Hướng dẫn bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là phương pháp đã xuất hiện từ lâu và được nhiều người lựa chọn điều trị. Liệu pháp điều trị cho thấy tính an toàn và hiệu quả, giúp giảm đau nhanh và hạn chế việc sử dụng thuốc Tây y. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết việc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng cách bấm huyệt.

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối hay còn gọi là bệnh đau khớp gối, xuất hiện khá phổ biến ở độ tuổi trung niên. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phần khớp gối bị tê nhức, khó cử động và đau nhức khi di chuyển. Khi ngồi hoặc đứng quá lâu, mức độ đau nhức sẽ tăng lên.

Bệnh này ban đầu có thể chỉ phát sinh ở một khớp xương nhất định sau đó lan nhanh sang các vị trí khác. Nếu như không được can thiệp và điều trị sớm, có thể gây ra những tổn thương nặng tại khớp gối. Các biến chứng của bệnh làm biến dạng khớp gối và suy giảm khả năng vận động.

Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến ở tuổi trung niên
Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến ở tuổi trung niên

Bấm huyệt là phương pháp được áp dụng trong việc điều trị các căn bệnh xương khớp từ lâu. Đây là phương pháp có nguồn gốc xuất phát từ Đông y. Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối có thể hiểu là phương pháp sử dụng lực của các ngón tay và bàn tay tác động lên điểm huyệt trên phần da hoặc gân của cơ thể.

Việc tác động này sẽ kích thích lưu thông khí huyết giúp những tổn thương tại khớp gối mau lành hơn. Việc tác động đến các huyệt cũng là cách để giảm đau nhức tại các vị trí bị tổn thương.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y, trong đó có bấm huyệt. Đây là phương pháp không dùng thuốc, có thể thực hiện ngay tại nhà, dễ thực hiện và giúp người bệnh tiết kiệm chi phi. Việc sử dụng bấm huyệt chữa đau khớp gối cũng giúp người bệnh hạn chế lạm dụng thuốc Tây trong thời gian kéo dài.

Tác dụng của phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối

Theo Đông y, bấm huyệt là phương pháp trị bệnh hiệu quả và an toàn. Bên cạnh hiệu quả trong điều trị, phương pháp còn giúp tinh thần người bệnh thư giãn và thoải mái hơn. Người bệnh có thể kết hợp bấm huyệt với sử dụng thuốc để có kết quả tốt nhất. Dưới đây là tổng hợp những tác dụng của phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối.

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, giãn cơ
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối giúp lưu thông khí huyết, giảm đau, giãn cơ
  • Tác dụng lưu thông khí huyết. Phương pháp bấm huyệt sẽ kích thích mạch máu. Nhờ đó giúp lưu thông khí huyết tới vị trí khớp gối, giúp làm giảm đau. Hiện tượng viêm và phù nề cũng sẽ được cải thiện.
  • Tác dụng giãn cơ. Tình trạng căng cơ có thể khiến cơn đau tại khớp gối nhiều hơn. Bấm huyệt sẽ giúp giãn cơ, tránh tình trạng căng cứng dẫn đến đau nhức khớp.
  • Bấm huyệt tác động giúp nâng cao chức năng hoạt động của thần kinh, tăng quá trình dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tác dụng thông kinh, điều hòa chức năng của tạng phủ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh, giúp quá trình hồi phục căn bệnh nhanh chóng hơn.

Ngoài ra để giảm tình trạng đau nhức tại khớp gối, người bệnh có thể kết hợp bấm huyệt với chườm đắp. Kỹ thuật bấm huyệt là phương pháp có thể áp dụng trong thời gian dài và thực hiện ngay tại nhà. Ngay cả khi áp dụng trong thời gian dài, phương pháp cũng không gây tổn thương tới gan, phổi hoặc các cơ quan trong cơ thể.

Do vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này để kiểm soát cơn đau một cách tốt nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất thì người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của thầy thuốc hoặc bác sĩ Đông y.

[pr_middle_post]

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối

Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối đã được biết đến từ lâu. Bằng kỹ thuật day ấn huyệt đạo, liệu pháp này cho thấy hiệu quả giảm đau tốt.

Phương pháp tác động trực tiếp vào các huyệt liên quan tới khớp gối
Phương pháp tác động trực tiếp vào các huyệt liên quan tới khớp gối

Để chữa thoái hóa khớp gối bạn nên thực hiện với các huyệt đạo sau.

Âm lăng tuyền

Đây là huyệt vị ở chỗ lõm phần mặt trong của đầu gối. Vị trí này cũng được tạo thành từ vị trí cao nhất của cơ cẳng chân trước và phía bờ trong của đầu trên xương chày. Vị trí huyệt đạo có tác dụng điều hoá thấp trệ, chỉ thống, điều hòa bàng quang.

Thực hiện: Dùng ngón tay cái, day huyệt ở 2 bên chân, từ 1 – 2 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Huyệt huyết hải

Huyệt huyết hải có vị trí ở góc trong của xương bánh chè. Vị trí này được tạo bởi cơ rộng trong và cơ may. Khi thực hiện ấn huyệt bạn sẽ thấy cảm giác hơi đau. Tác dụng của huyệt là giảm đau tức thì. Đối với việc châm cứu huyệt huyết hải, tác dụng sẽ làm giảm rong kinh, dị ứng hay mẩn ngứa.

Thực hiện: Sử dụng ngón tay cái ấn vào Huyệt huyết hải. Bốn ngón tay còn lại bám vào đầu gối và day ấn từ 1 đến 2 phút liên tục. Thực hiện đến khi có cảm giác hơi ê tức thì dừng.

Huyệt Thừa sơn

Huyệt đạo nằm ở phía sau cẳng chân. Huyệt này có tác dụng điều khí, lương huyết. Xác định vị trí của huyệt bằng cách là nối huyệt Ủy trung với gót chân. 

Thực hiện: Dùng tay bấm huyệt trong thời gian từ 1 – 2 phút. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp giảm các cơn đau tại khớp gối. Ngoài ra đây cũng là vị trí có thể giảm đau dây thần kinh tọa, đau gót chân hay liệt chi dưới.

Huyệt Túc tam lý

Vị trí huyệt nằm ở mặt ngoài của chân, phía dưới mắt gối. Huyệt có tác dụng thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, khu phong hóa thấp, phù chính bồi nguyên. 

Thực hiện: Dùng ngón tay cái bấm huyệt trong khoảng thời gian từ 1 – 2 phút. Thực hiện phương pháp này giúp giảm các cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra.

Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối nên được thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày. Người bệnh cũng có thể kết hợp chườm muối nóng hoặc chườm ngải cứu vào vị trí khớp gối thoái hóa. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giảm cơn đau nhanh chóng.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối

Bấm huyệt là phương pháp điều trị rất an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu kết hợp bấm huyệt với dùng thuốc thoái hóa khớp hiệu quả đạt được sẽ nhanh chóng hơn. Bấm huyệt cũng là phương pháp có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phương pháp, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Không thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối với đối tượng là phụ nữ có thai
Không thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối với đối tượng là phụ nữ có thai
  • Không thực hiện bấm huyệt với đối tượng đau khớp gối do viêm và có vết thương hở.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện phương pháp. Nguyên nhân là bởi có một số vị trí nếu thực hiện bấm huyệt sẽ gây co bóp tử cung, rất nguy hiểm cho thai phụ và đứa trẻ.
  • Nên vệ sinh bàn tay và các móng tay trước khi thực hiện bấm huyệt.
  • Phương pháp này an toàn tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ chậm hơn so với việc sử dụng thuốc tây. Vì thế quá trình điều trị người bệnh phải kiên trì mới đạt được hiệu quả. Nên thực hiện việc bấm huyệt đều đặn ngày 2 lần.
  • Trong quá trình điều trị nên kết hợp với việc xoa bóp nhẹ nhàng, chườm lạnh hoặc chườm nóng. Người bệnh nên di chuyển nhẹ nhàng để tăng hiệu quả điều trị.
  • Nếu sau một thời gian bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối nhưng các cơn đau không thuyên giảm thì nên tới bệnh viện để được thăm khám.
  • Bệnh nhân nên hạn chế lao động nặng, khuân vác, chơi thể thao với cường độ cao trong quá trình điều trị bệnh. 

Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là phương pháp an toàn giúp giảm đau gây ra do bệnh . Tuy nhiên đây là phương pháp chỉ có tác dụng với những cơn đau nhẹ, mới khởi phát ở giai đoạn đầu. Người mắc bệnh ở giai đoạn nặng nên tới cơ sở y tế để được khám và điều trị triệt để.

4.7/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?