Thoái Hoá Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thoái hoá khớp cổ chân là bệnh lý xương khớp rất hay gặp, và được biết đến là một trong những bệnh lý thoái hoá xương khớp nguy hiểm hàng đầu. Thoái hoá khớp cổ chân là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nhất thắc mắc này.

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hoá khớp chân nói chung và khớp cổ chân nói riêng thường xuất hiện nhiều ở những người có độ tuổi trên 40. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ độ tuổi 20 cũng đang gia tăng đáng kể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng thoái hoá khớp cổ chân, có thể do vấn đề sinh hoạt hay do một số bệnh lý của cơ thể. Bệnh nhân cần xác định chính xác nguyên nhân thì mới có thể có phương hướng điều trị phù hợp nhất. Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn CTCP Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) chia sẻ:

Thừa cân, béo phì

Việc mất kiểm soát về trọng lượng cơ thể khiến cho các khớp xương phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi di chuyển hay vận động, đặc biệt là khớp cổ chân. Lâu dần, các khớp sẽ bị quá tải, suy yếu và dễ bị các tác động ngoại lực bên ngoài làm tổn thương hơn.

Tuổi tác

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi.

Khi tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh chóng. Lúc này quá trình tổng hợp sụn khớp cũng như phần xương dưới sụn ở cổ chân dần bị mất cân bằng khiến quá trình thoái hoá diễn ra nhanh hơn.

Tính chất công việc

Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc phải di chuyển sẽ có nguy cơ cao hơn. Lý do là vì lúc này lớp sụn dễ bị mòn và rất khó phục hồi nếu tình trạng này còn tiếp tục diễn ra.

Những trường hợp thường gặp là vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi điền kinh hay bóng đá. Người làm các công việc tay chân, bốc vác nặng, tỷ lệ mắc bệnh cũng gấp 2 lần người bình thường, thậm chí bị thoái hoá rất sớm, trước tuổi 40.

Dinh dưỡng kém

Đây cũng là một nguyên nhân hay gặp của thoái hoá khớp mắt cá chân. Khi các vi khoáng chất thiết yếu không được cung cấp đầy đủ, đặc biệt là canxi và vitamin D, các khớp cổ chân không được nuôi dưỡng và phục hồi sẽ rất dễ gây ra thoái hoá.

Chấn thương

Những trường hợp từng gặp chấn thương do vận động mạnh, lao động quá sức gây ra trật khớp, bong gân, giãn dây chằng nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ bị bệnh sớm hơn bình thường.

Lý do là vì chức năng sụn đã bị tổn thương và không thể phục hồi nên khả năng bảo vệ khớp thường bị ảnh hưởng.

Mắc bệnh lý về xương khớp

Nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp nếu không được kiểm soát và điều trị dứt điểm đều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, điển hình là thoái hoá khớp cổ chân.

Viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, tiểu đường, cao huyết áp,… đều là những bệnh lý khiến cho sụn khớp bị bào mòn, tổn thương ngày càng nghiêm trọng nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến thoái hoá xương khớp.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng thường gặp nhất là do tuổi tác cao
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng thường gặp nhất là do tuổi tác cao

Biểu hiện thoái hoá khớp cổ chân

Khớp cổ chân là khớp quan trọng trách nhiệm gánh vác toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi bắt đầu có dấu hiệu thoái hoá, các triệu chứng thường không quá rõ ràng, hay gây nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác.

Chính vì vậy, bệnh nhân thường chỉ phát hiện ra bệnh một cách thụ động khi đi kiểm tra các chức năng liên quan. Khi được chẩn đoán chính xác thì bệnh đã bắt đầu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Ở giai đoạn đầu, các cơn đau của bệnh thường chỉ thoáng qua khi vận động mạnh cổ chân, chỉ cần nghỉ ngơi thì sẽ nhanh chóng biến mất. Càng về sau, các dấu hiệu càng xuất hiện rõ ràng rất dễ nhận biết:

  • Đau khi vận động: Khớp cổ chân đau dữ dội ngay cả khi vận động nhẹ nhàng. Lâu dần, các cơn đau càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, thậm chí cả khi nghỉ ngơi.
  • Sưng tấy: Cổ chân bị sưng tấy và nóng đỏ nếu chạm vào. Triệu chứng này có thể lan sang vùng mắt cá chân và dưới bàn chân.
  • Phát ra tiếng kêu lạo xạo: Khi vận động khớp, bệnh nhân có thể nghe thấy cổ chân phát ra các tiếng kêu lắc rắc, lạo xạo rõ ràng.
  • Cứng khớp vào buổi sáng: Đây là triệu chứng gặp ở đa số các bệnh nhân thoái hoá khớp cổ chân vào buổi sáng khi mới thức dậy. Tình trạng cứng khớp có thể kéo dài đến cả nửa tiếng sau đó.
  • Một số triệu chứng khác đi kèm: sốt cao, mệt mỏi, uể oải không còn muốn vận động.

Bệnh nếu không điều trị kịp thời thì chức năng vận động của khớp cổ chân sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển và thậm chí có thể cần sự hỗ trợ của xe lăn.

Thoái hoá khớp cổ chân có thể gây biến chứng gì?

Thoái hoá khớp cổ chân gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như:

  • Biến dạng ổ khớp: Thoái hoá khớp không được kiểm soát kịp thời chắc chắn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm là biến dạng khớp. Sự hình thành của các gai xương trong khớp làm tăng ma sát khớp xương khiến bệnh nhân rất đau đớn.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh đau đớn kéo dài dẫn đến hạn chế vận động khớp. Lâu dần, các khớp cổ chân cứng và co lại, không còn linh hoạt khi vận động. Cùng với đó là tình trạng teo cơ làm các cơ liên quan yếu đi nhanh chóng. Từ đó mà cổ chân, bàn chân xuất hiện các hội chứng chèn ép dây thần kinh và tủy sống dễ gây bại liệt, tàn phế.
  • Dẫn đến các bệnh lý khác: Biến chứng hay gặp nhất là ung thư xương và các bệnh nhiễm khuẩn hệ thống xương khớp. Đây là những bệnh lý nghiêm trọng, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Thoái hoá khớp cổ chân cần được kiểm soát kịp thời và đúng cách
Thoái hoá khớp cổ chân cần được kiểm soát kịp thời và đúng cách

Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp cổ chân

Trước khi có một phương pháp điều trị cụ thể, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số kiểm tra như để chụp X quang, chụp nội soi MRI để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Qua mức độ tổn thương của phần sụn khớp mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Việc điều trị thường được kết hợp giữa dùng thuốc Tây Y, vật lý trị liệu với việc thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị theo Đông y và tập một số bài tập để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Điều trị bằng Tây y

Tây y chữa trị thoái hoá khớp cổ chân với mục đích là làm giảm triệu chứng và ức chế sự tiến triển của bệnh.

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm là giải pháp đầu tiên cho người bệnh thoái hoá khớp cổ chân. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh như:

Các loại thuốc tác dụng tại chỗ dạng bôi, xịt, miếng dán để giúp giảm sưng đau tức thời.

  • Thuốc giảm đau: paracetamol sẽ giúp điều trị triệu chứng đau nhức nhanh chóng .
  • Thuốc chống viêm: Diclofenac, Meloxicam, Coxib,… được sử dụng với công dụng giảm sưng tấy, chống viêm.
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,… để hạn chế tình trạng cứng cơ và giảm đau hiệu quả.
  • Tiêm Hyaluronic acid vào ổ khớp sụn hay sử dụng thực phẩm chức năng chứa các hoạt chất nuôi dưỡng xương khớp: Chondroitin, Peptan, Glucosamine,…

[pr_middle_post]

Các loại thuốc chỉ nên được sử dụng trong một thời gian nhất định, vì dùng liên tục sẽ đưa đến những tác dụng phụ có hại
Các loại thuốc chỉ nên được sử dụng trong một thời gian nhất định, vì dùng liên tục sẽ đưa đến những tác dụng phụ có hại

Can thiệp ngoại khoa

Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang đến hiệu quả điều trị như mong muốn thì, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thoái hoá khớp. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và xâm lấn mà phương pháp thích hợp sẽ được chỉ định.

  • Tái tạo lại bề mặt sụn khớp.
  • Phương pháp thay thế khớp cổ chân bán phần.
  • Phương pháp thay thế khớp cổ chân toàn phần.
  • Phương pháp lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp.

Ưu điểm của phẫu thuật chính là cho hiệu quả giảm đau nhanh và cực kỳ nhanh chóng. Bệnh nhân có khả năng hồi phục cao, nguy cơ tái phát thấp. Tuy nhiên các phương pháp này lại tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm đối với người bệnh như tác dụng phụ do thuốc hỗ trợ, biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Đồng thời chi phí thực hiện cũng khá cao nên người bệnh chú ý cân nhắc trước khi thực hiện.

Bài tập cho người thoái hoá khớp cổ chân

Để giúp hồi phục khớp cổ chân, ngoài việc điều trị theo phác đồ của thầy thuốc thì người bệnh cần kết hợp một số bài tập để thúc đẩy quá trình điều trị.

Động tác kéo giãn cổ chân

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, các chuyên viên hỗ trợ một tay nâng gót chân, một tay giữ bàn chân.
  • Bước 2: Từ từ kéo hai tay về phía dưới cùng một lúc để kéo dãn cổ chân nhiều nhất.
  • Lặp lại quy trình 2 bước trên mỗi ngày mỗi bên 5 lần.

Động tác quay cổ chân

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, chuyên viên trị liệu ngồi phía dưới để một tay giữ gót chân, một tay phần đầu bàn chân của người bệnh.
  • Bước 2: Sau đó quay cổ chân bệnh nhân 3 lần, đẩy mạnh bàn chân vào ống chân rồi duỗi thẳng.
  • Lặp lại quy trình 2 bước trên mỗi ngày mỗi bên 10 lần.

Động tác lắc chân

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, chuyên viên trị liệu sẽ hỗ trợ để đỡ gót chân lên, đặt ngón tay cái ở mắt cá chân.
  • Bước 2: Chuyên viên sẽ đẩy gót chân vào phần ống chân, sau đó kéo thẳng ra.
  • Kéo đẩy liên tục như 2 bước như trên khoảng 10 phút mỗi ngày.

Bài tập với dây

  • Bước 1: Bệnh nhân chuẩn bị một cái dây vải có chiều dài gấp khoảng 2,5 lần chiều dài của chân.
  • Bước 2: Bệnh nhân ngồi trên sàn, 1 chân duỗi thẳng, chân còn lại gập lên.
  • Bước 3: Vòng dây vải qua bàn chân và giữ hai đầu dây, rồi kéo cho đến khi bắt đầu cảm thấy căng cơ. Sau đó dùng đầu bàn chân từ từ đẩy dây căng về phía trước hết cỡ.
  • Kéo đẩy liên tục như 3 bước như trên khoảng 30 giây mỗi bên, ngày 10 lần.
Các bài tập vật lý trị liệu nên được thực hiện đều đặn đúng cách
Các bài tập vật lý trị liệu nên được thực hiện đều đặn đúng cách

Phương án phòng ngừa thoái hoá khớp cổ chân

Thoái hoá khớp cổ chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người bệnh. Do vậy, dự phòng bệnh ngay từ sớm là biện pháp tốt nhất, Đặc biệt là khi đã bước vào tuổi 40.

Một số biện pháp hiệu quả giúp dự phòng cũng như hỗ trợ điều trị ở những đối tượng đã mắc bệnh bao gồm:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi, vitamin chính là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
  • Bệnh nhân cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và thư giãn phù hợp hơn, hạn chế vận động mạnh hoặc đi lại nhiều trong quá trình điều trị.
  • Ngâm chân với nước ấm hoặc nước muối loãng sau mỗi ngày làm việc để giúp chân nói chung và cổ chân nói riêng được thư giãn và lưu thông máu tốt hơn.
  • Ưu tiên di chuyển vận động bằng giày bệt, nếu thường xuyên phải đi cao gót thì nên đi massage cổ chân, bàn chân nhiều hơn.
  • Luyện tập các bài thể dục tốt cho xương khớp, phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhất là phần cổ chân.
  • Trường hợp gặp các chấn thương hay bệnh lý liên quan cần phải kiên trì điều trị triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm cho cổ chân.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoái hoá khớp cổ chân đang được sử dụng nhiều hiện nay. Bạn đọc hãy thường xuyên đi khám bệnh định kỳ 6 tháng 1 lần để tầm soát các nguy cơ gây bệnh, có phương hướng điều trị kịp thời và ngăn chặn các biến chứng khác xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.7/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?