Tổ Đỉa Ở Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Tổ đỉa ở chân là một trong những bệnh viêm da gây ám ảnh. Bệnh gây tổn thương da dưới dạng những mụn nước nhỏ, ngứa dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, sinh hoạt, thẩm mỹ và tâm lý người mắc phải. Bệnh có thể nặng hơn ở những người không nắm rõ được căn nguyên gây bệnh, phát hiện và điều trị muộn, không đúng cách. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về bệnh tổ đỉa ở chân để bạn có cách nhận biết và chữa trị bệnh sớm và hiệu quả.

Khái niệm và hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân là một trong những nhóm bệnh viêm da thường gặp và khá nguy hiểm. Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là các mụn nước li ti, tập trung ở bàn chân, ngón chân hoặc lòng bàn chân. Tuy không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và việc đi lại trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đặc biệt là trong mùa đông.

Hình ảnh mụn nước ngứa ngáy ở chân
Hình ảnh mụn nước ngứa ngáy ở chân

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở chân

Tổ đỉa ở chân thường liên quan đến một vài rối loạn da tương tự như bệnh viêm da cơ địa hoặc tình trạng dị ứng mùa hè. Vì vậy, bệnh tổ đỉa có thể xuất hiện theo mùa, phổ biến nhất vào mùa đông và bắt đầu bằng các triệu chứng nhận biết khá rõ ràng như:

  • Những cơn đau rát, khó chịu ở vùng chân là những triệu chứng đầu tiên. Sau đó, chân bắt đầu xuất hiện nhiều mồ hôi hơn.
  • Tiếp theo là giai đoạn ngứa ngáy và xuất hiện những mụn nước màu trắng đục với kích thước khoảng 1mm, chỉ bằng hoặc cao hơn bề mặt da một chút, rất dày dặn và khó tự vỡ.
  • Mụn nước thường mọc thành cụm tại các vị trí chủ yếu ở lòng bàn chân, rìa bàn chân hoặc gót chân. Những mụn nước nhỏ kết hợp với nhau tạo thành mụn nước lớn (còn gọi là bóng nước). Điều đặc biệt là các mụn nước thường mọc không quá cổ chân.
Tổ đỉa ở chân gây mất thẩm mỹ
Tổ đỉa ở chân gây mất thẩm mỹ
  • Các mụn nước có thể gây ngứa ngáy, đau rát khi chạm nhẹ hoặc đôi khi lại không có triệu chứng gì. Tình trạng đau nhức khó chịu thường diễn biến nặng hơn khi chân tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm, nước hoặc các chất kích thích.
  • Các mụn nước không tự vỡ, trừ khi người bệnh tác động, cào gãi hoặc chích vỡ làm giải phóng dịch viêm bên trong. Nếu các vùng da lân cận tiếp xúc với chất dịch này sẽ trở nên khô cứng, dày sừng hơn, đôi khi nứt nẻ. Các nốt mụn sau khi bị vỡ ra sẽ bắt đầu bong vảy.
  • Các mụn nước vỡ ra có thể gây nhiễm trùng da. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng là các nốt mụn nước trở nên đau nhức, chảy mủ và bị bao phủ bởi một lớp vảy màu vàng nhạt.
  • Một số trường hợp, các bọng nước xuất hiện trong lòng bàn chân hoặc các ngón chân kèm theo tình trạng sưng hạch bạch huyết. Lúc này, bệnh nhân thường cảm nhận thấy cảm giác ngứa ran ở cẳng chân và xuất hiện hạch ở bẹn.
  • Móng chân có thể dần mất đi hình dạng bình thường do bệnh tổ đỉa.
Những dấu hiệu có thể gặp khi chân bị tổ đỉa
Những dấu hiệu có thể gặp khi chân bị tổ đỉa

Thông thường, bệnh tổ đỉa có xu hướng thuyên giảm sau 3 – 4 tuần và tái phát sau đó nếu gặp yếu tố cơ hội. So với tổ đỉa ở tay, điều trị bệnh tổ đỉa ở chân cần nhiều thời gian hơn. Nguyên nhân bởi vì việc di chuyển hằng ngày gây áp lực lớn lên bàn chân. Nên nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc, dưỡng ẩm, vùng da chân bị bệnh có thể bị khô nứt, bong tróc gây khó khăn cho công tác điều trị.

Bệnh tổ đỉa ở chân do nguyên nhân gì?

Hiện tại các chuyên gia da liễu vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở chân. Tuy nhiên, một vài yếu tố dưới đây cũng được xem là căn nguyên gây ra bệnh này:

  • Nhiễm nấm da: Thường là nấm kẽ chân
  • Nhiễm trùng: Bị nhiễm vi khuẩn, virus do tiếp xúc với đất bẩn, nước bẩn
  • Dị ứng hóa chất: Một số loại hóa chất như Niken, chất tẩy rửa, hóa chất gia dụng, xà phòng, dầu gội,… có thể là tác nhân gây bùng phát tổ đỉa.
  • Cơ địa dị ứng: Bệnh tổ đỉa dễ bùng phát ở những người có cơ địa dị ứng như: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc… hoặc đang mắc các bệnh gan, thận…
  • Căng thẳng, stress, áp lực công việc: bệnh thường có xu hướng nặng hơn và dễ tái phát ở những người có vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo âu…
  • Đổ nhiều mồ hôi chân: Thường gặp ở những người làm việc trong môi trường nóng bức, đi giày kín, không thấm hút mồ hôi hoặc người có bệnh rối loạn thần kinh thực vật… Bệnh thường phổ biến hơn về mùa hè.
Những nguyên nhân có thể khiến chân bạn bị tổ đỉa
Những nguyên nhân có thể khiến chân bạn bị tổ đỉa
  • Môi trường làm việc: bệnh có thể gặp nhiều ở những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với muối kim loại, đặc biệt alf niken và coban.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh có thẻ gây ra tác dụng phụ làm bùng phát bệnh tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa chân có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo Ths.Bs Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, tổ đỉa ở chân không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Bệnh chủ yếu liên quan đến cơ địa và hệ thống miễn dịch của từng người.

Tuy nhiên, tổ đỉa chân có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ mắc bệnh thì con cháu sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. 

Tổ đỉa ở chân không lây nhiễm cho người khác nhưng bệnh có xu hướng lan rộng đến các vùng da lân cân. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng bội nhiễm.

Bội nhiễm bàn chân do bệnh tổ đỉa thường gây mưng mủ, đau đớn, khó khăn trong đi lại, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thẩm mỹ và tâm lý của người mắc phải. Trường hợp bội nhiễm nặng có thể phải cắt cụt chi. Do đó, người bệnh nên chủ động điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tổ đỉa bàn chân

Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên các bác sĩ có thể dựa vào một số đặc điểm trên da dưới đây để chẩn đoán xác định bệnh:

  • Mụn nước có kích thước từ 1 -3mm, màu trắng hơi đục
  • Mụn mọc trong kẽ ngón chân, bàn chân hoặc gót chân
  • Ngứa ngáy 
  • Có hiện tượng đóng vảy và làm nứt da sau khi vỡ bọng nước
  • Bệnh tái đi tái lại nhiều lần

Cách chữa tổ đỉa ở chân và những lưu ý khi điều trị

Điều trị tổ đỉa tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh gây ra, đồng thời tìm hiểu các tác nhân gây bệnh để giảm thiểu tiếp xúc. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm cả đông y và tây y. Người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau:

Cách trị tổ đỉa ở chân bằng bài thuốc dân gian

Thực tế cho thấy một số loại thuốc dân gian không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả điều trị cao, như:

  • Rượu tỏi: Cả rượu và tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 củ tỏi, bóc sạch vỏ rồi ngâm cùng rượu trắng trong khoảng 7 ngày. lấy rượu xoa đều lên vùng da chân bị tổ đỉa. Thực hiện 2 lần/ ngày.
  • Lá đào: Chuẩn bị 1 nắm lá đào, đem rửa sạch sau đó giã nhỏ, đắp lên vùng bị bệnh trong vòng 30 phút mỗi ngày.
  • Cây đau xương: Lấy dây đau xương rửa sạch, phơi khô, đem sao vàng. Đun sôi với một ít nước, để nguội và uống hằng ngày.
  • Lá lốt: Lấy một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt dùng để uống hằng ngày. 
Tổ đỉa có thể được chữa bằng những nguyên liệu dân gian tại nhà
Tổ đỉa có thể được chữa bằng những nguyên liệu dân gian tại nhà

Lưu ý: Hiệu quả của những phương pháp này còn phục thuộc vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, những mẹo dân gian này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu triệu chứng bệnh nặng hoặc bệnh đã tiến triển thành mãn tính, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Thuốc trị tổ đỉa ở chân

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da, các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn chăm sóc và điều trị vùng da bị tổ đỉa theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, liệu trình thông thường sẽ là:

Điều trị tại chỗ:

  • Với mụn nước đơn thuần chữa vỡ, bôi dung dịch BSI 1% hoặc cồn focmolsalicylic 3%.
  • Với mụn mủ có thể bôi dung dịch thuốc tím Kali Pemanganat 0,01% hoặc  Xanh methylen 1%.
  • Bôi thuốc mỡ chứa Corticoid dạng kết hợp với kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn.
  • Thuốc bôi chống nấm: dùng trong các trường hợp tổ đỉa do nấm da, nấm kẽ chân.
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch: Với những trường hợp gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc bôi corticoid, bác sĩ có thể chỉ định Tacrolimus (thuốc bôi ức chế miễn dịch)
  • Khi các tổn thương đã khô, bôi thuốc mỡ corticoid (Flucinar, Dermovate, Tempovate, Synalar).
  • Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng ánh sáng tia cực tím UVB phổ hẹp.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt sự khó chịu của bệnh như: 

  • Chườm lạnh và chườm ướt để giảm kích ứng: Chườm lạnh vùng da bị viêm ít nhất 15 phút, 2-3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Nên cho đá lạnh vào túi nilon để giữ nhiệt độ lạnh lâu hơn.
  • Thoa thuốc mỡ đặc hoặc kem để dưỡng ẩm da: Thuốc mỡ đặc như sáp dưỡng ẩm (Vaseline), dầu khoáng hoặc chất béo thực phẩm được khuyến khích cho người bị tổ đỉa ở chân vì chúng giúp dưỡng ẩm cho da và tạo lớp bảo vệ da khỏi các yếu tố kích ứng.
Sử dụng cồn BSI trong trường hợp mụn nước chưa vỡ
Sử dụng cồn BSI trong trường hợp mụn nước chưa vỡ

Điều trị toàn thân: 

Các loại thuốc uống bác sĩ có thể kê cho bạn gồm:

  • Thuốc kháng Histamin: loratadin, cetirizin và telfast…. có tác dụng chống dị ứng, giảm phóng thích histamin và cải thiện các triệu chứng .
  • Thuốc kháng sinh: dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm.
  • Thuốc uống chứa corticoid: Nếu bệnh tổ đỉa gây viêm nặng nề, bạn có thể được chỉ định thêm 5 -10 ngày corticoid đường uống. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi có đơn của bác sĩ.
  • Thuốc chống nấm: Griseofulvin, Clotrimazol,… dùng trong trường hợp điều trị chàm tổ đỉa ở chân do nấm da, nấm kẽ chân…

Lưu ý: Các thuốc bôi ngoài da nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Nếu sử dụng thuốc bôi ngoài da kéo dài, trên diện rộng, thuốc có thể hấp thu vào máu, gây ra các tác dụng phụ như dụng đường uống. Một số thuốc uống đặc biệt là kháng sinh, corticoid cần dùng theo đúng liều lượng và thời gian của bác sĩ để tránh gây tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.

Những lưu ý khi điều trị tổ đỉa ở chân

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý qua các hướng dẫn sau:

  • Không gãi ngứa vùng da bị bệnh hoặc thực hiện các tác động trực tiếp lên vùng da này vì có thể gây vỡ mụn nước và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nếu triệu chứng ngứa chân vẫn tái diễn hoặc ngày càng gia tăng, người bệnh có thể dùng đá lạnh hoặc dùng khăn ấm để chườm lên vùng da đó.
  • Một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn thoa thêm một lớp thuốc mỡ sau khi chườm hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm bớt khô da, giảm ngứa ngáy.
Dưỡng ẩm da hằng ngày giúp cải thiện triệu chứng tổ đỉa
Dưỡng ẩm da hằng ngày giúp cải thiện triệu chứng tổ đỉa
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng da, đặc biệt là với người bị viêm da cơ địa
  • Điều trị bằng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
  • Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, hạn chế các hoạt động gây căng thẳng lo âu vì chúng có thể làm bệnh nặng hơn
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để rửa chân, khi rửa cũng không chà xát quá mạnh, có thể làm cho vùng da bị tổn thương nặng nề hơn.
  • Không đi giày quá chật sẽ khiến chân bị bí, mồ hôi không thoát ra được làm cho chân bị ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Luôn giữ cho chân khô ráo, sạch sẽ, không tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, phân bón…. Nếu cần thì phải sử dụng ủng cao su.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin A,C, uống nhiều nước. Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, đồ uống có cồn, và chất kích thích.

Cách phòng bệnh tổ đỉa bàn chân

Để phòng bệnh tổ đỉa ở chân và ngăn ngừa tái phát (ở những trường hợp đã điều trị khỏi trước đó), người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa.
  • Có biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày như: đeo găng tay, đeo khẩu trang, mang ủng… 
  • Cẩn trọng khi lựa chọn những loại dầu gội đầu, sữa tắm, xà phòng, nước rửa bát… Nên chọn những sản phẩm có pH trung tính, ít hương liệu, phụ gia, hóa chất tẩy rửa…
  • Ra ngoài cần mặc ấm, quần áo dài tay để tránh tiếp xúc với các dị nguyên
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về bệnh tổ đỉa ở chân. So với các trường hợp tổ đỉa ở tay, việc điều trị tổ đỉa ở chân thường khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Do vậy, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng ngừa, nhận biết bệnh từ sớm, để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng hơn. 

Thông tin hữu ích

Đánh giá bài viết

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?