Viêm Amidan Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Bệnh Hiệu Quả

Viêm amidan có lây không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi viêm amidan ngày càng trở nên phổ biến và nguyên nhân gây ra bệnh cũng là do virus, vi khuẩn. Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm amidan có lây không? Bệnh lây qua đường nào?

Viêm amidan không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bởi nguyên nhân dẫn đến bệnh có rất nhiều yếu tố và các vi sinh gây bệnh chỉ là một phần trong đó. Do đó, các bạn không cần phải hoang mang hay lo lắng khi tiếp xúc với những người bị viêm amidan. 

Xét các nguyên nhân dẫn đến viêm amidan cũng cho thấy bệnh hoàn toàn không có khả năng truyền nhiễm. Ngay cả với nguyên nhân do virus, vi khuẩn thì hầu hết đều tự phát triển từ bản thân người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ bã đậu
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là virus và vi khuẩn nhưng không truyền nhiễm
  • Yếu tố về môi trường, thời tiết: Môi trường ô nhiễm và nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Các vi sinh vật gây hại cũng được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trong cổ họng.
  • Nhiễm khuẩn và nhiễm virus: Các loại virus Epstein-barr, Adenovirus, Rhinovirus…và khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí là những chủng gây ra viêm amidan. Chúng có thể lây từ người sang người qua chất dịch ho, hắt hơi. Tuy nhiên, chúng không đủ sức để gây bệnh ở những người có sức đề kháng tốt.
  • Chế độ ăn uống và lối sống: Chế độ ăn uống gây tích tụ nhiệt độc và lối sống không lành mạnh có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh cư trú trong cổ họng phát triển và gây bệnh.
  • Biến chứng từ các bệnh đường hô hấp: Các vi khuẩn từ bệnh viêm xoang, viêm tai giữa có thể lan sang amidan và gây viêm nhiễm.

Trong số các nguyên nhân trên, viêm amidan do virus chiếm phần lớn và chỉ có rất ít trường hợp là do vi khuẩn gây ra. Điều đó cũng lý giải tại sao phác đồ điều trị của tây y thường không mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, thuốc đông y có thể điều trị hiệu quả với cả trường hợp do virus lẫn vi khuẩn gây ra. 

Viêm amidan có di truyền không?

Mặc dù không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng viêm amidan lại có yếu tố di truyền. Đây là vấn đề hiếm người biết được. Viêm amidan tái phát nhiều lần trong một năm đôi khi không phải do biện pháp điều trị không hiệu quả. Trên thực tế, có những trường hợp bị viêm amidan tái phát do sở hữu gen trội. 

Viêm amidan có lây không? Viêm amidan có yếu tố di truyền
Viêm amidan có yếu tố di truyền

Các nhà khoa học thuộc Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã nghiên cứu về những trẻ em bị viêm amidan tái phát do liên cầu khuẩn (Streptococcus pyogenes). Sau đó họ phát hiện ra phần lớn trẻ có ít kháng thể chống lại vi khuẩn đều nằm trong nhóm có người thân từng bị viêm amidan. Các nhà nghiên cứu cũng xác định được các biến thể di truyền cụ thể trong hệ miễn dịch có liên quan đến viêm amidan tái phát.

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu từ Viện Y tế Công cộng Na Uy đã chứng minh được rằng viêm amidan có thể di truyền giữa các thành viên cùng huyết thống. Nghiên cứu này chỉ ra có khoảng 62% trẻ bị mắc viêm amidan là do yếu tố di truyền. Chỉ có 38% trường hợp là do sự tác động của môi trường.

Phòng tránh viêm amidan như thế nào hiệu quả?

Viêm amidan phần lớn là do virus và vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn có một lối sống lành mạnh giúp hệ miễn dịch được tăng cường thì hoàn toàn có thể phòng tránh viêm amidan. Theo đó, bạn đọc cần lưu ý những điều sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối và uống đủ nước hàng ngày
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối và uống đủ nước hàng ngày
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn trong vòm họng. Vậy nên để phòng tránh bệnh viêm amidan, bạn cần đánh răng, súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần. Đồng thời, bạn nên bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện và sớm có biện pháp xử lý nếu bị viêm amidan.
  • Chú ý cân bằng giữa học tập, làm việc với nghỉ ngơi. Bạn nên ngủ đủ giấc, không thức khuya để đảm bảo sức khỏe và chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với môi  trường khói bụi, ô nhiễm: Nếu buộc phải làm việc, tiếp xúc với khói bụi và có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, bạn nên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và che chắn kỹ để tránh tác nhân này gây viêm amidan.
  • Bảo vệ cổ họng: Luôn giữ ấm cổ họng vào mùa đông, khi thời tiết chuyển mùa. Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý súc họng. Không uống nhiều nước đá và ăn nhiều đồ lạnh.
  • Tăng cường sức đề kháng: Thông qua cả chế độ ăn uống và luyện tập. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua rau xanh, trái cây. Ăn nhiều các thực phẩm chứa kẽm và selen…
  • Không ăn các thực phẩm gây hại cho amidan: Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích đến cổ họng như đồ chua cay. Các thực phẩm chứa nhiều arginine hỗ trợ vi sinh phát triển. Đồ ăn tái sống như gỏi, nộm. Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá…
  • Uống đủ nước hàng ngày: Mỗi ngày, người trưởng thành cần uống từ 1,5-2l nước để cơ thể giải độc tốt hơn và cổ họng không bị khô rát.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm amidan có lây không. Đồng thời biết được những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Khi nhận thấy các dấu hiệu bị viêm amidan, bạn đọc cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Không nên ủ bệnh và tự điều trị tại nhà. Bởi viêm amidan cũng là căn bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?