Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Đông Y Hiệu Quả 2020

Thoái hóa khớp gối là một dạng bệnh viêm khớp phổ biến và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ngay cả với những người trẻ tuổi. Vì vậy việc tìm ra cách chữa bệnh phù hợp là rất quan trọng. Hiện nay điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y đang là phương pháp trị liệu hiệu quả được nhiều người tin tưởng.

Bệnh thoái hóa khớp gối theo quan điểm đông y

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị hao mòn, biến mất hoặc rách nứt. Khi đó các đầu xương trong khớp bị va chạm vào nhau gây đau đớn, cứng khớp và làm hạn chế khả năng di chuyển. Thoái hóa khớp gối còn thúc đẩy sự hình thành của gai xương trên khớp gối và có thể dẫn đến bệnh gai khớp gối rất khó chữa trị.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y lành tính và hiệu quả tốt trong chữa nhiều triệu chứng xương khớp
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y lành tính và hiệu quả tốt trong chữa nhiều triệu chứng xương khớp

Nguyên nhân gây bệnh theo quan điểm đông y

Để việc điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y được hiệu quả thì trước tiên cần phải nắm rõ nguyên nhân gây nên bệnh. Theo y học cổ truyền, bệnh có thể do những nguyên nhân sau gây nên:

Nguyên nhân ngoại sinh

Các tác nhân bên ngoài nói chung hay chính sự thay đổi thất thường của thời tiết nói riêng là một phần nguyên nhân chính gây thoái hóa xương khớp.

Khi gặp các loại tà khí như phong, hàn, thấp, tà (gió, lạnh, ẩm, thấp), cơ thể dễ bị xâm nhập nếu sức khỏe yếu. Việc này gây tắc nghẽn khí huyết, dẫn đến tình trạng sưng tấy, tê, đau nhức tại các khớp.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối do sự biến đổi bất thường thời tiết dễ bắt gặp ở những người bị nhiễm nước mưa, nhiễm lạnh. Các cơn đau cũng dễ bị tái phát khi thời tiết chuyển mùa.

Nguyên nhân nội sinh

Theo Đông y, thể tạng và cơ địa cũng là một nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp thường gặp. Ở người lớn tuổi hoặc người mắc các bệnh lâu ngày như đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ,… thường bị tạng can, tạng thận hư suy, khí huyết suy giảm. Từ đó, thận bị hư, không chủ được cốt tủy khiến xương – khớp bị đau nhức, gối kêu lạo xạo, đi đứng khó khăn.

Theo Y học cổ truyền, đầu gối là căn cốt của gân. Tạng can hư không dưỡng được gân khiến việc co duỗi cứng hoặc teo yếu. Tình trạng này gây ra các cơn đau tại ổ khớp, gây khó khăn trong vận động. Nếu bệnh chuyển nặng, khớp bệnh có thể biến dạng, gân cơ bị teo.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài 2 tác nhân chính như trên, cũng có nhiều nhân tố khác có thể khiến khớp gối thoái hóa. Những nhân tố như môi trường ẩm thấp, mang vác nặng, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… thường tạo nguy cơ mắc bệnh cao. 

Thoái hóa khớp gối trong Đông y thường khó tìm ra được đâu là nguyên nhân cụ thể. Chúng thường liên kết với nhau, tạo nên các biểu hiện lâm sàng đa dạng khó đoán. Vì thế, để điều trị thoái hóa khớp gối theo y học Đông y cũng phải chú ý vấn đề này để sử dụng các bài thuốc sao cho hiệu quả.

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối

Bên cạnh việc nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh, nhận biết được các triệu chứng của thoái hóa khớp gối cũng là điều cần thiết để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn mà ở mỗi giai đoạn phát triển thoái hóa khớp gối sẽ có các triệu chứng biểu hiện khác nhau:

Thoái hóa khớp gối phải trải qua 4 giai đoạn bệnh
Thoái hóa khớp gối phải trải qua 4 giai đoạn bệnh
  • Giai đoạn 1: Sự thoái hóa mới bắt đầu xảy ra, sụn có thể bị hư hại nhẹ. Giai đoạn này chưa có sự thu hẹp rõ ràng khoảng cách giữa các xương để chỉ ra sụn bị phá hủy. Người bệnh không cảm thấy đau hoặc khó chịu nhiều trong giai đoạn này. Dùng tia X có thể chưa phát hiện được bất thường ở khớp gối trong giai đoạn đầu này.
  • Giai đoạn 2: Các triệu chứng thoái hóa khớp gối bắt đầu trở nên đáng chú ý hơn. Khoảng trống giữa các xương bình thường nhưng các bề mặt xương và các mô tiếp xúc bị cứng lại. Điều này làm cho khớp gối cũng bị cứng, bắt đầu xảy ra sự phát triển của một lớp xương mỏng bên dưới sụn. Người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như đau và cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu. Tuy có một số hư hại nhỏ nhưng các xương chưa cọ xát hoặc va chạm vào nhau nhưng các chất hoạt dịch lúc này vẫn còn nên vẫn giúp giảm ma sát của đầu gối.
  • Giai đoạn 3: Các thiệt hại ở sụn khớp tiến triển. Khoảng cách giữa các xương thu hẹp và sụn có thể đã bị phá hủy. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau đớn và khó chịu kèm theo các triệu chứng sưng, nóng đỏ. Thoái hóa khớp ngày càng nặng hơn, sụn tiếp tục mỏng và vỡ ra. Xương phản ứng trở nên dày hơn, bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ của lớp xương dưới sụn, nguy cơ hình thành gai xương là rất cao. 
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, không gian chung giữa xương bị giảm khiến cho sụn tổn thương sâu hơn. Khớp bị cứng dẫn đến tình trạng viêm liên tục, chất dịch tiết ra ở khớp rất ít. Các xương đã bị va chạm và cọ xát vào nhau gây đau đớn nghiêm trọng khi di chuyển. 

Thoái hóa khớp gối tiến triển theo từng chu kì giai đoạn. Vì vậy, người bệnh nên chú ý đến những triệu chứng gặp phải để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y

Quan điểm của đông y về điều trị thoái hóa khớp gối là phải ngăn chặn các ngoại nhân xâm nhập và chữa lành nội thương. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng và khả năng chống lại sự thoái hóa cho người bệnh.

Thuốc uống Đông y

Trong Y học cổ truyền, nhiều bài thuốc trị thoái hóa khớp gối vẫn đang được lưu truyền và sử dụng rộng rãi bởi tác dụng mạnh của chúng. Sau đây là một số  bài thuốc mà người viêm, thoái hóa khớp gối thường được kê đơn sử dụng:

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang

Độc hoạt ký sinh thang là bài thuốc chữa thoái hóa khớp và phong thấp rất tốt và không có tác dụng phụ. Bài thuốc này phối hợp nhiều dược liệu có đặc tính thông kinh, trừ hàn và hoạt huyết để giải phóng ứ trệ ở vùng khớp gối.

Độc hoạt ký sinh thang là bài thuốc chữa thoái hóa khớp và phong thấp không có tác dụng phụ
Độc hoạt ký sinh thang là bài thuốc chữa thoái hóa khớp và phong thấp không có tác dụng phụ
  • Chuẩn bị: Tế tân, quế chi, cam thảo mỗi vị 4g; tần giao, xuyên khung mỗi loại 8g; bạch thược, phòng phong, phục linh mỗi vị 10g; đỗ trọng, độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, ngưu tất và đương quy mỗi vị 12g.
  • Cách thực hiện: Đem các vị cho vào ấm, đun sôi lên với nước sạch. Khi thấy nước sôi khoảng 20 – 30 phút, chắt nước ra ly để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang. Thực hiện đều đặn bài thuốc sẽ giúp khớp gối lại lại đề kháng tốt.

Bài thuốc PT5

Trong điều trị thoái hóa khớp bằng đông y, PT5 là bài thuốc chữa những bệnh về xương khớp do phong hàn gây ra. Bài thuốc tận dụng các thảo dược có tính ấm để trừ hàn, đồng thời thêm các dược liệu nhằm bồi bổ sức khỏe và thông kinh hoạt lạc.

  • Chuẩn bị: 8g quế chi; thiên niên kiện và lá lốt mỗi vị 10g; hà thủ ô, trinh nữ, sinh địa mỗi vị 12g; và thổ phục linh, cỏ xước mỗi vị 16g. 
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc kỹ lên với nước để uống. Thực hiện thường xuyên, liên tục để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bài thuốc từ dược liệu tục đoạn

Nói về cách chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y, bài thuốc từ dược liệu tục đoạn phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức khớp gối nhiều về đêm đi kèm với triệu chứng chân tay lạnh.

  • Chuẩn bị: cây bao kim, quế chi 10g; đương quy, chích cam thảo, cửu tiết xương bồ mỗi vị 12g; hà thủ ô, nam tục đoạn, huyết đằng mỗi loại 16g; rễ cây xấu hổ, thổ phục linh mỗi loại 20g và đậu đen 24g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 lít nước đến khi còn lại khoảng 1/3, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Châm cứu – cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y tốt nhất

Với bệnh thoái hóa khớp, người bệnh có thể áp dụng 3 cách châm cứu đó là nhu châm, thuỷ châm và điện châm.

Châm cứu chữa thoái hóa khớp sẽ có tác dụng trực tiếp đến các huyệt từ đó gia tăng lưu thông máu đến khớp bị thoái hoá, giúp khớp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, viêm sưng. Từ đó giúp  khôi phục lớp sụn khớp bị tổn thương một cách hiệu quả.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng châm cứu đông y, người bệnh sẽ được hướng dẫn tư thế ngồi hoặc nằm phù hợp. Sau đó thầy thuốc sẽ xác định các huyệt cần châm cứu và khử trùng kim. Rồi tiến hành châm tác động vào các huyệt ở mức độ nhất định với các loại kim có độ dài ngắn khác nhau tùy từng loại huyệt, mức độ bệnh.

Tùy vào mức độ bệnh mà liệu trình điều trị có thể kéo dài nhiều ngày (thông thường là châm cứu liên tục từ 10 – 15 ngày). Người bệnh có khớp gối bị thoái hóa hoàn toàn có thể vừa châm cứu vừa dùng thuốc đông y để tăng hiệu quả.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y châm cứu thường có tác dụng thuyên giảm tại chỗ
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y châm cứu thường có tác dụng thuyên giảm tại chỗ

Xoa bóp, bấm huyệt trị thoái hóa khớp gối

Xoa bóp, bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp Đông y trị thoái hóa khớp rất tốt. Thay bằng việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ dùng bàn tay, ngón tay để tác động đến da, dây thần kinh và các huyệt. Qua đó khí huyết được lưu thông, các triệu chứng đau nhức, tê cứng khớp gối cũng thuyên giảm.

Các thủ thuật trong bấm huyệt xoa bóp gồm xoa, ấn, day, véo… Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành day ấn với lực tương ứng. Vì vậy để điều trị thoái hóa khớp bằng bấm huyệt đạt hiệu quả, người bệnh nhất định phải đến cơ sở uy tín để thực hiện.

Các huyệt chính được tác động trong chữa thoái hóa khớp gối gồm: Huyệt Độc tỵ, Huyết hải, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Ủy trung, Thừa sơn,…

Lưu ý khi sử dụng các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y

Các bài thuốc đông y thường được nhiều người bệnh tin dùng vì không chỉ mang lại hiệu quả tốt mà còn lành tính, ít tác dụng phụ. Ngoài ra, các dược liệu thuốc tự nhiên còn giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng cho người bệnh. Nhờ vậy bệnh tình có thể tiến triển tốt và hạn chế tái phát. 

Tuy nhiên, để chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng đông y đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Thuốc đông y cần thời gian dài để thẩm thấu và phát huy tác dụng vì vậy người bệnh cần phải luôn kiên trì thực hiện, sử dụng thuốc đều đặn thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. 
  • Song song với việc sử dụng các bài thuốc, người bệnh cần phối hợp điều trị với các phương pháp đông y không dùng thuốc như châm cứu, thủy châm, nhiệt trị liệu,… để việc chữa bệnh được toàn diện, triệt để.
  • Cần có một chế độ ăn phù hợp với đầy đủ chất cần thiết cho cơ xương khớp. Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp gối: thực phẩm giàu acid béo omega – 3 như cá, dầu oliu, rau củ tươi, các loại sườn bò, sườn bê, trái cây giàu vitamin C,…
  • Tránh sử dụng đồ có cồn như rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cafe,…. Đồng thời, người bệnh  cần tránh ăn những đồ cay, mặn, nhiều chất bảo quản, thực phẩm nhiều dầu mỡ…
  • Giữ cân nặng cơ thể ở mức ổn định, không để tăng cân, gây thêm sức ép lên đầu gối. 
  • Chế độ sinh hoạt cũng đóng góp rất lớn trong kế hoạch điều trị thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn điều độ, ngủ đủ giấc mỗi đêm. Tập thói quen tập thể dục thường xuyên, hợp lý.

Như vậy có nhiều cách để điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y. Người bị thoái hóa khớp gối cần áp dụng đúng phương pháp phù hợp với từng giai đoạn bệnh của mình. Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng thuốc song song với việc thay đổi chế độ sinh hoạt để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?