Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nguy hiểm thế nào?

Viêm khớp dạng thấp nằm trong top 3 bệnh viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Trên lâm sàng, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh. Nhưng liệu viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Để có đáp án của câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Là một căn bệnh cực kỳ phổ biến, đặc biệt ở ở người trung niên, người cao tuổi. Viêm khớp dạng thấp không đe dọa tới tính mạng bệnh nhân, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng vận động của người bệnh.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra một số biện chứng nguy hiểm rất khó lường:

  • Biến dạng ổ khớp, suy giảm khả năng vận động: Theo thống kê lâm sàng, trên 90% bệnh nhân gặp phải tình trạng cứng khớp. Trong số đó ghi nhận 45% trường hợp suy giảm chức năng vận động và 16% mất hẳn khả năng vận động chỉ sau 5 năm mắc bệnh. Nghiêm trọng nhất là có từ 10-15% tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ tàn phế, không thể tự sinh hoạt, vận động mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác.
  • Các vấn đề trên da: Xuất hiện các đỏ, lở loét, phồng rộp, hoặc xuất hiện các khối u xơ trên da,… thường gặp nhất là các vị trí khuỷu, ngón và vùng dưới móng tay, chân.
  • Các vấn đề trên hệ tim mạch: Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường, hay gặp nhất là thấp tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch,…
  • Ngoài ra, bệnh còn có ảnh hưởng lớn đến phổi, gan, thận do quá trình điều trị phải dùng lượng lớn các thuốc giảm đau, chống viêm.

Khi nhắc tới viêm khớp dạng thấp, việc chẩn đoán để xác định đúng tình trạng bệnh là “chìa khóa vàng” giúp giảm bớt các triệu chứng và có định hướng điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Viêm khớp dạng thấp cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể
Viêm khớp dạng thấp cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Tuy viêm khớp dạng thấp là bệnh khá phổ biến nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định rõ ràng về cơ chế bệnh sinh của bệnh. Các nhà khoa học cho rằng viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tức là do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch gây nên.

Khi cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố lạ như vi khuẩn, virus, dị nguyên,… hệ miễn dịch sẽ phản ứng để bảo vệ cơ thể bằng cách sản xuất ra các tế bào bạch cầu tiêu diệt các yếu tố lạ này.

Nhưng khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, các tế bào bạch cầu tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh, thường gặp là các mô ở ổ khớp, gây ra phản ứng tự miễn. Điều này vô tình làm tổn thương màng hoạt dịch bao quanh khớp. Kết quả là tạo ra các chất gây viêm như protein, TNF-alpha, hình thành nên triệu chứng viêm đau ở các khớp.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được ghi nhận là nguy cơ rất lớn đối với viêm khớp dạng thấp. Nếu tiền sử gia đình có người thân mắc các bệnh lý viêm đau khớp thì khả năng người chưa có triệu chứng sẽ bị bệnh là từ 20 – 50%.

Viêm khớp dạng thấp gây ra những cơn đau nhức kéo dài
Viêm khớp dạng thấp gây ra những cơn đau nhức kéo dài

Vì vậy, để giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?”, cần phải căn cứ vào các yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh. Ở một số bệnh nhân có sức khoẻ tốt, phản ứng quá mẫn có thể tự biến mất sau vài tuần mà không tái phát. Tuy nhiên đây là trường hợp khá hiếm gặp trên lâm sàng.

Quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp có thể phải kéo dài từ vài tháng đến vài năm, cho tới khi triệu chứng đã thuyên giảm đáng kể. Nhưng nếu người bệnh không sinh hoạt điều độ thì tỷ lệ tái phát là rất cao.

Các chuyên gia nhận định, viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa trị dứt điểm. Ở thời điểm hiện tại, chưa có một phương pháp nào được chứng minh là chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp. Người mắc bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh.

Những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Như đã đề cập, viêm khớp dạng thấp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay như:

Thuốc Tây y chữa viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng để hạn chế các tổn thương ở ổ khớp. Tuỳ vào tiến triển của bệnh, các nhóm thuốc cơ bản thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Trường hợp nhẹ: Khi bệnh mới khởi phát và các triệu chứng đau nhức vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của bệnh nhân thì các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (Paracetamol, Diclofenac, Meloxicam,…) được sử dụng nhiều.
  • Trường hợp tiến triển: Khi khớp đã có biểu hiện viêm rõ rệt, người bệnh vận động khó khăn nên dùng các loại thuốc chống viêm corticoid (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone) ở cả đường uống và đường tiêm.
  • Trường hợp có biến chứng: Khi người bệnh không đi lại được kèm theo các biến chứng trên các hệ cơ quan khác, bác sĩ thường kê corticoid liều cao và các DMARDs – thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (Methotrexat, Salazopyrine,…).

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

Các thuốc Tây y đưa đến tác dụng nhanh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Do vậy, người bệnh thường kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính để tăng tác dụng điều trị tối đa.

Các bài thuốc dân gian chữa thấp khớp đều an toàn, lành tính
Các bài thuốc dân gian chữa thấp khớp đều an toàn, lành tính

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp hay được áp dụng là:

  • Bài thuốc từ gừng: Rang nóng muối khoảng 10 phút thì cho vào túi vải, thêm vài lát gừng và hành tây để chườm nóng. Hoặc dùng gừng ngâm rượu trắng xoa bóp giảm đau.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Lá ngải cứu đem xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, pha thêm mật ong để uống. Hoặc dùng lá ngải cứu sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc từ bột quế: Bột quế cùng mật ong pha với nước ấm uống hàng ngày.

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Vận động đúng cách, đúng cường độ và thời gian mà các chuyên gia khuyến cáo. Việc tập luyện khoa học sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu tới các sụn khớp, từ đó cải thiện tối đa triệu chứng bệnh.

Một số bài tập cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được các chuyên gia khuyến khích có thể kể đến là: đi bộ, yoga, các bài tập kéo căng các khớp, aerobic nhẹ nhàng hay tập thể dục trong môi trường nước.

Yoga hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Yoga hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề khi tập luyện như sau:

  • Lựa chọn bài tập phù hợp, tránh những bài tập dùng nhiều sức mạnh và đè nén lên các khớp.
  • Cường độ vận động từ nhẹ đến nặng. Nên bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng rồi sau đó mới tăng dần cường độ. Mỗi buổi tập nên kéo dài 30 đến 45 phút. Một tuần luyện tập ít nhất 3 lần.
  • Người bệnh nên dành ít nhất 10 phút để khởi động, nhất là vào mùa lạnh.

Kiên trì tập luyện và ăn uống hợp lý là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh tật. Ngoài ra, kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ, phương pháp châm cứu hay massage cũng được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn và tiến triển mạn tính. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đau khớp, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thăm khám định kỳ để dự phòng viêm khớp dạng thấp
Thăm khám định kỳ để dự phòng viêm khớp dạng thấp

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả, cần lưu ý:

  • Thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần: Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên chủ động phòng tránh thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu và có phương hướng điều trị hiệu quả.
  • Lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh nhân xương khớp, bao gồm thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D và collagen,… Không vận động quá sức, tập luyện thể dục thể thao với thời gian và cường độ vừa phải.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Nên có biện pháp giảm cân đối với trường hợp thừa cân, béo phì để giảm bớt gánh nặng cho hệ xương khớp. Thực tế cho thấy, triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở những bệnh nhân có cân nặng được kiểm soát cũng bớt nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân thừa cân, béo phì.
  • Điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn: Khi nhiễm khuẩn đi kèm với triệu chứng như sốt nhẹ, sưng đỏ ở các khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn,… người bệnh thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. 
  • Quan hệ tình dụng lành mạnh: Một số nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm khớp dạng thấp.
  • Dù không phải là nguyên nhân nhưng yếu tố di truyền lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp nhiều lần. Cần chú ý hơn nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em mắc viêm khớp dạng thấp.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nguy hiểm thế nào?”. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến viêm khớp dạng thấp, cần đi khám ngay để được điều trị và kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?