Tác dụng của amidan đối với sức khỏe là gì? Làm sao để phòng viêm nhiễm?

Tác dụng quan trọng của amidan là ngăn chặn các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn…xâm nhập vào hệ hô hấp. Nhưng amidan lại rất dễ viêm nhiễm do có vị trí nằm ngay ngã ba đường thở, là cửa ngõ dẫn đến phổi. Làm thế nào để bảo vệ amidan khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Vị trí của amidan

Amidan là cơ quan nằm tập trung ở phía bên dưới của niêm mạc hầu ở hai bên của thành họng. Từ đó hình thành một vòng bạch huyết Waldayer. Trong đó, amidan khẩu cái chính là phần có kích thước lớn nhất và nằm tại vị trí của hai bên họng, cũng là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất. Khi quan sát bằng mắt thường, các bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhìn được một phần của amidan này.

Cấu tạo của amidan 

Amidan là nơi sản sinh ra tế bào Lympho và một ít tế bào bạch cầu đơn nhân. Chúng là tổ chức miễn dịch rất quan trọng, được coi là “lá chắn” bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Thực tế amidan có đến 4 khối cơ quan thay vì chỉ hai amidan khẩu cái nằm ở ngã ba đường thở như mọi người vẫn biết:

  • 1 Amidan vòm (VA) nằm ở vòm họng hoặc phát triển theo thành sau họng mũi, là hạch bạch huyết lớn nhất của cơ thể. 
  • 2 Amidan vòi nằm ở hai bên trái – phải quanh lỗ vòi tai và ngay dưới vòi Ơ-tát (Eustache).
  • 2 Amidan khẩu cái nằm sau trụ trước (nếp lưỡi – khẩu cái) và trước trụ sau (nếp họng), là thành phần cấu tạo vòng bạch huyết Waldeyer.
  • 1 Amidan lưỡi nằm ở đáy lưỡi, nơi sản sinh ra ít tế bào miễn dịch nhất.
Vị trí của amidan
Vị trí của viêm amidan

Theo thời gian, amidan sẽ thoái triển dần và teo nhỏ lại trước khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trước 3 tuổi là thời điểm chúng phát triển mạnh nhất và đảm nhận vai trò chính trong việc tiêu diệt tác nhân gây hại đi qua đường thở (mũi, miệng).

Tác dụng của amidan đối với sức khỏe

Cùng với thắc mắc amidan nằm ở đâu, nhiều người cũng rất quan tâm tới chức năng của bộ phận này. Có thể nói rằng, amidan chính là cửa ngõ vô cùng quan trọng đối với hệ hô hấp. Đây chính là hệ thống phòng vệ đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của cơ thể mỗi người.

Amidan sẽ có nhiệm vụ sinh miễn dịch có lợi đối với cơ thể bằng cơ chế tạo ra những kháng thể cùng lympho để chống lại những tác nhân gây ra nhiễm khuẩn và bệnh hô hấp. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có khả năng sản sinh ra những kháng thể IgG rất quan trọng và thiết yếu đối với hệ miễn dịch. 

Khi các vi rút, vi khuẩn đi vào cơ thể thông qua con đường hô hấp sẽ bị tiêu diệt, thanh lọc tại amidan trước tiên. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều bệnh lý bởi vi rút, vi khuẩn gây ra.

Tuy có chức năng là tiêu diệt các vi rút, vi khuẩn gây hại nhưng amidan cũng lại có cấu trúc hốc và ngăn rỗng. Vì vậy, đây cũng là nơi trú ngụ rất lý tưởng khi vi rút và vi khuẩn có thể xâm nhập và được. Do đó, khi lượng vi khuẩn tấn công ồ ạt vào amidan sẽ xảy ra tình trạng viêm amidan.

Chuyên gia cảnh báo bệnh lý thường gặp ở amidan 

Mặc dù là một tổ chức miễn dịch nhưng amidan lại dễ bị viêm nhiễm. Lý giải về điều này, bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: 

Amidan có cấu trúc hốc và ngăn rỗng, có thể trở thành điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn trú ẩn và phát triển nếu chúng vượt qua “vòng bảo vệ”. Khi các virus, vi khuẩn xâm nhập ồ ạt và vượt quá mức cho phép, amidan không thể tiêu diệt hết sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động quá mức, bị viêm nhiễm, sưng đỏ”.

Cũng theo bác sĩ Lê Phương, các bệnh lý thường gặp nhất ở amidan bao gồm:

  • Viêm amidan: Dễ thấy nhất ở amidan khẩu cái do chúng nằm ở ngay ngã ba đường thở. Người bị viêm amidan thường thấy đau nhức họng, khó nuốt, có thể xuất hiện những nốt mủ trắng ở amidan. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em đồng thời dễ gây viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận tai – mũi.
  • Áp xe peritonsillar (Quinsy): Khi amidan bị viêm nhiễm nặng và không được chữa trị sẽ tạo thành các khối áp xe peritonsillar. Đó là một tập hợp mủ nằm bên cạnh khối amidan bị viêm gây sưng đau, khó nuốt và có thể dẫn đến tắc nghẽn cổ họng. Thông thường các nốt áp xe chỉ phát triển ở một bên.
  • Ung thư amidan: Các tế bào amidan phát triển bất thường tạo thành khối u. Đây là một tình trạng không phổ biến nhưng đối với những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá thì cần cẩn trọng.
Viêm amidan là bệnh lý phổ biến hiện nay
Viêm amidan là bệnh lý phổ biến hiện nay

Bệnh lý amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính mặc dù nó phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Để không gặp phải những căn bệnh nguy hiểm trên, bạn đọc nên thực hiện các biện pháp chăm sóc amidan như sau:

  • Không nên sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Không nên ăn đồ quá chua cay, nóng rát hoặc quá lạnh gây kích thích cổ họng.
  • Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất…
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn, cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước hàng ngày.
  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt nên đánh răng sau khi ăn hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc họng.
  • Đến phòng khám tai mũi họng kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
Đến phòng khám chuyên khoa ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường
Đến phòng khám chuyên khoa ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu hơn về tác dụng của amidan đối với sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bởi cơ quan này đảm nhiệm vai trò chính trong công cuộc diệt trừ các tác nhân vi sinh gây hại cho hệ hô hấp. Nếu có triệu chứng sưng đau họng, sốt cao đột ngột lên 39 độ C, bạn đọc hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và khám chữa kịp thời.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?