Thoái Hóa Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp tay là một bệnh xương khớp thường gặp, chiếm tỉ lệ 14% và đứng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Thoái hóa khớp tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay

Bàn tay là cơ quan phải hoạt động và phải chịu rất nhiều áp lực. Do vậy, rất dễ mắc phải tình trạng thoái hóa khớp tay.
Nhìn chung, thoái hoá khớp tay được gây ra bởi những nguyên nhân sau:

Độ tuổi

Càng lớn tuổi, quá trình lão hoá tự nhiên càng diễn ra nhanh chóng. Thoái hoá khớp tay nói chung cũng như thoái hoá khớp khuỷu tay, bàn tay, ngón tay nói riêng, thường hay gặp ở độ tuổi từ 55 trở lên.

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của bệnh. Vì lúc này, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp giảm sút, bao khớp thiếu chất nhầy, dịch khớp khô. Từ đó mà làm ma sát tăng, sụn bị bào mòn và va chạm với nhau gây đau đớn, đồng thời cũng làm hình thành nhiều gai xương nhỏ.

Chấn thương, tai nạn

Một số chấn thương hoặc tiền sử chấn thương liên quan tới khớp tay như trật khớp, gãy xương, căng cơ, bong gân,… là nguy cơ cao khiến bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.

Đặc trưng công việc

Những người hoạt động bàn tay nhiều như phụ nữ làm công việc nội trợ, công nhân khuân vác,… càng dễ mắc bệnh. Thoái hóa khớp hay gặp ở bàn tay, ngón tay bên vận động nhiều hơn. Khi bị bệnh, các khớp ở bàn tay thuận cũng có biểu hiện nặng hơn, biến dạng đa khớp nhiều hơn.

Virus, vi khuẩn xâm nhập

Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào vùng khớp ở tay sẽ rất dễ gây viêm. Phản ứng viêm làm màng xung quanh khớp cổ tay, ngón tay sinh ra TNF-alpha – chất gây bệnh thoái hóa khớp.

Tiền sử bệnh lý xương khớp

Thoái hóa khớp bàn tay cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường,…Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay sẽ tác động tới các dây thần kinh ở cổ tay, gây tê nhức và thoái hoá tại vị trí này.

Một hội chứng khác là De Quervain làm viêm bao gân cơ cũng là nguy cơ cao gây thoái hóa khớp cổ tay.

Dinh dưỡng không đủ

Khi các vi chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ, nhất là thiếu hụt canxi ở phụ nữ, trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng là một nguyên nhân thường gây thoái hóa khớp ở bàn tay, ngón tay.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó tuổi tác là yếu tố nguy cơ cao nhất
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó tuổi tác là yếu tố nguy cơ cao nhất

Các vị trí thoái hóa điển hình? Triệu chứng thường gặp

Bàn tay phải là vị trí hay bị thoái hóa hơn cả vì đa số chúng ta đều thuận tay phải, dùng tay phải nhiều hơn trong công việc và sinh hoạt.

Trong số các ngón tay thì ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa thường bị bệnh nhất. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón thì tỷ lệ thoái hoá ở khớp gốc ngón tay là cao nhất. Do đây là khớp có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật nên dễ bị tổn thương hơn.

Người bệnh bị thoái hóa khớp tay có các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau khớp: Bệnh nhân thường bị đau khớp bàn tay một bên hoặc cả hai bên. Đau khi vận động, đau tăng lên khi nắm bán tay lại, mặc quần áo, cài khuy áo,… và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp và có tiếng lạo xạo trong khớp: Cứng khớp là dấu hiệu thường gặp sau khi nghỉ ngơi. Nhất là vào buổi sáng, sau khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng trong vòng từ 15 – 30 phút. Đây là biểu hiện của rỉ khớp bị phá huỷ và làm phát tiếng tiếng lạo xạo khi cử động các khớp.
  • Vận động khó khăn: Ở giai đoạn muộn, có khoảng ⅓ bệnh nhân có các ngón tay và cổ tay bị biến dạng. Khoảng 50% số bệnh nhân thoái hoá khớp tay bị cản trở trong quá trình cầm nắm, xách đồ và gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân.

Thoái hóa khớp tay gây nên những vấn đề gì?

Thoái hoá khớp tay gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Biến dạng khớp tay: Thoái hóa khớp chắc chắn gây ra biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp. Do sự hình thành của các gai xương trong khớp, do lệch trục khớp hoặc do thoát vị màng hoạt dịch.
  • Mất hoàn toàn khả năng vận động tay: Thoái hoá làm người bệnh cảm thấy đau đớn dẫn đến lười vận động. Lâu dần với tình trạng như vậy, các khớp cứng và co lại, giảm khả năng linh hoạt khi vận động. Cùng với đó là tình trạng teo cơ khiến các cơ ở bàn tay yếu đi rất nhanh. Đây là lý do chính khiến bàn tay dễ bị bại liệt, tàn phế, kèm theo các hội chứng chèn ép dây thần kinh và tủy sống nguy hiểm.
  • Dẫn đến các bệnh lý khác: Thoái hóa khớp tay dẫn đến các bệnh lý khác liên quan như gai khớp, ung thư xương và các bệnh nhiễm khuẩn khiến cho hệ thống xương khớp bị phá hủy. Nhiều trường hợp nặng đã thấy xuất hiện nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp tay

Với căn bệnh thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay, khuỷu tay, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình chữa trị bệnh diễn ra suôn sẻ hơn.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Điều trị bằng Tây y

Các phương pháp điều trị bằng Tây y đề hướng đến mục tiêu bảo tồn chức năng xương khớp và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh gây biến chứng teo cơ, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường,…

Dùng thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị phổ biến được kê là:

  • Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, acetaminophen, aspirin, tramadol,…
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAID: Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Piroxicam, Meloxicam,…
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống trầm cảm.

Các thuốc này giúp kiểm soát được triệu chứng đau nhức khớp, sưng tấy, nóng đỏ, cứng khớp do bệnh gây ra. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu, nếu bệnh nhân lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phẫu thuật

Với các trường hợp ở giai đoạn nặng, khi các phương pháp khác không còn tác dụng, người bệnh thoái hoá khớp sẽ được chỉ định phẫu thuật.

  • Phẫu thuật dự phòng: Mục đích giúp cân bằng tình trạng xương khớp tại bàn tay, cổ tay và duy trì hoạt động khớp.
  • Phẫu thuật bảo tồn: Để phục các chức năng của khớp, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
  • Phẫu thuật thay thế: Khi các khớp không còn đảm nhiệm được chức năng thông thường và gây nhiều viêm nhiễm liên quan, các bác sĩ sẽ tiến hành thay thế các khớp bị thoái hóa.

[pr_middle_post]

Phẫu thuật là chỉ định điều trị cuối cùng, khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng mong muốn
Phẫu thuật là chỉ định điều trị cuối cùng, khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng mong muốn

Bài tập cho người thoái hóa khớp tay

Dưới đây là các bài tập trị liệu được thiết kế bởi các chuyên gia để khắc phục tình trạng thoái hoá khớp tay:

Luyện tập khớp từng đốt tay

  • Bước 1: Bệnh nhân đặt một bàn tay lên mặt bàn, bàn tay còn lại đặt lên trên để cố định thẳng các ngón tay và chừa một đốt ngón tay cuối cùng.
  • Bước 2: Dần dần co lên và duỗi thẳng các đốt ngón tay cuối cùng, sau đó nhẹ nhàng lần lượt đến các đốt ngón tay còn lại.

Luyện tập các khớp ngón tay

  • Bước 1: Bệnh nhân mở bàn tay ra, dùng ngón cái lần lượt chạm vào các chạm vào các ngón còn lại.
  • Bước 2: Thực hiện lần lượt từ ngón trỏ, ngón giữa rồi đến ngón áp út và cuối cùng là ngón út. Thực hiện động tác lặp đi lặp lại ở từng bàn tay.

Luyện tập cơ bàn tay

  • Động tác 1: Bệnh nhân dùng một quả bóng nhỏ và luyện tập bóp hàng ngày.
  • Động tác 2: Người bệnh giữ cánh tay thẳng, sau đó mở bàn tay ra rồi nắm chặt lại, thực hiện động tác này lặp đi lặp lại.
  • Động tác 3: Bệnh nhân duỗi thẳng bàn tay, rồi uốn cong ngón tay cái về phía ngón út, Sau đó quay về trí ban đầu. Thực hiện động tác này lặp đi lặp lại để có kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể giảm đau cục bộ bằng cách:

  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể sử dụng một túi chườm nước đá chườm lên vị trí bị đau trong khoảng 15 – 20 phút để giảm đau nhức, sưng viêm và hạn chế tình trạng tổn thương các mô.
  • Dùng băng, nẹp: Dùng biện pháp này để cố định cổ tay, khuỷu tay bị thoái hóa. Mục đích là giảm áp lực lên vùng cánh tay, hạn chế tác động vào vị trí bàn tay bị thoái hoá, viêm nhiễm.
Các bài tập vật lý trị liệu đã được thiết kế rất chi tiết, người bệnh nên tập luyện đều đặn
Các bài tập vật lý trị liệu đã được thiết kế rất chi tiết, người bệnh nên tập luyện đều đặn

Một số lưu ý cho bệnh nhân thoái hóa khớp tay

Trong quá trình điều trị thoái hoá khớp tay và phòng ngừa các biến chứng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

  • Những người vận động nhiều ở bàn tay, cổ tay như làm việc tay chân, nội trợ,.. cần tránh lao động nặng trong thời gian dài, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ.
  • Mỗi buổi sáng ngủ dậy nên tập luyện nhẹ nhàng ở các khớp ngón tay, bàn tay và cổ tay để các khớp được dẻo dai linh hoạt.
  • Nên ngâm bàn tay và cổ tay vào nước muối sinh lý ấm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Có các biện pháp kiểm soát cân nặng để dự phòng bệnh.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các dưỡng chất cho bệnh thoái hoá khớp như canxi, glucosamine, chondroitin,…
  • Khi mắc các bệnh về chuyển hoá như đái tháo đường, cao huyết áp,… hoặc bị chấn thương ở bàn tay, ngón tay, khuỷu tay cần phải điều trị dứt điểm ngay theo chỉ định của thầy thuốc.

Tay là bộ phận phải hoạt động và chịu nhiều áp lực trong sinh hoạt và làm việc. Do vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào của thoái hóa khớp tay, bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán, can thiệp và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?