Nguyên nhân bệnh tổ đỉa có thể gặp và cách điều trị bệnh tận gốc

Tổ đỉa là một bệnh ngoài da thường gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý người bệnh. Tuy nhiên, đến nay, nguyên nhân  bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng, gây khó khăn trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số yếu tố được coi là nguyên nhân khởi phát và làm nặng thêm bệnh tổ đỉa thường gặp nhất.

Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh tổ đỉa 

Bệnh tổ đỉa còn gọi là chàm tổ đỉa, Eczema bàn tay, bàn chân, Pompholyx hay dyshidrotic eczema là một loại viêm da, được nhận biết bởi các các mụn nước ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh tổ đỉa có thể ảnh hưởng đến lọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở người dưỡi 40 tuổi. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là chưa rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố được coi là nguyên nhân gây bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn như:

  • Do di truyền: Tổ đỉa có thể di truyền trong gia đình và qua nhiều thế hệ khác nhau. Nghĩa là nếu ông bà bị bệnh thì con cháu ở các thế hệ khác nhau cũng có nguy cao mắc bệnh.
  • Do cơ địa: Có khoảng 50% nam giới mắc bệnh tổ đỉa có tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen, mề đay… Một số người mắc hoặc có tiền sử mắc các bệnh viêm gan, đại tràng, thận… cũng có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa. 
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm:  Tình trạng này dễ xảy ra giữa các ngón tay, ngón chân (nấm kẽ). Vi khuẩn, vi nấm có thể tấn công trong quá trình làm việc có tiếp xúc với đất bẩn, nước nản… có thể là nguyên nhân mắc bệnh tổ đỉa.
  • Dị nguyên: Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, các hợp kim, kim loại, thực phẩm, đồ ăn, đồ vật trong nhà, thú cưng, động vật hay thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, các loại đồ dùng sinh hoạt có hóa chất như mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm, dầu gọi, nước rửa bát, nước xả vải, nước lau sàn… cùng có thể làm cho bệnh tổ đỉa xuất hiện.
 
Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh tổ đỉa 
Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh tổ đỉa

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa:

  • Bệnh mồ hôi trộm: Những người bị rối loạn thần kinh giao cảm hoặc làm việc trong môi trường nóng ẩm liên tục khiến vùng da tại lòng bàn tay, bàn chân tăng tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa xuất hiện.
  • Stress: Người thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn. Bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh gặp các vấn đề về cảm xúc, tâm lý.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc tây có tác dụng phụ gây ra các bệnh về da trong đó có tổ đỉa.
  • Dị ứng thực phẩm: Bệnh dễ gặp hơn ở những người bị dị ứng với một số loại thức ăn dễ dị ứng như tôm, cua, ghẹ, ốc, trứng, đậu phộng, đậu nành…
  • Sử dụng lâu dài nguồn nước bị ô nhiễm
  • Môi trường sống  bị ô nhiễm không khi, bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa…
  • Dị ứng với đồ mạ niken, crom, cobalt…

Ths.BS Lê Phương, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông  cho biết : “Tổ đỉa được xem như một thể chàm (eczema). Bệnh gây ra những cơn đau kèm ngứa từ âm ỉ đến dữ dội. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, tổ đỉa có thể gây ra nguy cơ bội nhiễm trên da, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Tổ đỉa còn nguy hiểm hơn nếu biến chứng thành mãn tính, khởi phát đột ngột, tiến triển dai dẳng, tái phát theo chu kỳ, lần sau nặng hơn và rất khó để điều trị dứt điểm.”

Cách điều trị dứt điểm bệnh tổ đỉa hiệu quả

Mục đích của việc điều trị bệnh tổ đỉa là tái tạo và làm lành các tổn thương tại vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị này thường gặp nhiều khó khăn do bệnh dai dẳng và dễ tái phát nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đồng thời hoặc có tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ hóa chất, bụi bẩn và một số loại kháng sinh.

Điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ

Mục đích là điều trị các triệu chứng tại chỗ, chủ yếu là dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm. Bởi các mụn nước do tổ đỉa nếu không được can thiệp, điều trị sớm sau khi vỡ sẽ khiến bệnh lây lan, có thể dẫn đến nhiễm trùng bội nhiễm nguy hiểm và để lại sẹo xấu xí trên da.

Điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ
Điều trị bệnh tổ đỉa tại chỗ

Các phương pháp điều trị thường dùng gồm:

  • Ngâm tay, chân trong dung dịch kali permanganat loãng (1:10.000), còn gọi là thuốc tím trong 10-15 phút một lần hoặc hai lần một ngày, tối đa năm ngày.
  • Chấm BSI 1-3% vào vùng có mụn nước đơn thuần.
  • Chích vỡ ổ mủ/bóng nước trong trường hợp tổ đỉa bị nhiễm khuẩn mọc mủ hoặc mọc bóng nước to, vệ sinh sạch sẽ rồi bôi thuốc chống nhiễm khuẩn  (Milian hoặc eosine).
  • Chiếu tia tử ngoại tại chỗ.

Trị nguyên nhân bệnh tổ đỉa bằng thuốc Tây

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống nấm và chống dị ứng như:

  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Là các loại thuốc kháng sinh dạng kem bôi ngoài da, dạng uống, dùng trong trượng có bội nhiễm.
  • Thuốc chống nấm: Thường dùng Clotrimazole, ketoconazol, Griseofulvin … dạng kem bôi, một số ít dùng dạng uống. 
  • Thuốc chống dị ứng: Chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp.

Các loại thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như viêm loét, xuất huyết dạ day, viêm gan, thận… nếu dùng kéo dài hoặc không đúng hướng dẫn. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định của chuyên gia, bác sĩ.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian dưới đây để điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà:

  • Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối: bằng cách rang nóng một nắm muối hạt to để chà xát lên vùng da bị bệnh.
  • Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt: Thái nhỏ lá lốt đã rửa sạch, sau đó cho vào xay nhuyễn, pha với 30ml nước ấm và lọc lấy nước uống hàng ngày.
  • Trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi: Tỏi bóc sạch rồi ngâm cùng với 300ml rượu trắng đến khi đổi màu. Lấy rượu để rửa vết thương. Bã tỏi đắp lên vết da bị tổ đỉa khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước.
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Theo bác sĩ Lê Phương, các mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa tại nhà khá an toàn và lành tính nhưng hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Vì vậy, nếu quá trình áp dụng không hiệu quả, người bệnh nên nhanh chóng chuyển sang phương pháp chữa khác.

Chữa bệnh tổ đỉa theo Đông y

Theo quan niệm của đông y, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là do phong độc kết hợp với nhiệt và thấp sinh ra bệnh. Đông y chia bệnh tổ đỉa thành 3 thể:

  • Thể phong nhiệt: Bài thuốc: Hoàng cầm, Qui đầu , Sài hồ, Mộc thông, Sinh địa, Sa tiền, Hoàng bá, Long đởm thảo, Bạch truật mỗi loại 8g; Trạch tả, Chi tử, Ngưu bàng, Kinh giới ,  Khổ sâm mỗi loại 12g; Thuyền thoái 6g; Cam thảo 2g. Dạng sắc uống. Kết hợp ngâm rửa và châm cứu.
  • Thể thấp nhiệt: Bài thuốc: Hoàng cầm, Hoàng bá, Bạch tiễn bì, Linh bì, Hoạt thạch, Khổ sâm, Hoàng bá mỗi loại 12g; Sinh địa, Ngân hoa, Thổ phục linh mỗi loại 20 g; Hoàng đằng 8g. Sắc uống. Kết hợp ngâm rửa và châm cứu.
  • Thể mãn tính: Bài thuốc: Qui đầu, Hy thiêm, Bạch thược, Bạch truật, Phòng phong mỗi loại 12g; Thục địa 20g; Xuyên khung, Tật lê,Địa phụ tử,  Hoàng bá, Khổ sâm mỗi loại 8g; Kinh giới 16g ; Thuyền thoái 6g; Tiễn bì 10g. Sắc uống. Kết hợp ngâm rửa và châm cứu.

Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín cho người bị tổ đỉa

Tổ đỉa là chứng bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ gây nên nhiều hệ quả xấu đến sức khỏe và đời sống. Vì vậy khi gặp các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm đến các cơ sở ý tế để khám và chữa trị. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín cho người bị tổ đỉa có thể tham khảo.

Viện Da Liễu Hà Nội Sài Gòn

Viện Da Liễu Hà Nội Sài Gòn trước đây được biết đến là Trung tâm Đông y Việt Nam. Tính đến nay, đơn vị đã có hơn 10 năm hình thành và phát triển, viện nhận được nhiều sự tin tưởng và hài lòng của bệnh nhân trên khắp cả nước. Viện Da liễu Hà Nội Sài Gòn quy tụ đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản như: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – bác sĩ YHCT, bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn – hơn 30 năm kinh nghiệm,…

Thế mạnh của đơn vị là kết hợp thảo dược tự nhiên và các phương pháp hiện đại, mang đến cho người bệnh những dịch vụ tốt nhất. Các bệnh lý được điều trị tại đây bao gồm: Mề đay, Viêm da cơ địa, Vảy nến, Viêm nang lông, Chàm – Tổ đỉa,…

Người bệnh có thể tìm đến khám và chữa trị tại số 123 Hoàng Ngân – Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội (0983 058 939).

Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Phòng khám số 1 hay còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng, thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tại đây có đầy đủ các chuyên khoa bao gồm: Thần kinh, Tiêu hóa, Xương khớp, Da liễu, Tim mạch, Sản phụ khoa, Nhi,… Phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm như: Bác sĩ Trần Thị Thanh Thúy, bác sĩ  Nguyễn Thành,…

Đối với bệnh nhân khi đi khám Da liễu, sẽ được các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương trực tiếp thăm khám. Người bệnh nên sắp xếp thời gian đến đây vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần.

Địa chỉ của Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại số 1 Tôn Thất Tùng – Q. Đống Đa – thành phố Hà Nội (1900 6422).

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc

Đây là một trong các đơn vị khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được nhiều người tin tưởng. Thuốc Dân tộc có đội ngũ y bác sĩ giỏi như: TS.Bs Nguyễn Thị Thư, Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, Lương y Đinh Thị Tuyết Nhung, Lương y Trần Mạnh Xuyên,… Các chuyên khoa điều trị của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc bao gồm: Da liễu, Nội – Tiêu hóa, Xương khớp, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Gout,…

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc

Người bệnh khi đến đây thăm khám được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, với các bài thuốc hay và phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả, đảm  bảo rút ngắn thời gian khỏi bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Địa chỉ cho bệnh nhân tham khảo: 

  • Tại thành phố Hà Nội: Biệt thự B31, 70 Nguyễn Thị Định, Q.Thanh Xuân (024 7109 6699).
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, phường 2, Q. Phú Nhuận (028 7109 699).

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã trải qua 5 đời với hơn 150 năm kế thừa và phát triển, đang dần khẳng định được vị thế của mình trên trong lĩnh vực Y học cổ truyền dân tộc. Hiện nay, nhà thuốc dưới sự quản lý của Lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh, đã có gần 20 năm kinh nghiệm YHCT. Bên cạnh đó, tại đây còn nhiều y bác sĩ giỏi như: Bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm, bác sĩ Trần Hải Long, bác sĩ Trần Thị Oanh,…

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có nhiều bài thuốc hay chữa các bệnh như: Mề đay, Tổ đỉa, Viêm mũi, Xương khớp, Phụ Khoa, Sinh lý nữ, Nam khoa, Bệnh thận,…

Những người bị tổ đỉa có thể đến khám và điều trị tại địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: 37A ngõ 97 Văn Cao, Quận Ba Đình (0963 302 349).
  • Tại Hồ Chí Minh: 100 đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh (0932 088 186).

Một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa

Trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh tổ đỉa, để cho hiệu quả tốt nhất sớm ngăn ngừa bệnh lây lan, diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm…. Nếu bắt buộc phải làm thì cần đeo găng tay bảo vệ.
  • Giữ tay và chân sạch sẽ, khô ráo, cắt sạch móng tay, chân.
  • Không tự ý cạy vảy, chọc mủ tại vùng da bị bệnh.
  • Không ngâm tay, chân hoặc tiếp xúc với nước quá nhiều lần để tránh tạo môi trường thích hợp cho nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, rau xanh, hoa quả…. Tránh xa các chất kích thích nhưu rượu bia, thuốc lá…

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và những cách khắc phục, điều trị bệnh. Hy vọng rằng sẽ giúp ích được bạn. Tuy nhiên, để điều trị bệnh tổ đỉa tốt nhất, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia uy tín để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

XEM THÊM:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?