Top 10 Cách Chữa Tổ Đỉa Dân Gian Tại Nhà An Toàn, Dứt Điểm 2024

Áp dụng những cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà đều đặn có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ, phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng. Có rất nhiều bệnh nhân đã chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian và cho hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay một trong 10 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian phổ biến nhất dưới đây.

Những ưu điểm của cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian 

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là bệnh viêm da, biểu hiện đặc trưng bởi các mụn nước kích thước nhỏ, tập trung ở bàn tay, bàn chân đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh phát triển theo giai đoạn, chu kỳ, có đặc tính dai dẳng, dễ tái phát. 

Hiện nay có rất nhiều cách chữa tổ đỉa, nhưng các phương pháp dân gian vẫn được khá nhiều người ưu tiên, áp dụng. Việc dùng các mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà mang lại nhiều ưu điểm như: 

  • Nguyên liệu dễ tìm, an toàn và ít gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, ít tốn kém chi phí.
  • Phương pháp thực hiện đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng
  • Hiệu quả tốt với giai đoạn sớm của bệnh, giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát bên ngoài hiệu quả

Chính vì vậy, các phương pháp chữa tổ đỉa bằng dân gian được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.

10 cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà từ các nguyên liệu thiên nhiên đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Chữa chàm tổ đỉa bằng lá trầu không

Trầu không là vị thuốc Nam quý có vị cay, tính ấm, thường được biết đến với tác dụng diệt khuẩn. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng tinh dầu cao trong lá trầu không cho tác dụng ức chế mạnh với tụ cầu, trực trùng coli, song cầu khuẩn và vi khuẩn subtilis.

Bên cạnh đó, trầu không còn có tác dụng chống ngứa, giảm đau, chỉ thống, khu phong, tán hàn, hành khí… Thực hiện các mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không sẽ giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục, giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Trầu không có tác dụng chống ngứa, giảm đau và tăng cường làm lành da
Trầu không có tác dụng chống ngứa, giảm đau và tăng cường làm lành da

Các mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không thường được áp dụng là:

  • Ngâm rửa tay chân bị bệnh với nước lá trầu không: Có thể ngâm đơn lẻ trầu không, ngâm với phèn chua hoặc gừng tươi để rửa chân tay hằng ngày.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lá trầu muối lên vùng da bị bệnh: Giã trực tiếp lá trầu không với muối biển và đắp hỗn hợp này lên da để khoảng 10 phút.
  • Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng tươi: Giã nát lá trầu không cùng tỏi. Trộn với khoảng 100ml nước, ép lấy nước. Dùng nước ép này thoa lên vùng da bị tổ đỉa tổn thương.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng muối biển (muối hạt)

Muối biển có đặc tính sát trùng, giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Tận dụng loại nguyên liệu có sẵn tại nhà này có thể giúp giảm ngứa, chống sưng nề và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da.

Cách thực hiện: 

  • Rang nóng 2 – 3 thìa muối hạt.
  • Đợi muối nguội bớt thì cho vào túi vải.
  • Chườm trực tiếp túi vải chứa muối hạt còn nóng ấm lên lòng bàn tay, bàn chân để giảm ngứa.
  • Áp dụng 1 -2 lần/ ngày.

Khoa học đã chứng minh rằng, nhiệt độ nóng từ muối biển có thể đánh lừa dây thần kinh cảm giảm không nhận tín hiệu ngứa rát tại da. Từ đó, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng tỏi

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa hiệu quả. Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác ức chế vi nấm gây nấm da và nấm kẽ chân – một trong những nguyên nhân gây bùng phát bệnh chàm tổ đỉa.

Cách sử dụng như sau:

  • Bóc vỏ một vài củ tỏi tươi và cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu ngập tỏi trong bình.
  • Ngâm khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được.
  • Lấy một ít dịch rượu thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Mát xa nhẹ nhàng để không làm vỡ các mụn nước hoặc không gây tổn thương cho da.
  • Để trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch.
Tỏi kết hợp với rượu trắng giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa
Tỏi kết hợp với rượu trắng giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa

Lưu ý: Cách làm này chỉ nên áp dụng với những trường hợp mụn nước chữa vỡ và chưa có bội nhiễm. Rượu tỏi chứa axit và cồn có thể gây đau rát và xót ở vùng da bị tổn thương.

Cách chữa bệnh tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá lốt

Cũng như trầu không, lá lốt cũng là một vị thuốc Nam có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh hàn. Tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da. Người ta thường dùng lá lốt để ngâm rửa giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách: 

  • Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng.
  • Vò nát lá lốt cho vào nồi.
  • Thêm nước và đun sôi khoảng 5 phút là được. 
  • Dùng nước này để ngâm tay chân mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi hết bệnh.

Ngoài phương pháp ngâm rửa lá lốt còn được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách uống trực tiếp, chà xát lên da, mát xa bằng rượu – lá lốt hoặc bằng các món ăn.

Trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng chanh

Đây cũng là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Phương pháp trị tổ đỉa tận gốc bằng chanh thường áp dụng với những người bị bệnh do tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Tình trạng này không chỉ gây bùng phát bệnh mà còn kích thích da gây ngứa ngáy, sưng viêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đó, lượng axit citric và vitamin C trong quả chanh sẽ giúp làm thông thoáng vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn giúp kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy quá trình tăng sinh, tái tạo da và ngừa bệnh tái phát.

Chanh cũng là một nguyên liệu chữa bệnh tổ đỉa rất tốt
Chanh cũng là một nguyên liệu chữa bệnh tổ đỉa rất tốt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, lau khô vùng da bị tổn thương.
  • Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với một ít nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và để trong 10 phút.
  • Rửa lại với nước ấm, lau khô bằng khăn bông mềm và dưỡng ẩm da.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân, tay bị tổ đỉa với nước muối để làm sạch vùng da bị tổn thương và cải thiện các triệu chứng.

Chanh chứa nhiều axit nên có thể gây cảm giác xót, khó chịu. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chỉ có các mụn nước đơn thuần, chữa vơ và lở loét. 

Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng gừng tươi

Theo một số nghiên cứu hiện đại, một số hoạt chất trong gừng tươi có tác dụng kìm hãm một số loại vi khuẩn. Các hoạt chất như Zingerone và Gingerol còn có tác dụng ức chế quá trình tạo thành Prostaglandin – một thành phần trung gian trong các phản ứng viêm. Do đó, gừng thường xuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 củ gừng tươi, cắt thành lát.
  • Đun sôi 2 lít nước và thả gừng đã thái lát vào.
  • Để sôi thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước gừng vào thau và cho thêm một ít nước lạnh để giảm bớt nhiệt độ của thau nước.
  • Dùng nước gừng ngâm rửa tay chân để giảm ngứa, giảm viêm và ngừa bội nhiễm ngày 1 – 2 lần.

Lạm dụng mẹo dân gian chữa tổ đỉa và nhận “kết đắng”

Chị Nguyễn Thị Mơ (42 tuổi) ở phường Tứ Liên, Hà Nội, bị tổ đỉa cho thường xuyên đi chân trần làm việc ngoài vườn rau. Được chồng mách nước “có nhiều người bị rồi, đều chữa bằng cây nhà lá vườn”, chị đã dùng trầu không và rau răm đun nước để ngâm chân mỗi tối. Thời gian đầu, chân thực sự đỡ ngứa hơn sau mỗi lần ngâm. Tuy nhiên, đến khi chị chọc mụn nước ra với mong muốn để nước lá ngấm vào sẽ nhanh khỏi hơn thì mới hoảng hồn. Bởi những vùng da sau khi mụn nước bị vỡ khô lại, tạo thành các vết nứt khá đau, cộm cực kỳ khó chịu. Không chỉ có vậy, chị còn bị sốt nhẹ, vùng bẹn xuất hiện hạch, lúc này chị mới ý thức được sự nguy hiểm và đi khám.

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy

Củ ráy chứa một lượng lớn hoạt chất Flavonoid. Chất này vừa có khả năng chống oxy hóa, vừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm chậm quá trình viêm nhiễm của da. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình hồi phục của vùng da bị tổn thương, làm cho chúng mau lành hơn, giảm bớt những cơn ngứa ngáy, khó chịu do tổ đỉa gây nên.

Củ rát được sử dụng phổ biến trong dân gian để trị bệnh tổ đỉa
Củ rát được sử dụng phổ biến trong dân gian để trị bệnh tổ đỉa

Cách thực hiện:

  • Lấy củ ráy rửa thật sạch và gọt bỏ vỏ.
  • Cắt thành từng miếng mỏng rồi đem giã thật nát.
  • Đun sôi một chút nước rồi cho củ ráy vào. Tiếp tục đun sôi thêm 0 phút nữa để tinh chất trong củ ráy tan ra trong nước.
  • Đợi nhiệt độ của nước củ ráy giảm bớt thì cho tay, chân vào ngâm rửa nhẹ nhàng.

Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá đào

Phương pháp này ít phổ biến trong dân gian hơn nhưng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa thì không thể coi thường. Theo giải thích của y học cổ truyền, lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và kháng khuẩn rất tốt. Dùng loại thảo dược này mỗi ngày có thể giảm nhẹ các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá đào tươi.
  • Vò nát và cho vào nồi đun sôi 3 – 5 phút.
  • Đổ nước lá đào ra thau, chậu sach, để nguội bớt.
  • Dùng nước này để ngâm rửa tay chân 1 – 2 lần/ngày.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA BẠN ĐANG GẶP PHẢI

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Dùng lá khế chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Cùng với khế là loại quả ngon, được nhiều người yêu thích thì lá khế cũng là nguyên liệu tuyệt vời được sử dụng trong nhiều bài thuốc của dân gian. Đặc biệt, loại lá này rất phù hợp với những bệnh lý liên quan tới da liễu, cụ thể là bệnh tổ đỉa.

Với hoạt tính mát và thanh, lá khế còn chứa nhiều chất sát khuẩn được y học dân gian lưu truyền. Theo đó, việc sử dụng lá khế sẽ giúp diệt khuẩn tốt ở vùng da bị tổ đỉa, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Cách 1: Nấu nước lá khế ngâm rửa chân tay

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và vò nát. Tiếp theo, đem lá đi đun sôi với lượng nước phù hợp. Bạn bỏ thêm một chút muối vào trong khi nấu.
  • Khi nước đã sôi, chúng ta tắt bếp và đổ ra chậu, để nước nguội bớt và ngâm chân, tay vào trong nước, dùng nước để rửa nhẹ nhàng.
  • Bạn có thể dùng bã lá khế để chà nhẹ nhàng lên những vùng da đang bị tổ đỉa giúp tăng cường hiệu quả hơn.

Cách 2: Sử dụng lá khế để đắp lên vùng da bị tổn thương

  • Người bệnh cần chuẩn bị một ít lá khế, rửa sạch và đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Trong khi giã, bạn cho thêm vào khoảng 2 thìa nước cốt chanh.
  • Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da đang bị tổ đỉa. Để nguyên trong khoảng 30 phút và rửa lại với nước sạch.
  • Cách làm này có thể áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp chúng ta giảm các triệu chứng của bệnh thật hiệu quả.

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian từ dây đau xương

Người bệnh tổ đỉa có thể dùng dây đau xương để chữa bệnh theo cách sau:

  • Lấy dây đau xương rửa sạch, phơi khô, đem sao vàng. Có thể bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần lấy một ít dây đau xương đã sao vàng cho vào nồi nước nấu lên để các tinh dầu, hoạt chất trong dây tan ra trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để uống.
  • Uống hằng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Những lưu ý khi chữa tổ đỉa tại nhà bằng phương pháp dân gian

Các chữa bệnh tổ đỉa dân gian tại nhà có nhiều ưu điểm lành tính, an toàn, ít tốn kém và dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp này thường được dùng để hỗ trợ điều trị do có hiệu quả chậm, cần thời gian sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, tức là một vài trường hợp không nhận thấy cải thiện khi áp dụng. Một vài trường hợp khác có thể gặp phải tình trạng dị ứng, mẫn cảm và nhiễm trùng do cơ địa hoặc thực hiện không đúng cách.

Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian có nhiều ưu điểm và nhược điểm
Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian có nhiều ưu điểm và nhược điểm

Vì vậy, khi áp dụng các cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà, bạn nên lưu ý: 

  • Chỉ áp dụng các mẹo dân gian này khi chỉ có mụn nước đơn thuần, chưa có bội nhiễm. Với trường hợp tổ đỉa đã có bội nhiễm, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
  • Mẹo dân gian chủ yếu tận dụng từng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà nên tác dụng khá chậm, phụ thuộc nhiều yếu tố. Do vậy, bạn cần áp dụng đều đặn trong một thời gian dài để nhận thấy tiến triển rõ rệt.
  • Trong quá trình áp dụng, người bệnh nên thoa tác nhẹ nhàng để tránh tác động làm tổn thương nặng hơn đến các vùng da đang bị viêm nhiễm.
  • Tổ đỉa là bệnh dễ tái phát theo chu kỳ trở thành mãn tính. Vậy nên, ngoài những phương pháp dân gian kể trên, người bệnh cũng nên phối hợp sử dụng thuốc hoặc quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) và xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, dưỡng da 2 lần/ngày.
  • Cẩn trọng khi lựa chọn và tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng và hóa chất. Nếu cần thiết, hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, găng tay, ủng….
  • Tránh mang giày chật. Lựa chọn giày có chất liệu thấm hút mồ hôi, thông thoáng và vừa kích cỡ.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm của bạn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, hạn chế dầu mỡ, thực phẩm dị ứng, uống nhiều nước và nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp.

Trên đây là những cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà đang được áp dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Các mẹo dân gian này có độ an toàn cao, dễ thực hiện và ít tốn kém. Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu xảy ra bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên ngừng sử dụng và đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Thông tin hữu ích:

4.8/5 - (6 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?