Bệnh Tổ Đỉa Kiêng, Ăn Gì Để Nhanh Khỏi? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Bởi một chế độ ăn hợp lý có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, làm giảm ngứa rát, rút ngắn thời gian điều trị và ngược lại. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia, bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bệnh nhân tổ đỉa nhanh chóng hồi phục.

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?

Dị ứng thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh tổ đỉa. Vì vậy, để quá trình điều trị bệnh tổ đỉa mang lại hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát thì bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? – Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm bạn cần tránh:

Thực phẩm có mùi tanh

Người bị bệnh tổ đỉa không nên ăn các thực phẩm có mùi tanh như cua, cá, tôm, trứng… Bởi các thực phẩm này có chứa rất nhiều các “protein lạ” và hoạt chất trimelylamin NH(CH3) có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch, gây nên các phản ứng quá mẫn và khiến tình trạng bệnh tổ đỉa chuyển biến nặng hơn.

Nhộng tằm

Đây cũng là một nhóm thực phẩm có hàm lượng dồi dào chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng đạm trong nhộng tằm rất cao, dễ tiêu hóa và không gây độc cho cơ thể. 

Người bệnh tổ đỉa nên tránh xa nhộng tằm
Người bệnh tổ đỉa nên tránh xa nhộng tằm

Tuy nhiên, đối với người bị tổ đỉa, nhộng tằm có thể gây ra những phản ứng kích ứng đến da và khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không nên ăn loại thực phẩm này.

Bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì – Thịt chó

Thịt chó chứa một lượng lớn đạm và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. 

Tuy nhiên, do hàm lượng đạm cao hơn rất nhiều những loại thịt thông thường khác có thể kích thích hệ miễn dịch làm việc và có thể kích thích phản ứng viêm nhiễm. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh tổ đỉa, khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nên nghiêm trọng hơn.

Nhóm thực phẩm có chứa nhiều Salicylates

Salicylates là một thành phần tự nhiên có trong khá nhiều loại rau xanh, trái cây, trà, cà phê, gia vị, các dòng hạt,… Nhiều người không biết rằng, thành phần này cũng có khả năng gây ra dị ứng khá cao, kích thích những trường hợp viêm da mãn tính bị bùng phát trở lại.

Khi bị mắc chứng dị ứng với thực phẩm có chứa Salicylates, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu như: Nổi mề đay, mất ngủ, trào ngược dạ dày, đầy hơi, đau khớp, phát ban, ngứa da và bùng phát cả chứng bệnh chàm tổ đỉa. 

Vì chất Salicylates có trong không ít các loại thực phẩm nên chúng ta sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn hàng ngày. Do đó, người bệnh cần tới gặp các bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn kiêng Salicylates.

Một số loại thực phẩm có chứa chất này ở hàm lượng cao cần phải tránh là: Đậu phộng, khoai lang, bạc hà, dầu ô liu, bơ, quả mơ, táo, anh đào, nho, kiwi, lựu, mận, ớt, củ cải, cà chua, bí, măng tây, dưa leo,…

Thịt gà và da gà

Thịt gà cũng tương tự như thịt chó, hàm lượng protein cùng tính ấm của loại thịt này khá cao nên thường dẫn đến tình trạng kích thích hệ miễn dịch ở một số người, gây ra nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân. Đây là nguyên nhân khiến người bị bệnh tổ đỉa nên nói không với thịt gà.

Thịt gà và da gà có thể làm nặng hơn các phản ứng dị ứng da
Thịt gà và da gà có thể làm nặng hơn các phản ứng dị ứng da

Bên cạnh đó, da gà cũng chứa một số thành phần dễ gây kích ứng cho làn da, vì thế, người mẫn cảm, người bệnh tổ đỉa cũng nên tránh xa loại thực phẩm này.

Bị tổ đỉa kiêng ăn thực phẩm chứa Gluten

Gluten là một loại protein có nhiều trong các loại lúa mì, lúa mạch. Bác sĩ Lê Phương cho biết, đây cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích các phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Bởi khi gluten đi vào cơ thể, chúng có thể làm suy giảm chức năng bảo vệ của thành ruột. Từ đó giải phóng các thành phần tồn tại ở đây đi vào máu và gây ra dị ứng. 

Vì vậy, đối với những người mắc bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa cần phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều gluten để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm thực vật rất dồi dào, có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân làm bùng phát các phản ứng dị ứng ngoài da, nhất là ở những người có cơ địa mẫn cảm. 

Đậu nành có hàm lượng protein cao, có thể gây ra các phản ứng dị ứng
Đậu nành có hàm lượng protein cao, có thể gây ra các phản ứng dị ứng

Vì vậy, những bệnh nhân đang mắc hoặc có tiền sử bị bệnh lý về da như tổ đỉa, chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng… nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.

Cua đồng

Cua đồng là nguyên liệu ưu thích để chế biến các món ăn truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn thích hợp cho người bệnh tổ đỉa. Nguyên nhân do cua đồng chủ yếu sống dưới đầm lầy, có khả năng tiêu thụ một lượng lớn hóa chất độc hại, phổ biến là lưu huỳnh và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, các protein lạ có trong cua đồng cũng đóng vai trò như những dị nguyên. Khi vào cơ thể chúng sẽ làm tăng nguy cơ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra phản ứng dị ứng. Nhẹ có thể gây ban sởi, ngứa ngáy ngoài da. Nặng hơn, có thể gây co thắt khí phế quản, suy hô hấp, tử vong. Do vậy, những người bị tổ đỉa hoặc có cơ địa dị ứng, mẩn cảm nên tránh xa các món ăn chế biến từ cua đồng.

Cần kiêng đồ cay nóng nhiều gia vị

Theo Đông y, các gia vị như ớt, tỏi, gừng, tiêu… đều có tính nóng. Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng các loại gai vị này sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gia tăng phản ứng viêm, gây ngứa ngáy và làm chậm quá trình phục hồi của da. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tổ đỉa nên hạn chế sử dụng các loại gia vị này trong chế biến món ăn hằng ngày.

Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa

Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, đồ ngọt chứa đường tinh chính là nhóm thực phẩm gây tác động xấu đến cơ thể, không riêng bệnh tổ đỉa. Nhóm thực phẩm này chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng sản sinh gốc tự do, kích thích các phản ứng viêm, làm triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bị tổ đỉa nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ
Bị tổ đỉa nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ

Để tránh những tác động xấu đến quá trình điều trị và hồi phục, người bệnh tổ đỉa nên thay thế đường tinh chế bằng đường tự nhiên (mật ong, đường trái cây…) và chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật.

Các chất kích thích

Rượu bia, cà phê, thuốc lá và những chất kích thích khác là tác nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan, phổi và tim mạch. Không chỉ gây tổn hại nội tạng, các chất kích thích này khi vào cơ thể có thể trực tiếp phá vỡ các tế bào Mast, giải phóng histamin và nhiều hoạt chất trung gian gây dị ứng.

Ngoài ra, các chất này còn có thể ức chế quá trình chuyển hóa và đào thải histamin được hấp thu từ thức ăn, do đó làm tăng nồng độ của hoạt chất này trong cơ thể, làm nặng thêm tình trạng dị ứng.

Người bệnh tổ đỉa nên ăn gì?

Theo bác sĩ Lê Phương, bên cạnh việc kiêng khem những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu lên quá trình điều trị tổ đỉa, người bệnh cũng nên chú ý bổ sung tăng cường một số thực phẩm có lợi. Những thực phẩm này sẽ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp giảm phản ứng viêm, tăng cường tái tạo và làm lành các tổn thương da, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Một số nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung thường xuyên gồm:

Rau xanh, trái cây tươi

Rau củ quả là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ… có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là với những người bị tổ đỉa. Tăng cường bổ sung rau xanh, củ, trái cây tươi trong thực đơn hằng ngày sẽ góp phần cải thiện triệu chứng ngứa rát và rút ngắn thời gian điều trị bệnh tổ đỉa. Một số nhóm rau xanh, trái cây nên ăn gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, khoai lang, dưa đỏ, cà rốt, lá rau có màu xanh thẫm… Giúp cơ thể sản sinh ra các kháng thể loại lympho giúp chống viêm, tăng sức đề kháng.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Chuối, bơ, bí ngô, rau xanh… Tăng khả năng tái tạo tổn thương da nhờ tăng sinh tế bào.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây họ cam, quýt, ổi dâu tây, dứa, chanh…Chứa chất kháng histamin, giúp tăng tái tạo da, cải thiện sắc tố da, tăng độ đàn hồi cho da, làm mờ sẹo…
  • Thực phẩm giàu flavonoid: Việt quất, mâm xôi, cải xoăn, súp lơ, rau bina…Là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp đẩy lùi phản ứng viêm, tăng sức đề kháng.
Các loại thực phẩm người bệnh tổ đỉa nên tăng cường
Các loại thực phẩm người bệnh tổ đỉa nên tăng cường

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của cơ thể. Bổ sung đầy đủ kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa các vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó, kẽm còn tham gia vào quá trình sản sinh tế bào và tái tạo mô, từ đó hỗ trợ làm lành các tổn thương da nhanh chóng.

Các thực phẩm chứa nhiều kẽm người bệnh tổ đỉa nên ăn gồm: Thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh và các loại đậu…

Thực phẩm chứa men vi sinh

Men vi sinh, lợi khuẩn hay probiotics là những vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình tiêu hóa, miễn dịch, giúp tăng cường đào thải histamin từ thức ăn, giảm bớt các phản ứng viêm và dị ứng. 

Một số loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh người bệnh tổ đỉa có thể sử dụng là: Súp miso, phomat lên men, sữa chua không đường…

Uống nhiều nước

Thiếu nước là nguyên nhân khiến da khô, dẫn đến các vấn đề về da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Cung cấp đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào thể trạng sẽ góp phần giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da, bong tróc và ngứa ngáy.

Ngoài ra, nước còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài, giúp da dẻ khỏe mạnh và phòng ngừa được nhiều bệnh lý ngoài da khác.

Những lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị tổ đỉa

Theo bác sĩ Lê Phương, bên cạnh việc lựa chọn và xây dựng cho mình chế độ ăn hợp lý, lành mạnh, người bệnh tổ đỉa cũng nên lưu ý một số điểm trong việc chế biến thức, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Các lưu ý bao gồm:

  • Chế biến thức ăn thanh đạm, ưu tiên các dạng thức ăn chứa nhiều nước, ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không kiêng khem quá mức gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân gây có thể làm triệu chứng bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn xăng, dầu mỡ, hóa chất độc hại, xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa, lông động vật, mủ thực vật, phấn hoa… Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, bạn nên có các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, găng tay, mang ủng…
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ và có biện pháp chăm sóc da hợp lý. 
  • Dưỡng ẩm da tay, da chân 2 lần/ ngày. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng da, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Thận trọng khi lựa chọn các loại dầu gội đầu, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa không chứa cồn, chất tẩy rửa mạnh.
  • Không dùng tay cào, gãi hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương để tránh vi khuẩn, nấm xâm nhập vào gây nhiễm trùng da, nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng máu.
Cào, gãi hoặc tác động lên vùng da bị bệnh có thể làm tăng các tổn thương da
Cào, gãi hoặc tác động lên vùng da bị bệnh có thể làm tăng các tổn thương da
  • Thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tiến triển bất thường, bệnh nhân nên đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra.

Ngoài ra, nếu như chỉ tập trung chú ý đến những món ăn cũng như là chế độ ăn uống thì bệnh tình sẽ cần mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục, bên cạnh đó còn chưa kể đến tình trạng làn da bị tổn thương lâu dài sẽ để lại những vết sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì thế, người bệnh cần kết hợp hài hòa giữa việc ăn uống và dùng thuốc điều trị. 

Bài viết trên đây đã giải quyết thắc mắc của rất nhiều độc giả về vấn đề người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hi vọng với những câu trả lời của bác sĩ Lê Phương, bạn đọc có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp, giúp bệnh nhanh chóng khỏi và ngừa tái phát về sau. Cùng với đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh, nên đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

XEM THÊM:

5/5 - (4 bình chọn)

ĐỌC NGAY

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?