Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây tổn thương đến nhiều vị trí sụn khớp trên cơ thể. Bệnh rất khó để phòng ngừa và thường khi phát hiện đã chuyển biến nặng. Điều trị viêm khớp dạng thấp có những cách nào, phù hợp với những đối tượng bệnh nhân như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý viêm khớp dạng thấp, các bác sĩ sẽ cần khám lâm sàng và thực hiện khá nhiều xét nghiệm liên quan. Khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ cần cung cấp đầy đủ các thông tin về triệu chứng thường gặp, triệu chứng bất thường, tiền sử các bệnh lý của người trong gia đình.

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102):

  • Khám các vị trí nghi ngờ viêm khớp dạng thấp để xem có xảy ra tình trạng sưng, nóng ran, ửng đỏ hay không
  • Khám cơ bắp và kiểm tra phản xạ của các cơ, kiểm tra khả năng chịu lực của cơ bắp
  • Ấn vào các vùng khớp, kiểm tra độ đàn hồi, có bị cứng hay nổi cục không
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần trải qua nhiều quy trình
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần trải qua nhiều quy trình

Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm liên quan để việc chẩn đoán được chính xác hơn. Hiện tại, chưa có một xét nghiệm chính xác nào có thể chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.

Chính vì thế người bệnh sẽ phải tiến hành một chuỗi các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Mục đích để kiểm tra tốc độ, hiệu suất của các phản ứng, tìm ra các kháng thể nếu có.
  • Xét nghiệm RF: là xét nghiệm với mục đích tìm ra các yếu tố thấp khớp có trong máu. Sử dụng phương pháp ngưng kết và phương pháp xét nghiệm đo định lượng để xác định sự hiện diện và mật độ các yếu tố này.
  • Xét nghiệm chức năng chống đông máu: Một kháng thể protein sẽ được sử dụng để tìm ra sự liên kết với viêm khớp dạng thấp. Những người mang kháng thể này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn tuy nhiên không xảy ra trường hợp ngược lại.
  • Xét nghiệm ERS: Xét nghiệm này cho biết tốc độ tăng hồng cầu trong máu, xác định chính xác mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Xét nghiệm này chỉ tìm ra viêm nhiễm chứ không tìm ra nguyên nhân viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm protein phản ứng C: Thông thường các phản ứng viêm trong cơ thể bao gồm cả viêm khớp dạng thấp sẽ kích thích gan sản sinh ra protein phản ứng C.

Ngoài các xét nghiệm trên, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp MRI, chụp X-quang cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

[middle_link]

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được chỉ định

Viêm khớp dạng thấp hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp là giúp bệnh nhân giảm nhẹ được các triệu chứng đau nhức và ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm. Sau đây là những biện pháp thông dụng nhất.

Thuốc Tây y chữa viêm khớp dạng thấp

Được chỉ định cho hầu hết các trường hợp viêm khớp từ cấp độ nhẹ đến nặng. Bởi lẽ, ở cấp độ bệnh nào, cơn đau cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cản trở công việc, cuộc sống. Những loại thuốc Tây y có công hiệu giảm đau nhanh. Đồng thời cũng hỗ trợ giảm viêm nhiễm rất tốt.

Thuốc corticoid (prednisolone, dexamethasone, methylprednisolone,…)

  • Sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng tiêm
  • Dùng theo liều lượng được chỉ định, không tự ý thay đổi, không tự ý ngưng thuốc đột ngột
  • Được chỉ định dùng kết hợp với những loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm loét (omeprazole); bổ sung vitamin D, canxi đề phòng loãng xương.
  • Lưu ý tác dụng phụ: tổn thương thận, viêm loét dạ dày, viêm đường tiêu hóa, nhiễm trùng, tăng huyết áp,..

Nhóm thuốc NSAID – chống viêm không steroid

  • Được chia làm 2 nhóm: ức chế COX không chọn lọc (gây phản ứng phụ khiến dạ dày, hệ tiêu hóa viêm loét); ức chế COX-2 chọn lọc (không gây viêm loét dạ dày nhưng gây biến chứng cho bệnh nhân tim mạch)
  • Dùng trong thời gian ngắn, theo chỉ định bác sĩ
  • Thận trọng với những bệnh nhân suy gan thận, đau dạ dày, tim mạch, phụ nữ có thai,…
  • Gặp bác sĩ ngay khi những tác dụng phụ có dấu hiệu nguy hiểm
Một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Ngoài 2 nhóm thuốc chính trên, thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp cũng đang được sử dụng khá phổ biến dưới các dạng: thuốc ức chế TNF, thuốc ức chế IL6, thuốc ức chế tế bào B-cell depletion. 

Lưu ý khi thăm khám, bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh lý mãn tĩnh của cơ thể cũng như tiền sử bệnh tật một cách chi tiết nhất. Thuốc Tây y chữa viêm khớp được cảnh báo trước về các tác dụng phụ ngoài ý muốn, bệnh nhân cần hết sức cân nhắc và kiểm soát liều lượng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật trong điều trị viêm khớp dạng thấp giúp các chức năng khớp được cải thiện đáng kể. Những cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phẫu thuật có thể là:

  • Chuyển gân: Đau nhức tại các khớp trong viêm khớp dạng thấp có thể hậu quả của sự tổn thương các gân quanh khớp. Các bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách phần xương có chứa gân cần được chuyển và gắn nó vào một phần xương khác.
  • Hàn khớp, cắt bỏ khớp viêm: Vị trí khớp nếu viêm nhiễm quá nặng không thể cải thiện được, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khớp viêm bên ngoài và để khớp tự tái tạo. Trường hợp cần hàn khớp, thực hiện loại bỏ sụn khớp và xương bằng máy mài rồi cố định khớp bằng các vít.
  • Thay khớp nhân tạo: Sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm biến chứng nặng, thường xảy ra ở người cao tuổi.
Thay thế khớp nhân tạo được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng
Thay thế khớp nhân tạo được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát

Như đã đề cập ở trên, viêm khớp dạng thấp rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ cuộc. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng chống bệnh và phòng ngừa tái phát viêm khớp dạng thấp hiệu quả:

  • Uống nhiều nước
  • Không nên tiếp xúc thường xuyên với không khí lạnh, môi trường ẩm
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, E, D, giàu canxi
  • Hạn chế tối đa chấn thương
  • Tập luyện đều đặn
  • Kiểm soát cân nặng cơ thể

Viêm khớp dạng thấp ẩn chứa nhiều nguy hiểm hơn chúng ta vẫn nghĩ. Điều trị viêm khớp dạng thấp càng sớm, càng giúp người bệnh giảm thiểu được mối nguy cơ biến chứng. Dùng thuốc đều đặn, tuân thủ chỉ định và lạc quan mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?