Phẫu thuật cắt amidan: Hiểu từ A đến Z để tránh biến chứng nguy hiểm

Phẫu thuật cắt amidan không phải là thủ thuật đơn giản. Mặc dù có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại nhưng người bệnh vẫn có khả năng gặp biến chứng khi phẫu thuật. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình, cách thức và những rủi ro khi cắt amidan trong bài viết dưới đây.

Phẫu thuật cắt amidan trong trường hợp nào?

Có nhiều người bệnh cho rằng amidan không quan trọng và cứ viêm là nên cắt. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Trong tây y, việc cắt amidan được quy định hết sức rõ ràng. Các thủ thuật ngoại khoa cũng là biện pháp cuối cùng được chỉ định khi điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh chỉ cắt amidan trong các trường hợp:

Trường hợp được cắt amidan hốc mủ
Trường hợp được cắt amidan
  • Bệnh nhân bị viêm amidan tái phát trên 5 lần/năm.
  • Viêm amidan gây biến chứng đến các cơ quan khác (tai, mũi, phổi, thanh quản, phế quản..).
  • Amidan phì đại khiến bệnh nhân không thở được hoặc có những cơn ngừng thở.
  • Viêm amidan hốc mủ có sự xuất hiện của liên khuẩn cầu nhóm A gây ra thấp khớp, thấp tim.
  • Bệnh nhân cần ghép tạng phải loại bỏ amidan bị viêm để đảm bảo vô trùng.

Dù vậy, nếu người bệnh nằm trong các trường hợp được quy định nhưng không đảm bảo các điều kiện sức khỏe cũng không được phẫu thuật. Việc cắt amidan chỉ được thực hiện khi người bệnh không mắc các bệnh về máu, tim, huyết áp.

Rủi ro khi cắt amidan

Cắt amidan là một cuộc phẫu thuật thực thụ và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa tính mạng. Sự phát triển của y học hiện đại đã giúp quá trình cắt amidan trở nên dễ dàng và ít biến chứng hơn. Tuy nhiên, biến chứng sốc phản vệ do gây mê cho đến nay vẫn luôn khó kiểm soát và không thể lường trước được. Cắt amidan bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng phải thực hiện gây mê hoặc gây tê. 

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Thuốc gây mê có tác dụng làm mất ý thức, phản xạ và cảm giác của toàn thân tạm thời. Trong khi đó, các chức năng sống như tuần hoàn, hô hấp, chuyển hóa, bài tiết…vẫn được duy trì bình thường. Người bệnh thực hiện phẫu thuật mà không gặp bất kỳ đau đớn nào. Nếu sử dụng liều thuốc thấp thì không thể gây mê người bệnh. Nhưng nếu dùng liều cao thì có thể gây hại cho bệnh nhân”. 

Lý giải thêm về nguyên nhân dẫn đến biến chứng khi gây mê, bác sĩ Lê Phương cho biết: Gây mê có các giai đoạn là tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê (hồi tỉnh) và giai đoạn sau mổ. Mỗi một giai đoạn đều tiềm ẩn nhiều biến chứng:

  • Tiền mê: Suy hô hấp, buồn nôn và nôn, có thể gây tụt huyết áp nếu có giảm thể tích tuần hoàn. 
  • Khởi mê: Co thắt phế quản, nôn, trào ngược hoặc khiến bệnh hạ huyết áp, truỵ tim mạch bởi tác dụng của thuốc khởi mê gây giãn mạch.
  • Duy trì mê: Thiếu oxy máu, tràn khí màng phổi, co thắt phế quản…

Người bị loạn dưỡng cơ, bỏng, tổn thương tủy sống, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh thận, tăng huyết áp…thường có nguy cơ bị sốc phản vệ khi gây mê. Sốc phản vệ gây mê dẫn đến tử vong rất nhanh. Thậm chí các bác sĩ hồi sức cấp cứu còn chưa kịp can thiệp. Sau khi cắt amidan, người bệnh cũng có khả năng gặp các biến chứng:

Chảy máu không cầm được

Đây là một trong các biện chứng phổ biến xảy ra sau phẫu thuật amidan bởi amidan gần với các mạch máu lớn. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc 5 – 7 ngày sau khi cắt, nếu lượng máu ít và khô thì thường không nghiêm trọng. Trong khi phẫu thuật, người bệnh có thể nuốt một ít máu và sẽ chảy ra trong nước bọt hoặc nôn ra sau đó. Nếu máu lúc này có màu nâu giống bã cà phê thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong trường hợp máu màu đỏ tươi, vón cục và liên tục chảy là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý.

Nhiễm trùng tại chỗ

Nhiễm trùng tại chỗ thường xảy ra khi cắt amidan giai đoạn viêm cấp. Nếu nhẹ, người bệnh có thể có biểu hiện: Màn hầu, tấy tố mạnh, các trụ phù nề, buồm hàm xuất hiện các giả mạc màu xanh, sưng hạch cổ.

Rất nhiều trường hợp nhiễm trùng có thể lây lan đến tai giữa và viêm phế quản, thậm chí là nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong. 

Ngất xỉu do gây mê

Hiện tượng này thường gặp nhiều ở trẻ em, có biểu hiện như: Đồng tử giãn, mắt mở to, đỏ ngầu, môi bầm tím, mặt tím tái và có hiện tượng ngưng thở. Ngất xỉu do gây mê xuất hiện trong quá trình phẫu thuật nên đa số có thể  xử lý kịp thời. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do lưỡi tụt sâu xuống cuống họng, kích thích dây thanh quản co thắt và gây nghẹt thở.

Ngoài các biến chứng trên, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng phù nề lưỡi gà, chấn thương các mô họng tại chỗ, tụ máu gây tắc nghẽn đường thở,…

Những biến chứng về chấn thương chủ yếu do tay nghề của bác sĩ kém, ít kinh nghiệm xử lý phẫu thuật. Còn biến chứng nhiễm trùng có thể do người bệnh chăm sóc hậu phẫu không tốt, không tuân thủ những quy định về ăn uống và sinh hoạt.

Cắt amidan bằng phương pháp nào?

Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan mang đến hiệu quả cao. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh để chỉ định cách phẫu thuật phù hợp nhất.

Cắt amidan bằng phương pháp dao điện

Đây là phương pháp phẫu thuật mới, sử dụng dòng điện tần số cao để loại bỏ khối viêm amidan ở cổ họng. Cách làm này dễ thực hiện hơn nhiều phương pháp khác, bác sĩ có thể cầm máu nhanh, tránh tình trạng chảy máu kéo dài và mức chi phí phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên cắt amidan bằng dao điện cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như gây bỏng và để lại sẹo ở vùng niêm mạc.

Trong các phương pháp này, cắt bằng dao Plasma và máy Coblator được nhiều người bệnh lựa chọn nhất. Bởi vết cắt đẹp, thời gian thực hiện phẫu thuật và phục hồi nhanh hơn. Người bệnh sẽ ít phải chịu đau đớn và có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau phẫu thuật. Tuy nhiên, chi phí cắt amidan bằng các phương pháp này cũng đắt nhất.

Cắt amidan bằng dao plasma

Phẫu thuật bằng Coblator

Cắt amidan bằng Coblator cũng là phương pháp phổ biến hiện nay. Phương pháp Coblator  dùng dòng điện từ dung dịch dẫn điện để tạo các phần tử ở dạng plasma. Tiếp đó sử dụng các hạt mang điện đi qua plasma để tăng năng lượng nhằm mục đích phá vỡ và bẻ gãy tổ chức và mô viêm ở vòm họng.

Phương pháp này có ưu điểm là: Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh, có thể cầm máu tốt, mức độ xâm lấn thấp, đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn các tổ chức bị viêm và ít gây biến chứng hơn các cách cắt amidan khác. Tuy nhiên nhược điểm của Coblator là chi phí cao và đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thực hiện.

Phẫu thuật bằng laser 

Cắt amidan bằng laser là phương pháp sử dụng năng lượng của bước sóng ánh sáng để loại bỏ khối amidan trong vòm họng. Ưu điểm của cách làm này là thời gian phẫu thuật nhanh, không gây đau đớn, không làm ảnh hưởng đến vùng mô xung quanh. Ngoài ra khả năng cầm máu của phương pháp laser khá tốt, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: Vết mổ có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến dây thanh quản gây khàn họng,…

Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách và thòng lọng

Phương pháp này thường được áp dụng cho người lớn, được thực hiện bằng cách gây mê hoặc gây tê cho người bệnh, sau đó bác sĩ cặp giữ chặt amidan và rạch mở niêm mạc trụ trước. Tiếp theo amidan được bóc tách ở trụ trước, trụ sau, thành ngoài, cuối cùng là cắt bỏ phần cuống. Kết thúc phẫu thuật, bác sĩ chuyển bệnh nhân vào phòng hậu phẫu để chăm sóc.

Phương pháp này thường được tiến hành trong các trường hợp: Amidan ở thể mãn tính ẩn, viêm amidan mãn tính thể teo cơ, xuất hiện nhiều liên kết xơ quanh hỗ amidan.

Quy trình phẫu thuật cắt amidan

Có rất nhiều phương pháp cắt amidan, tuy nhiên quy trình phẫu thuật được tiến hành tương đương nhau:

Trước khi làm phẫu thuật cắt amidan:

Người bệnh cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tổng quát. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phán đoán tình trạng sức khỏe của người bệnh có đáp ứng đủ yêu cầu phẫu thuật hay không. Quan trọng nhất là các chỉ số về máu, huyết áp, tim mạch để phòng ngừa biến chứng khi gây mê. 

Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo luôn cho người bệnh về việc có đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật hay không. Một vài trường hợp đặc biệt sẽ cần hội chẩn ý kiến của chuyên khoa nhiều lần nên người bệnh phải tiếp tục chờ đợi. Nếu không, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp cắt amidan và đặt lịch phẫu thuật ngay. Người bệnh cũng cần nghỉ ngơi hợp lý và ngừng sử dụng mọi loại thuốc trước khi phẫu thuật. Đặc biệt là những loại thuốc có chứa aspirin, ibuprofen, aspirin và warfarin.

Người bệnh phải thực hiện đầy đủ xét nghiệm trước phẫu thuật
Người bệnh phải thực hiện đầy đủ xét nghiệm trước phẫu thuật

Phẫu thuật cắt amidan:

Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt amidan, người bệnh không được ăn uống để tránh bị trào phổi khi đang tiến hành phẫu thuật. Quá trình cắt amidan chỉ mất khoảng 10 – 30 phút tùy phương pháp. 

  • Bệnh nhân bắt đầu được gây mê hoặc gây tê. 
  • Sau đó bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cố định miệng để thao tác cắt amidan dễ dàng.
  • Khi cắt xong, người bệnh cần nằm lại viện theo dõi và hồi sức gây mê trong khoảng vài giờ. Sau đó có thể trở về nhà tự chăm sóc và điều dưỡng.
  • Trường hợp cắt amidan bằng phương pháp truyền thống sẽ phải nằm viện để theo dõi sức khỏe ít nhất 24 giờ.

Những lưu ý quan trọng sau phẫu thuật cắt amidan

Sau khi cắt amidan, người bệnh cần phải chăm sóc và điều dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc chủ quan, lơ là trong chăm sóc hậu phẫu có thể dẫn đến nhiễm trùng và xuất huyết rất nguy hiểm. Sau phẫu thuật, người bệnh nên:

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì
Sau phẫu thuật nên ăn thức ăn mềm lỏng
  • Uống thuốc chống nhiễm trùng theo quy định.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn.
  • Ăn các thực phẩm mềm, lỏng, ấm để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm khô cứng khiến amidan bị tổn thương.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chua cay, quá nóng hoặc quá lạnh kích thích đến cổ họng.
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá.
  • Không được nói to, chạy nhảy, vận động mạnh gây rách vết mổ.
  • Xuất huyết trong 7 – 10 ngày đầu là hiện tượng bình thường. Nếu máu có thể tự cầm sau ít phút thì người bệnh không cần đến bệnh viện.
  • Sau khoảng 2 tuần, amidan sẽ không còn đau và hết xuất huyết. Nếu hiện tượng này tiếp tục xuất hiện, người bệnh cần đến bệnh viện ngay.
  • Tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi cắt amidan tức là mất đi một “lá chắn bảo vệ” ở hầu họng. Trẻ sẽ dễ bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Cho nên cha mẹ càng phải chăm sóc và bảo vệ họng cho trẻ thận trọng hơn. 

Phẫu thuật cắt amidan là cần thiết trong trường hợp dễ gặp biến chứng đe dọa đến tính mạng. Nhưng với trẻ nhỏ thì cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng hơn về điều này. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp biến chứng khi cắt amidan. Đồng thời amidan cũng có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?