Trẻ bị amidan quá phát nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị an toàn

Trẻ bị amidan quá phát được nhận biết bởi dấu hiệu sưng đỏ, phù nề làm tăng kích thước amidan ở một hoặc 2 bên vòm họng rõ rệt. Tình trạng này khiến trẻ nuốt vướng, khó ăn, lâu ngày dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sút cân, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết giúp cha mẹ phòng ngừa và xử lý đúng cách khi trẻ mắc bệnh.

Viêm amidan quá phát ở trẻ em là gì? Các dạng amidan quá phát thường gặp

Viêm amidan quá phát hay viêm amidan phì đại là một dạng nặng của bệnh viêm amidan, xuất phát từ bệnh viêm amidan mạn tính. Đây là tình trạng viêm nhiễm lâu ngày, làm tăng kích thước amidan hơn bình thường, đồng thời làm hẹp vùng khoang họng gây cản trở chức năng ăn uống và nói chuyện. Tình trạng viêm nhiễm này thường tái phát ít nhất 4 lần trong năm.

Viêm amidan quá phát ở trẻ em thường xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên amidan, gây cản trở nhiều tới hoạt động ăn uống, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Viêm amidan quá phát là một dạng viêm nhiễm nặng, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi
Viêm amidan quá phát là một dạng viêm nhiễm nặng, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi

Viêm amidan quá phát ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ:

  • Viêm amidan quá phát độ 1: Ở cấp độ này, amidan viêm, hình dạng to tròn, cuống gọn, kích thước không tăng quá nhiều. Chiều ngang amidan rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng ¼ so với khoảng cách chân trụ trước.
  • Viêm amidan quá phát ở trẻ độ 2: Amidan bị viêm, sưng, to tròn như cấp độ 1. Tuy nhiên, chiều ngang amidan lớn hơn, chiếm khoảng ⅓ khoảng cách phần giữa chân trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan quá phát độ 3: Hình dáng amidan bị viêm tương tự độ 1 và độ 2. Chiều ngang vùng amidan chiếm khoảng ½ khoảng cách phần giữa chân trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan quá phát độ 4 (hay amidan quá phát thể xơ chìm): Bề mặt amidan bị viêm gồ ghề, xuất hiện những xơ màu trắng chằng chịt. Hai phần mô trụ trước của amidan có màu đỏ sẫm, phần trụ sau dày lên. Thể bệnh này ít xảy ra ở trẻ em.

Trẻ bị amidan quá phát có triệu chứng gì?

Khi trẻ bị amidan quá phát, các triệu chứng bệnh thường rất rõ ràng và dễ nhận biết. Cha mẹ có thể xác định bệnh của trẻ dựa vào một số dấu hiệu amidan quá phát điển hình sau:

  • Amidan sưng to: Amidan sưng phồng, đỏ tấy, tăng kích thước rõ rệt làm hẹp khoang họng của trẻ, làm trẻ khó ăn, ăn chậm và nói khó.
  • Đau rát họng: Viêm amidan khiến niêm mạc cổ họng khô, đau rát, khó chịu như có dị vật bên trong.
  • Hôi miệng: Hơi thở của trẻ có mùi hôi do vi khuẩn, chất tiết và giả mạc tích tụ tại hốc amidan.
  • Thay đổi giọng nói: Kích thước amidan quá to cản trở luồng không khí ra vào, làm thay đổi giọng nói của trẻ, có thể gây bất thường về phát âm và khàn tiếng. 
  • Ho: Trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Các cơn ho thường xuất hiện nhiều hơn về buổi tối và ban đêm.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt từ nhẹ đến cao, ăn kém, biếng ăn, sụt cân, mệt mỏi, khó thở khi nằm, thở khò khè. Một số trẻ còn có dấu hiệu ngủ ngáy, ngủ không yên giấc.
Ho, đau rát họng và sưng đỏ amidan là những triệu chứng dễ gặp ở hầu hết trẻ mắc bệnh
Ho, đau rát họng và sưng đỏ amidan là những triệu chứng dễ gặp ở hầu hết trẻ mắc bệnh

Nguyên nhân gây viêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ

Tương tự như các tình trạng viêm amidan khác, viêm amidan quá phát hay viêm amidan phì đại ở trẻ có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng: Một số chủng virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan phì đại ở trẻ như: Adenovirus, Virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, tụ cầu, virus Herpes simplex…
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa hoặc từ nóng chuyển sang lạnh… khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, làm tăng nguy cơ bị phì đại amidan.
  • Ô nhiễm môi trường: Môi trường sống và vui chơi của trẻ bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Điển hình là không đánh răng, súc miệng hằng ngày, không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoạt vui chơi nơi có nhiều bụi bẩn, tắm rửa không sạch sẽ…
  • Ăn uống không hợp lý: Thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống lạnh… dễ làm tổn thương amidan, gây viêm.
  • Bệnh tật: Trẻ có tiền sử mắc các bệnh viêm đường hô hấp trước đó như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang – mũi và một số bệnh lý liên quan khác. 
  • Sức đề kháng kém: Tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập

Viêm amidan quá phát ở trẻ em có nguy hiểm không?

Về bản chất, viêm amidan quá phát sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ bị amidan quá phát thường dễ dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ do ăn kém, mệt mỏi, ít vận động lâu ngày. Thêm vào đó, nếu tình trạng này càng kéo dài, trẻ càng có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Điển hình là:

  • Áp xe amidan
  • Viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm khớp cấp
  • Viêm màng ngoài tim
  • Ung thư amidan

Ngoài những biến chứng này, trẻ bị amidan quá phát còn có thể gây biến dạng khuôn mặt, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí là tử vong. Do vậy, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em

Tùy thuộc vào mức độ và thể trạng, trẻ bị amidan quá phát có thể được được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phụ huynh có thể tham khảo một số cách chữa viêm amidan quá phát dưới đây:

Chữa viêm amidan quá phát ở trẻ em theo Tây y

Tây y có thể chữa viêm amidan quá phát bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể:

Trẻ bị amidan quá phát uống thuốc gì?

Các thuốc điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ được sử dụng với mục đích kiểm soát và cải thiện triệu chứng. Một số thuốc bác sĩ có thể kê cho trẻ trong trường hợp này gồm:

  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc này có tác dụng giảm hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ ở amidan, từ đó làm giảm kích thước amidan phì đại ở trẻ. Bao gồm: Men chống viêm alphachymotrypsin (Biệt dược Alpha Choay), amitase hoặc thuốc chống viêm Corticoid (Prednisolon, Methylprednisolon, Betamethason…) trong trường hợp nặng hơn.
  • Thuốc giảm đau – hạ sốt: Phổ biến là Paracetamol (liều 10 – 15mg/kg cân nặng). Với trẻ lớn có thể dùng Ibuprofen. Không kết hợp các loại thuốc hạ sốt, giảm đau nhóm NSAID vì có thể làm tăng nguy cơ quá liều.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong các trường hợp viêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ do nhiễm vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn (do bác sĩ chỉ định). Các loại kháng sinh thường dùng gồm: Amoxicillin, Penicillin G, Cephalexin, Erythromycin…
  • Thuốc giảm ho – long đờm: Gồm N – Acetylcystein, Bromhexin, Dextromethorphan… Thuốc giảm ho long đờm chỉ được chỉ định cho trẻ trong các trường hợp ho nhiều gây kiệt sức, đờm đặc khó khạc nhổ ra ngoài. Bởi những thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh, gây ức chế trung tâm hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Thuốc súc họng: Thường dùng nhất là dung dịch NaCl 0,9% để làm sạch đường hô hấp, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số dung dịch sát khuẩn chuyên dụng như Povidon, Betadine, Oropivalone…
Thuốc trị viêm amidan cho trẻ nhỏ cần sử dụng thận trọng, tránh biến chứng nguy hiểm
Thuốc trị viêm amidan cho trẻ nhỏ cần sử dụng thận trọng, tránh biến chứng nguy hiểm

Lưu ý: Cha mẹ nên tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc và các hướng dẫn điều trị của bác sĩ dành cho trẻ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc bên ngoài để tránh gây tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, làm tăng tác dụng phụ trên cơ thể trẻ.

Trẻ bị amidan phì đại có nên cắt?

Điều trị viêm amidan quá phát bằng thủ thuật cắt bỏ không còn xa lạ với các phụ huynh. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích lạm dụng thủ thuật cắt amidan với trẻ nhỏ. Bởi trước 10 tuổi, amidan đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch với nhiệm vụ bảo vệ hầu họng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus. 

Cắt amidan cho trẻ có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp nặng hơn. Bên cạnh đó, thủ thuật cắt amidan ở trẻ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như chảy máu, tử vong…

Cắt amidan ở trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, có thể làm suy giảm miễn dịch
Cắt amidan ở trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, có thể làm suy giảm miễn dịch

Do vậy, trẻ bị amidan phì đại chỉ được chỉ định cắt amidan trong trường hợp điều trị nội khoa không còn hiệu quả, hoặc:

  • Bệnh tái phát 7 – 8 lần/năm, khiến trẻ mệt mỏi, chậm lớn
  • Viêm amidan phì đại kèm theo biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang…

Lưu ý: Thủ thuật cắt amidan ở trẻ nên được thực hiện từ 5 tuổi trở lên và tuân theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Chữa viêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ bằng các bài thuốc dân gian

Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm amidan tại nhà, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, khá an toàn và lành tính với trẻ. Một số bài thuốc dân gian mẹ có thể tham khảo áp dụng ngay tại nhà như:

  • Bài thuốc từ gừng: Sử dụng 1 nhánh gừng, rửa sạch, cạo vỏ, đập dập, thái sợi hoặc thái lát mỏng. Hãm với 1 cốc nước sôi trong 15 – 20 phút. Cho trẻ uống khi còn ẩm để cải thiện tình trạng viêm, phù nề, đồng thời làm dịu cổ họng, giảm ho cho trẻ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể thêm 1 chút mật ong hoặc đường phèn, khuấy đều. Lưu ý, không dùng mật ong cho bé bị amidan phì đại vì có thể gây ngộ độc.
  • Bài thuốc kết hợp chanh và đường phèn: Cho 1 thìa cà phê đường phèn vào cốc nước đã đun sôi. Dùng 1 nửa quả chanh, thái thành từng lát mỏng, cho thêm vào cốc nước đường phèn. Hãm trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 – 3 lần để nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Bài thuốc từ tỏi: Lấy 1 củ tỏi, rửa sạch, đạp dập, bỏ vỏ, trộn với 200ml sữa tươi, đun sôi khoảng 10 phút. Cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần.

Các mẹo dân gian chữa viêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ có ưu điểm khá an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, kích thước amidan bị viêm chưa quá lớn. Hiệu quả của những cách này còn phụ thuộc vào cơ địa từng trẻ. Vậy nên, cha mẹ không áp dụng các phương pháp này để thay thế thuốc chữa bệnh, đặc biệt là trong trường hợp viêm vừa và nặng.

Bé bị amidan phì đại nên kiêng gì? Ăn gì?

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Để xây dựng một chế độ ăn hợp lý, cha mẹ cần lưu ý:

  • Bổ sung các loại ranh xanh, hoa quả tươi giàu vitamin A, C, E… như cam, táo, lê, nho… để tăng sức đề kháng
  • Tăng cường các thực phẩm giàu đạm, kẽm, Omega – 3
Cho trẻ ăn gì, kiêng gì là những vấn đề được cha mẹ rất quan tâm khi con nhỏ bị viêm amidan
Cho trẻ ăn gì, kiêng gì là những vấn đề được cha mẹ rất quan tâm khi con nhỏ bị viêm amidan
  • Kiêng các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt…
  • Không sử dụng các thực phẩm cứng như bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm từ sữa 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nhiều đường
  • Không cho trẻ sử dụng đồ uống lạnh, kem..

Các phòng ngừa viêm amidan phì đại ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bệnh viêm amidan phì đại ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý thực hiện một số việc sau:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng, súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau ăn và trước khi đi ngủ
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, đặc biệt là đến khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần đầu, cổ ngực, lòng bàn chân khi thời tiết chuyển mùa, trở lạnh.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường muối. Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm, đồ uống lạnh, có gas…
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể nước lọc hoặc nước trái cây không thêm đường
  • Hướng dẫn trẻ tập luyện thể thao, rèn luyện cơ thể theo đổi tuổi để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng định kỳ và đầy đủ

Trẻ bị amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe và sự phát triển lâu dài cả về thể chất và trí tuệ. Để phòng ngừa tích cực bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em, cha mẹ cần nắm vững những kiến thức bệnh lý cơ bản, biết cách nhận biết và xử lý thích hợp trong trường hợp trẻ mắc bệnh. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây có thể giúp cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh này.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?