Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ tác động đến nhiều cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi, mắt, mạch máu. Do đó, người bệnh cần nhận biết triệu chứng của bệnh từ sớm và kịp thời điều trị. 

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp tiếng anh là Rheumatoid arthritis, là một rối loạn viêm mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp màng bao quanh khớp, còn gọi là synovium. Hiện tượng này sẽ gây ra viêm nhiễm, làm dày màng synovium, cuối cùng sụn khớp và xương sẽ bị phá hủy. 

Bệnh thường xuất hiện ở đầu gối, bàn tay, mắt cá chân và đối xứng cả hai bên của cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, mắt, phổi, hệ thống tuần hoàn. 

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm nhiễm làm phá hủy sụn khớp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm nhiễm làm phá hủy sụn khớp

Các chuyên gia xương khớp chỉ ra các đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 trở lên rất dễ bị mắc bệnh do hormone trong cơ thể thay đổi, xương khớp sẽ bị ảnh hưởng.
  • Những người thừa cân mất kiểm soát, béo phì.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh, bệnh sẽ di truyền cho các thế hệ tiếp theo.
  • Những người từng bị va đập, chấn thương khớp.
  • Người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh như cơ thể suy yếu, sức đề kháng kém, thường xuyên căng thẳng, sống trong môi trường khắc nghiệt. 

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Hiện tại y học chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố như môi trường di truyền có thể là điều kiện thuật lợi khiến bệnh khởi phát.

  • Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh tăng gấp 3 lần. Có đến 40 – 65% trường hợp mắc bệnh có liên quan đến di truyền. Gen gây bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh dễ bị môi trường tác động gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khớp và mắc bệnh.
  • Giới tính: Nữ giới thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới. 
  • Tuổi tác: Bệnh viêm khớp này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi trung niên.
  • Béo phì: Những người thừa cân béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng khả năng nhiễm bệnh, đặc biệt là những người mang gen gây bệnh.
  • Nhiễm khuẩn từ môi trường: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm như khói bụi, bụi than thì sẽ dễ phát triển các triệu chứng bệnh. 

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như gout, viêm khớp thông thường vì có nhiều triệu chứng tương tự. Do đó, nhiều người thường có xu hướng chủ quan mà không thăm khám kịp thời để chẩn đoán đúng bệnh. 

Bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng đến khớp nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể biểu hiện của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Biểu hiện ở khớp

Ở giai đoạn đầu, bệnh gây ra các triệu chứng ở khớp như:

  • Khớp cứng, sưng, nóng rát và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Một thời gian sau, bệnh có thể gây viêm đa khớp dạng thấp. Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp bàn tay, đốt sống cổ, khớp bàn chân. Các khớp lớn như khớp vai, khớp đầu gối cũng mắc bệnh.
  • Viêm bao hoạt dịch ở ổ khớp khiến các mô mất khả năng chuyển động, gây biến dạng khớp. 
Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp và mất khả năng vận động
Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp và mất khả năng vận động

Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng đối xứng cả hai bên cơ thể như đau cả hai đầu gối, đau khớp hai khuỷu tay… Các dấu hiệu bệnh thường trở nên nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau một thời gian dài không hoạt động các khớp. 

Biểu hiện ở da

Theo nghiên cứu, có khoảng 30% trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện các hạch thấp khớp. Đây là một phản ứng viêm còn được gọi là u hạt hoại tử. 

Các hạch thấp khớp nổi trên da thường có kích thước vài mm đến vài cm và nổi phổ biến ở khuỷu tay, ngón chân, gót chân, đốt tay hoặc những vùng xương chịu áp lực cơ học nặng nề. 

Một số những triệu chứng viêm khớp dạng thấp khác hiếm gặp ở da như teo da ngón tay, nổi mề đay, nổi ban đỏ, viêm da mủ. 

Ngoài những dấu hiệu liên quan đến khớp và da, có khoảng 40% mắc bệnh xuất hiện một số biểu hiện tác động đến tim, gan, phổi, thận, tuyến nước bọt, mạch máu. 

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mãn tính và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Các biểu hiện viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo thời gian, bệnh có thể gây biến dạng khớp và dịch chuyển khớp khỏi vị trí ban đầu.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Loãng xương: Bệnh có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và thoái hóa xương khớp. Tình trạng này khiến xương suy yếu và rất dễ bị gãy xương.
  • Khô miệng và mắt: Bệnh nhân mắc bệnh có nhiều nguy cơ gặp phải hội chứng viêm tuyến lệ, viêm tuyến nước bọt. Tình trạng này sẽ gây khô mắt, khô miệng và giảm độ ẩm của cơ thể.
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch: Bệnh sẽ ảnh hưởng và gây suy yếu trầm trọng hệ thống miễn dịch. Từ đó, cơ thể có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh khác.
  • Phát sinh bệnh tim mạch: Bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn động mạch, xơ cứng động mạch và viêm túi bao quanh tim. 
  • Hội chứng ống cổ tay: Bệnh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngón tay và bàn tay, dẫn đến hội chứng ống cổ tay. 
  • Mắc bệnh về phổi: Xơ phổi là tình trạng phổ biến của bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp. Hiện tượng này sẽ gây viêm, hình thành sẹo ở mô phổi và dẫn đến khó thở. 
  • Ung thư hạch: Bệnh có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển ở các hạch bạch huyết. 

Chưa kể đến việc những cơn đau nhức kéo dài sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, vận động. Các cơn đau sẽ gây khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

Có thể thấy, khi mắc viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể đối diện với nhiều biến chứng tiềm ẩn khác. Chính vì thế, khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có một lộ trình điều trị đúng cách. 

Viêm khớp dạng thấp điều trị được không? Các phương pháp điều trị

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh khó có thể điều trị khỏi mà người bệnh cần phải sẵn sàng để sống chung với bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám kịp thời để ngăn chặn bệnh càng sớm càng tốt, không để các khớp bị phá hủy nặng nề. 

Như đã nói, viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu tương đối giống với các bệnh viêm khớp khác nên việc chẩn đoán ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm như chụp MRI, xét nghiệm máu và chụp X quang viêm khớp dạng thấp. 

Khi đã xác định được bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng cũng như hạn chế biến dạng khớp. 

Thuốc Tây y điều trị viêm khớp dạng thấp

Các loại thuốc Tây y được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thời gian bệnh khởi phát. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giảm đau điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Có một số loại thuốc thì giúp giảm đau, chống viêm và các loại thuốc kháng thì ngăn ngừa biến chứng. 

Bạn có thể điều trị bệnh bằng thuốc Tây y
Bạn có thể điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Cụ thể, các loại thuốc được kê toa cho bệnh nhân điều trị bệnh bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc Ibuprofen và Naproxen Natri hỗ trợ giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, tổn thương gan thận.
  • Thuốc corticoid: Thuốc hỗ trợ giảm đau và làm chậm các tổn thương ở ổ khớp. Thuốc cũng gây ra tác dụng phụ như tăng nguy cơ loãng xương, tăng cân. 
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Methotrexate, Sulfasalazine và Leflunomide là những loại thuốc được sử dụng phổ biến để làm chậm quá trình gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc sinh học: Thuốc có tác dụng thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch nhằm giảm các tổn thương lên mô khớp. Abatacept, Baricitinib hoặc Rituximab là những loại thuốc sinh học được sử dụng để điều trị bệnh. 
  • Chất ức chế Janus kinase: Đây là loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp loại mới nhằm ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể giảm viêm khi thuốc sinh học không mang lại hiệu quả. 

Khi điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm hạn chế gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, người bệnh không được tự ý thay thế thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. 

Chữa bệnh bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xảy ra do di truyền hoặc do thấp nhiệt xâm nhập, khí huyết bất thông, nhiễm phong hàn và thường xuyên lao động nặng nhọc, quá độ. 

Đông y chia bệnh thành các thể phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng và căn nguyên của bệnh. Hiện nay, Đông y chữa viêm khớp dạng thấp giúp giảm triệu chứng, bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi và mạnh gân cốt. 

  • Bài thuốc số 1: Nhũ hương 8g, quế chi 12g, đương quy, khương hoạt, độc hoạt và tần giao mỗi thứ 12g, tang chỉ, hải phong đằng mỗi thứ 30g, cam thảo và mộc hương mỗi vị 6g. 
  • Bài thuốc số 2: Địa long và toàn yết mỗi thứ 6g, độc hoạt và phòng phong mỗi thứ 9g, đảng sâm 15g, tang ký sinh và đương quy mỗi thứ 12g, xuyên khung và đỗ trọng mỗi thứ 10g.

Tất cả các bài thuốc đều sắc với nước ấm uống mỗi ngày 1 thang thuốc. Người bệnh nên kiên trì uống thuốc Đông y trong nhiều người vì thuốc thường có thời gian phát huy tác dụng khá chậm. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Chữa bệnh tại nhà bằng các mẹo dân gian cũng là một cách được nhiều người lựa chọn. Các thảo dược dân gian thường lành tính, an toàn và không gây ra các tác dụng phụ. 

Cỏ xước

Cỏ xước là một vị thuốc thiên nhiên chữa bệnh hữu hiệu được nhiều người tin dùng từ rất lâu. Hoạt chất trong cỏ xước có thể giúp người bệnh giảm được những cơn đau và tăng tuần hoàn máu lưu thông đến các khớp xương. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 16g cỏ xước, 12g ngải cứu.
  • Rửa sạch các loại thảo dược nhiều lần rồi để ráo.
  • Bạn sắc tất cả các vị thuốc trên trong 2 lít nước khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Bạn đun thuốc đến khi còn 2 bát thì lấy nước uống trong ngày. 
  • Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và uống liên tục trong 10 – 15 ngày để điều trị bệnh. 

Bột quế

Bột quế cũng được liệt kê vào danh sách các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Thảo dược có tác dụng giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả và không gây ra các tác dụng phụ.

Bột quế là vị thuốc giúp giảm đau ở khớp
Bột quế là vị thuốc giúp giảm đau ở khớp

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 thìa bột quế, 1 ly nước nóng và 2 thìa mật ong.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào một ly nước nóng.
  • Người bệnh uống hỗn hợp đều đặn hàng ngày vào buổi sáng và tối. 

Các mẹo dân gian chữa viêm khớp dạng thấp chỉ có tác dụng điều trị bệnh ở mức độ nhẹ, khi chưa bị biến dạng khớp hoặc các biến chứng khác. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, người bệnh nên đến bác sĩ để điều trị là tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tập vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng đồng thời giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện như:

  • Chườm nóng, lạnh: Dưới tác dụng của nhiệt độ, tình trạng sưng viêm và đau sẽ giảm dần. Khi chườm nóng, người bệnh chuẩn bị một chai thủy tinh đổ đầy nước ấm vào rồi chườm trực tiếp lên khớp bị đau. Đối với chườm lạnh, bạn sử dụng một túi chườm chuyên dụng hoặc khăn sạch, cho vào một ít đá rồi chườm lên vùng cần điều trị.
  • Xoa bóp, massage: Xoa bóp vào những vùng khớp bị viêm sẽ giúp kích thích máu tuần hoàn đến nuôi mô khớp. Từ đó, khớp sẽ giảm tình trạng căng cứng, sưng viêm.
  • Vận động trị liệu: Người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, xoay khớp, kéo giãn khớp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. 

Người bệnh có thể kết hợp việc tập vật lý trị liệu với điều trị nội khoa để ngăn chặn triệu chứng và phục hồi sự vận động linh hoạt ở khớp. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất như tập luyện thể dục thể thao với cường độ, tần suất và thời gian hợp lý cũng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh. 

Phẫu thuật

Khi các điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa để cải thiện triệu chứng và làm lành những tổn thương cho bệnh nhân. Phẫu thuật sẽ giúp khôi phục khớp và các khớp vận động linh hoạt hơn. 

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm những thủ thuật như sau:

  • Phẫu thuật ổn định khớp: Phương pháp này được chỉ định để ổn định khớp hoặc điều chỉnh các khớp giúp giảm đau. 
  • Phẫu thuật nội soi: Kỹ thuật này được tiến hành nhằm loại bỏ lớp lót bị viêm và thường được điều trị khi bị viêm khớp dạng thấp ở đầu gối, ngón tay, hông…
  • Phẫu thuật điều chỉnh gân: Viêm khớp có thể khiến gân bị lỏng và vỡ. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để cải thiện các tổn thương ở gân xung quanh khớp.
  • Phẫu thuật thay khớp: Đối với trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp để loại bỏ hoàn toàn khớp bị tổn thương và chèn vào một khớp bằng kim loại hoặc nhựa để thay thế. 

[pr_middle_post]

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

  • Điều trị bệnh sớm để hạn chế tình trạng tổn thương, phá hủy khớp hoặc các biến chứng khác. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm chống viêm như cá hồi, cá cơm, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó. Tăng cường bổ sung các chất tốt cho xương khớp như vitamin D, canxi…
Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tốt cho xương khớp
Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tốt cho xương khớp
  • Bổ sung thực phẩm có chứa flavonoid từ đậu nành, trà xanh, bông cải xanh để hỗ trợ chống viêm.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ thay đổi thất thường. Mặt khác, mặc đồ thoáng mát khi nhiệt độ tăng cao. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại như rượu, bia, thuốc lá, các loại đồ uống có ga. 
  • Tránh sử dụng các chất dễ gây viêm nhiễm và khiến triệu chứng khớp trở nên nghiêm trọng hơn như đường, đồ ngọt, chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng tăng cân béo phì mất kiểm soát. 
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật. 

Viêm khớp dạng thấp nếu như không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh từ sớm và điều trị đúng cách là điều mà người bệnh nên làm. Tránh để bệnh phát triển và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho cơ thể.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?