nhiều khớp cùng một lúc. Thông thường, cứ có từ 4 khớp trở lên bị viêm đau thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh viêm đa khớp. 

Bệnh viêm đa khớp có thể xuất hiện dưới dạng cấp tính, sau đó bệnh chuyển thành mãn tính nếu tình trạng bệnh liên tục và kéo dài hơn 6 tuần. 

Bệnh viêm đa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ giới tính và độ tuổi nào nhưng tập trung nhiều nhất ở người trung niên và người cao tuổi, nữ giới sẽ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. 

Bệnh viêm đa khớp xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi, giới tính nào
Bệnh viêm đa khớp xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi và giới tính nào

Nếu bệnh viêm đa khớp không được thăm khám và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị dính khớp, teo cơ, cứng khớp, thậm chí là tàn phế. 

Khi bị dính khớp, bệnh nhân sẽ bị co quắp vùng khớp, biến dạng tay hoặc chân và gây nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt. Do đó, viêm đa khớp là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như hệ thần kinh, mắt, tim mạch, da, phổi, xương và ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể người bệnh. 

Cụ thể bệnh sẽ gây ra những biến chứng như sau:

  • Mắt bị khô hoặc bị viêm mắt.
  • Để lại sẹo trên phổi và có thể gây ra biến chứng như ho mãn tính, khó thở.
  • Lớp cơ lót quanh tim có thể bị viêm, đau ngực và có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Bị tụ mỡ ở mặt và lưng, mỏng da, loãng xương, mệt mỏi do thiếu máu, tổn thương gan và thận.

Một nghiên cứu khác cho thấy, có đến 25% phụ nữ bị viêm đa khớp gặp vấn đề khó khăn trong việc thụ thai. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể rơi vào rối loạn tâm thần, trầm cảm do bệnh tật. 

Nguyên nhân bệnh viêm đa khớp

Bệnh viêm đa khớp có thể xuất phát từ tình trạng viêm khớp như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp và một số loại viêm khớp do virus gây nên như Chikungunya.

Bên cạnh đó, viêm đa khớp có thể bắt nguồn từ:

  • Viêm khớp đối xứng: Viêm khớp tự phát, viêm khớp dạng thấp kinh niên, viêm khớp Juvenile, phản ứng thuốc hay mắc bệnh Lupus.
  • Viêm khớp không đối xứng: Người bệnh mắc bệnh gout, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng (viêm khớp xảy ra do phản ứng của cơ thể với các loại vi khuẩn, virus).
  • Nhiễm trùng virus: Một số loại virus gây viêm đa khớp như virus viêm gan, quai bị, HIV, sởi, virus Ross River…
  • Các bệnh chuyển hóa: Người bệnh mắc bệnh suy gan, suy thận, bệnh gout, thống phong giả hình thành các tinh thể quanh khớp.
  • Thoái hóa khớp: Các trường hợp thoái hóa khớp như thoái hóa cấu trúc do sụn xương khớp bị bào mòn.
  • Bệnh nhiễm trùng: Bệnh lao, bệnh well, bệnh lyme…
  • Bệnh viêm mạch máu: Niêm mạc các mạch máu tấn công do hệ miễn dịch hoặc viêm khớp tế bào cản trở lưu thông máu trong động mạch. 

Triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Một số những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đa khớp như đau, viêm, sưng đỏ nóng vùng khớp, tê các đầu chi… Bệnh nhân có thể bị sốt, sụt cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, suy nhược. 

Giai đoạn này thường diễn ra trong vài tuần sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát, kèm theo các biểu hiện như phát ban, đau họng.

Bước sang giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ cảm giác đau các khớp nhiều hơn như khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân rồi lan ra các khớp khác. 

Bệnh sẽ gây đau nhức ở các khớp ngón tay, ngón chân
Bệnh sẽ gây đau nhức ở các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay

Bạn sẽ cảm thấy cứng, viêm đau khớp gối vào buổi sáng, khó cử động và phải xoa bóp 10 – 15 phút mới cử động được và kéo dài trên 1 giờ. 

Cơ thể xuất hiện các hạt dưới da trên xương, gần khớp khuỷu tay, trên xương tay và quanh khớp cổ tay. Người bệnh sẽ bị sốt trên 42 độ, cơ thể xanh xao.

Ngoài ra, viêm đa khớp còn có một triệu chứng đặc biệt là tính đối xứng giữa các bộ phận. Chẳng hạn, bệnh nhân bị viêm đa khớp bên bàn tay trái thì bàn tay phải cũng xuất hiện, tương tự như các bộ phận khác. 

Một số phương pháp điều trị bệnh

Bệnh viêm khớp gối có thể được điều trị bằng các loại thuốc Tây y, Đông y và các mẹo dân gian tại nhà. 

Viêm đa khớp uống thuốc gì?

Thông thường, bệnh viêm đa khớp thường được điều trị bằng các loại thuốc Tây y. Thuốc sẽ tập trung làm giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Một số loại thuốc Tây điều trị bệnh như sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thường dùng như Tramadol, Oxycodone, Hydrocodone…
  • Thuốc kích thích: Các loại kem và thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà, các thành phần làm nóng cơ khớp.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc giúp làm chậm hoặc ngừng tấn công khớp của hệ thống miễn dịch như Methotrexate, Hydroxychloroquine.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Các loại thuốc giúp giảm đau, giảm viêm như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen.

[pr_middle_post]

Người bệnh có thể điều trị viêm đa khớp bằng thuốc Tây y
Người bệnh có thể điều trị viêm đa khớp bằng thuốc Tây y

Người bệnh không thể tự ý mua thuốc giảm đau, giảm viêm về uống mà cần chủ động đến bác sĩ thăm khám. Vì thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng gan thận nếu sử dụng sai liều lượng. 

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc Đông y

Theo y học cổ truyền, viêm đa khớp thuộc phạm vi chứng tý do thấp nhiệt xâm nhập, khí huyết bất thông, nhiễm phong hàn, lao động quá độ gây nên. Nguyên tắc điều trị bệnh trong Đông y là chia bệnh thành nhiều thể và điều trị theo căn nguyên của bệnh.

Các bài thuốc Đông y sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng, hỗ trợ bồi bổ ngũ tạng, giảm mệt mỏi căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu huyết và tăng lưu thông khí huyết. 

Thế nên, hiện nay, có nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị thay vì Tây y. 

  • Bài thuốc số 1: Phòng phong 9g, quế chi 6g, tang chi và nhẫn đông đằng mỗi thứ 20g, bạch thược 25g, hải đồng bì 12g, sinh địa và xích thược mỗi vị 15g, bột linh dương 0,6g. Người bệnh sắc dược liệu và uống mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, độc hoạt, tần giao và khương hoạt mỗi vị 12g, hải phong đằng, kê huyết đằng và tang chi mỗi vị 30g, nhũ hương 8g, quế chi 12g, mộc hương và cam thảo mỗi vị 6g. Người bệnh cho dược liệu vào ấm và đun sôi, mỗi ngày dùng 1 thang. 
  • Bài thuốc 3: Cam thảo 6g, xuyên khung và đỗ trọng mỗi vị 10g, đảng sâm 15g, phòng phong và độc hoạt mỗi thứ 9g, đương quy, tang ký sinh, bạch thượng, bạch linh, tần giao mỗi vị 12g, nhục quế và tế tân mỗi thứ 30g. Rửa sạch thuốc, cho vào ấm vào sắc, mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

Để biết tình trạng bệnh của mình thuộc thể nào và điều trị như thế nào, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở Đông y uy tín. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam tại nhà

Đối với trường hợp viêm đa khớp mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp mà người bệnh có thể áp dụng:

Lá lốt

Trong Đông y, lá lốt có vị nồng cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn và điều trị các tình trạng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, lá lốt còn có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau khá tốt. 

Cách thực hiện:

  • Phơi khô khoảng 20g lá lốt rồi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Sau khi phơi ráo nước, bạn cho vào nồi đun và sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Người bệnh nên uống lá lốt sau khi ăn khi thuốc còn nóng. Uống liên tục trong vòng 10 ngày thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt. 

Chìa vôi

Chìa vôi là loại cây có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn khá tốt. Tất cả các bộ phận của chìa vôi đều có công dụng chữa các bệnh về xương khớp. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm chìa vôi, một nắm muối hột. Rửa sạch lá chìa vôi để loại bỏ bụi bẩn và phơi cho ráo nước.
  • Dùng tay vò nát lá rồi bắt lên chảo sao đều với muối hạt. 
  • Sau đó, bạn dùng hỗn hợp đắp lên vùng khớp bị sưng đau. 

Gừng

Gừng có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Do đó, gừng được xem là một trong những vị thuốc nam điều trị các bệnh lý về xương khớp. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị nguyên liệu bao gồm nửa ký muối hạt, gừng, hành tây và một chiếc túi vải.
  • Bạn rang muối khoảng 10 phút rồi cho muối vào túi vải. Tiếp đến cắt mỏng hành tây và gừng cho vào túi.
  • Bạn đắp hỗn hợp lên vùng bị đau nhức.
  •  Khi hỗn hợp nguội, bạn rang muối lại cho nóng, hành tây và gừng có thể thay mới. 
Gừng có tác dụng kháng khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả
Gừng có tác dụng kháng khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả

Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng loại bỏ triệu chứng sưng viêm, đau nhức chứ không thể chữa bệnh tận gốc. Do đó, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ kết hợp thuốc đặc trị với mẹo dân gian để cải thiện nhanh tình trạng của bệnh. 

Viêm đa khớp kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng sẽ giúp cải thiện triệu chứng, tái tạo sụn khớp, giảm đau nhức và tăng cường lưu thông máu. Do vậy, người bệnh nên chú ý bổ sung cho mình những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thời gian điều trị bệnh. 

Rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh và cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Rau xanh có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng viêm và sưng nóng ở ổ khớp. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong rau xanh giúp ức chế các gốc tự do và ức chế phản ứng sưng viêm. 

Vì vậy, bệnh nhân bị viêm đa khớp nên tiêu thụ nhiều loại rau xanh tốt cho sức khỏe như bắp cải, cải xoăn, rau bina, rau cải, trái cây… 

Thực phẩm giàu omega 3

Các loại thực phẩm giàu omega 3 không chỉ tốt cho tim mạch, não bộ mà còn tốt cho sức khỏe xương khớp. Do đó, thực phẩm này luôn được chuyên gia khuyến khích dung nạp mỗi ngày khi bị viêm đa khớp, loãng xương, thoái hóa khớp. 

Omega 3 có tác dụng tái tạo các ô sụn khớp bị tổn thương và làm giảm hiện tượng sưng viêm. Omega 3 chứa nhiều trong cá hồi, cá thu, hạnh nhân, óc chó… 

Thực phẩm bổ sung dịch nhờn cho khớp

Bệnh viêm đa khớp có thể ức chế hoạt động sản xuất của dịch nhờn ở ổ khớp. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm có khả năng kích thích bao hoạt dịch sản xuất dịch nhờn. 

  • Bơ: Vitamin E và axit béo trong bơ có tác dụng có tác dụng tái tạo và phục hồi dịch nhờn. Khi ăn bơ 2 – 3 lần/tuần, khớp sẽ giảm đau nhức, sưng viêm rõ rệt. 
  • Đậu bắp: Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất và cung cấp một lượng chất nhờn tự nhiên. Bổ sung đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cải thiện dịch nhờn trong ổ khớp, hạn chế tình trạng đau nhức, nóng rát, tê cứng khớp. 
  • Yến mạch: Yến mạch có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng loại trừ các gốc tự do, tái tạo mô sụn và sản sinh dịch nhờn. 

Bên cạnh đó, người bệnh viêm đa khớp nên loại bỏ những thực phẩm sau khỏi bữa ăn của mình:

  • Thực phẩm chứa quá nhiều đạm: Thực phẩm này có thể gây tăng cân, béo phì, bệnh gout và làm tăng nguy cơ viêm đa khớp. 
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thức ăn chế biến sẵn đều chứa các chất bảo quản và nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. Các chất này sẽ gây kích thích phản ứng sưng viêm và làm tăng mức độ đau rát ở khớp. 
  • Thức uống có cồn: Uống nhiều thức uống có cồn làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó kích thích phản ứng sưng viêm, đau rát ở khớp gối. 
  • Thức ăn nhiều gia vị: Các loại thức ăn quá mặn, cay, chua có thể làm tăng tình tình trạng sưng nóng, đau rát cho các khớp và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. 

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh

Bên cạnh việc điều trị viêm đa khớp, người bệnh nên chủ động có những biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:

  • Duy trì các hoạt động thể chất, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá mức.
  • Hạn chế các vận động mạnh gây tổn thương, chấn thương các khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn các loại thực phẩm kích thích sưng viêm. 
  • Đến bệnh viện thăm khám khi phát hiện các triệu chứng bệnh và sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và quy trình mà bác sĩ hướng dẫn. 
Bạn nên duy trì các hoạt động thể chất mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật
Bạn nên duy trì các hoạt động thể chất mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tật

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện khám chữa xương khớp uy tín để thăm khám và điều trị như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân 115… Tuyệt đối không được lựa chọn những phòng khám tư nhân không uy tín, thiếu kinh nghiệm để chữa bệnh. 

Viêm đa khớp là bệnh lý khó có thể điều trị dứt điểm nhưng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh khi phát hiện sớm. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương do bệnh gây ra. Chính vì thế, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần tự giác đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất. 

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?